Áo 'chấm dứt các biện pháp khẩn cấp'

T

T$

Guest



150906055452_migrant_austria_624x351_reuters.jpg
Image copyright
Reuters



Image caption

Một di dân tại nhà ga Vienna, Áo, hôm 5/9

Nước Áo cho biết họ đang có kế hoạch ngưng áp dụng các biện pháp đặc biệt, vốn đã cho phép hàng ngàn người di cư đi từ Hungary sang Tây Âu.
Thủ tướng Áo Werner Faymann nói nước này sẽ ‘từng bước’ ngưng các biện pháp khẩn cấp với người tỵ nạn.
Áo đã nới lỏng quy định, giúp hàng ngàn di dân rời Hungary đến Áo và Đức cuối tuần qua.
Đức, nơi hầu hết di dân đang hướng đến, cảnh báo rằng không nên quá trông chờ vào giúp đỡ của họ.
Bộ Nội vụ Đức nói quyết định cho phép người di cư nhập cảnh những ngày gần đây là một ngoại lệ và các nguyên tắc của EU yêu cầu người tỵ nạn làm thủ tục tại nước đầu tiên họ đến vẫn còn hiệu lực.
Trong lúc các thành viên EU vẫn bất đồng sâu sắc, ông Antonio Guterres, Trưởng Cao ủy Tỵ nạn Liên Hiệp Quốc, nói cuộc khủng hoảng ‘có thể kiểm soát được’ nếu các nước thành viên thống nhất một kế hoạch chung.
Ông Faymann đã ra thông cáo sau khi nói chuyện qua điện thoại với Thủ tướng Đức Angela Merkel và Thủ tướng Hungary Viktor Orban hôm Chủ nhật 6/9.
"Chúng tôi luôn nói rằng đây là một tình huống khẩn cấp do vậy chúng ta phải hành động nhanh chóng và nhân đạo", thủ tướng Áo cho biết.
"Chúng ta đã giúp hơn 12.000 người trong tình trạng khẩn cấp. Nay chúng ta phải từng bước chuyển từ tình trạng khẩn cấp trở lại bình thường", ông nói thêm.
Điều này có nghĩa là Áo sẽ tiến hành kiểm tra tại chỗ những người nhập cảnh vào nước này như trước.
Ngày Chủ nhật 6/9, một nhóm nhà hoạt động Đức và Áo đã đến biên giới Hungary để đón di dân và phát thực phẩm cho họ.
Một trong những nhà hoạt động người Áo, Angelika Neuwirth, nói với BBC: "Tôi cho đây là bổn phận của mình. Tôi không thể nhắm mắt làm ngơ nữa".
Cảnh sát Hungary tuyên bố bất cứ ai đưa người vượt biên đều phạm luật về buôn người - tuy nhiên các nhà hoạt động đã không bị dừng lại khi chở di dân.






Image copyright
Reuters



Image caption

Di dân từ Áo lên tàu đến Đức hôm 5/9

[h=2]'Thời điểm ngưng dòng chảy'[/h]Bethany Bell, phóng viên BBC tại Vienna, tường thuật: "Hàng ngàn di dân đã đi qua Áo cuối tuần qua. Nhưng bây giờ chính phủ Áo nói rằng bây giờ là thời điểm để từ từ ngưng dòng chảy di dân và kiểm tra tại chỗ với người nhập cảnh như trước đây.
Quyết định mở cửa biên giới là một biện pháp ngắn hạn với điều thủ tướng Faymann gọi là ‘tình trạng khẩn cấp’ - nhằm giảm bớt áp lực của cuộc khủng hoảng di dân ở Hungary.
Về lâu dài, Áo muốn các nước Liên minh châu Âu chia sẻ gánh nặng người tỵ nạn. Cuộc khủng hoảng di dân đã tạo nên căng thẳng giữa Áo và Hungary.
Trong một cuộc phỏng vấn trên truyền hình Áo, Thủ tướng Hungary Viktor Orban đã kêu gọi Áo đóng cửa biên giới."
Khủng hoảng di dân có bước chuyển đột ngột vào tối thứ Sáu 4/9, khi Hungary tạm ngừng hạn chế quá cảnh, giúp người di cư đến được biên giới Áo.
Hôm thứ Bảy 5/9, có đến 10.000 di dân đi bằng xe buýt, xe lửa và đi bộ tới Vienna. Nhiều người trong số họ tiếp tục đến Munich và các thành phố khác của Đức.
Hàng ngàn người khác đã được phép đi từ Hungary đến Áo và Đức hôm Chủ nhật 6/9.
Những người di cư đã đi về hướng bắc qua các nước vùng Balkan - Hy Lạp, Macedonia và Serbia - trước khi đến biên giới phía nam Hungary.






Image copyright
Reuters



Image caption

Người Đức chào đón di dân

[h=2]Hungary 'thắt chặt kiểm soát biên giới'[/h]Ngày 6/9, 114 di dân người Syria được một tàu cá cứu ngoài khơi đảo Cyprus.
Cùng ngày, chính quyền Hungary mở một trại mới cho di dân tạ̣i làng biên giới phía nam tên là Roszke sau khi qua ngả Serbia.
Cảnh sát đã tập hợp hàng trăm di dân ở đó. Phóng viên BBC James Reynolds có mặt tại hiện trường, nói rằng nhiều di dân hồi hộp trong lúc chờ được xử lý.
Thủ tướng Merkel dự kiến hội đàm với Thủ tướng Serbia Aleksandar Vucic vào thứ Hai 7/9.
Trong khi đó, Hungary đang có kế hoạch thắt chặt kiểm soát biên giới và có thể gửi quân tới biên giới phía nam nếu được Quốc hội chuẩn thuận.
Một hàng rào trên đường biên hai bên dự kiến sẽ hoàn thành trước ngày 15/9.
Đức dự kiến tiếp nhận 800.000 di dân năm nay. Trong số đó, người Syria chiếm đa số, tiếp đến là người Afghanistan và Eritrea.
Dù Đức đã tái khẳng định rằng các quy định của EU về xử lý người xin tỵ nạn vẫn còn hiệu lực, tháng trước họ đã nới lỏng quy định cho phép người di tản từ Syria đăng ký tỵ nạn ở Đức không kể quốc gia đầu tiên họ nhập cảnh khi vào EU.


Theo BBC Vietnamese
 
Back
Top