Áo 'xây hàng rào chặn người di cư'

T

T$

Guest



151029012838_slovenia_640x360_reuters_nocredit.jpg
Image copyright
Reuters



Image caption

Hàng chục ngàn người di cư đã đổ vào Slovenia trong 10 ngày qua

Áo cho biết họ có kế hoạch xây hàng rào quanh cửa khẩu biên giới với Slovenia, nơi người di cư đang đổ vào nước này.
Thủ tướng Áo Werner Faymann nói động thái này sẽ không đóng cửa biên giới, mà là để kiểm soát tốt hơn những người nhập cư.
Quyết định được đưa ra khi Đức cho hay số lượng người xin tỵ nạn bất thành bị trục xuất khỏi nước này có thể sẽ gia tăng.
Trong khi đó, ít nhất ba người di cư đã bị chết đuối và 242 người khác được cứu khi tàu của họ chìm ngoài đảo Lebos của Hy Lạp.
Người phát ngôn lực lượng bảo vệ bờ biển Hy Lạp cho biết: “Chúng tôi hiện chưa có số liệu về người mất tích.”






Image copyright
AP



Image caption

Liên Hiệp Quốc ước tính đã có 700.000 người di cư đến châu Âu bằng tàu trong năm nay

Trước đó, ba chiếc tàu của người di cư bị cho là bị lật ở khu vực giữa Thổ Nhĩ Kỳ và các đảo của Hy Lạp trong bối cảnh thời tiết khu vực xấu đi.
Phóng viên BBC ở Châu Âu Damian Grammaticas nói Áo và Đức, hai quốc gia ở trung tâm của cuộc khủng hoảng tỵ nạn tại Châu Âu, dường như đã bắt đầu cứng rắn hơn.
Có vẻ như hai quốc gia này đang cố kìm chân người tỵ nạn lên đường ra đi và tìm cách ngăn chặn chỉ trích ở trong nước.
[h=2]Mùa đông tới gần[/h]Liên Hiệp Quốc ước tính tới thời điểm này, có khoảng 700.000 người di cư đã đến Châu Âu bằng thuyền, chủ yếu là từ Syria, nước đang có chiến tranh. Mùa đông tới gần không làm dòng người chậm lại.
Động thái mới đây nhất xảy ra sau khi Slovenia dọa xây hàng rào dọc biên giới với Croatia nếu kế hoạch được Liên Hiệp Châu Âu (EU) thông qua hôm Chủ Nhật không được thực hiện. Trước đó Serbia, Romania và Bulgaria đều nói họ cũng có thể sẽ bắt đầu xây hàng rào của riêng mình.








Image caption

Đường di cư đến Đức

Khoảng 85.000 người tỵ nạn đã đổ vào Slovenia trong 10 ngày qua, sau khi Hungary đóng cửa biên giới với Croatia.
Hôm Chủ Nhật, 11 lãnh đạo EU và ba quốc gia ngoài EU đã đồng tình thiết lập các trung tâm tiếp nhận với khoảng 50.000 chỗ ở các quốc gia khu vực Balkan, đồng thời gửi 400 cảnh sát đến hỗ trợ Slovenia trong một tuần. Nhưng vừa rồi các thành viên EU đã chậm chạp khi thực hiện các cam kết hỗ trợ được thông qua.
Ngoại trưởng Slovenia, ông Karl Erjavec nói: “Nếu tình hình trở nên tồi tệ hơn và kế hoạch hành động từ hội nghị thượng đỉnh tại Brussels (Bỉ) không được thực hiện đầy đủ, thì Slovenia đã có một số kịch bản được chuẩn bị sẵn, bao gồm cả kế hoạch xây dựng tường rào có binh lính bảo vệ.”
Hungary đã dựng hàng rào ở khu vực biên giới giáp Serbia và Croatia, nên thêm một hàng rào nữa được dựng lên, về mặt lý thuyết, nghĩa là chặn hoàn toàn con đường di trú.
Sau phiên họp nội các, thủ tướng Áo cho biết một số hàng rào có thể sẽ được lập nên ở cửa khẩu Spielfeld đi qua Slovenia, nơi hàng ngàn người di cư đang đến mỗi ngày.






Image copyright
epa



Image caption

Người tỵ nạn ở Slovenia

Ông nói các hàng rào có thể giúp cải thiện tình trạng an ninh, nhưng không giống với hàng trăm dặm hàng rào thép gai mà Hungary đã dựng lên dọc biên giới của họ.
Ông cũng nói với phóng viên: “Chúng tôi muốn mình có thể kiểm soát người đến, và vì thế cần đến các thiết bị kỹ thuật kiểm tra an ninh nhất định.”
Tuy nhiên, trong một thông cáo chung sau đó, thủ tướng Áo Faymann và Chủ tịch ủy ban Châu Âu ông Jean-Claude Juncker nói “không có chỗ cho hàng rào ở Châu Âu”.
Thông cáo chung cho biết: “Chủ tịch Juncker kêu gọi thủ tướng Áo Faymann cùng làm việc chặt chẽ với Ủy ban Châu Âu và Cao Ủy Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc UNHCR để đảm bảo con số 50.000 chỗ đạt được càng sớm càng tốt, bao gồm cả sự hỗ trợ của Áo. ”






Image copyright
AP



Image caption

Đức cáo buộc Áo đưa người tỵ nạn đến biên giới Đức và bỏ mặc họ trong đêm

Bộ trưởng nội vụ Đức Thomas de Maziere cáo buộc Áo di chuyển người tỵ nạn đến biên giới Đức vào ban đêm, bỏ mặc họ ở đó không thông báo gì.
Ông cảnh báo Đức sẽ bắt đầu trục xuất nhiều người không đủ tiêu chuẩn tìm tỵ nạn, và nói dòng người Afghanistan đang đổ đến Đức là “không thể chấp nhận được”.
Ông Maziere nói Afghanistan đã được quốc tế viện trợ rất nhiều, và người Afghanistan nên ở lại nước của họ.
[h=2]Tắc nghẽn và căng thẳng[/h]Sau việc cứu 242 người ở đảo Lesbos, Cơ quan Tỵ nạn Liên Hiệp Quốc nói hai tàu chở người tỵ nạn đã bị lật gần đảo Samos của Hy Lạp chiều thứ Tư 28/10, trong khi một tàu khác bị đắm khi gần đến đảo Lesbos.
Một số người di cư trên cả ba chiếc tàu đã được cứu. Nhưng khoảng 10 người, bao gồm bốn trẻ em được cho là đã bị mất tích.






Image copyright
Reuters



Image caption

Căng thẳng gia tăng khi một số quốc gia trên đường tìm cách không cho người di cư vào

Thời tiết trong khu vực mấy ngày qua đang xấu đi, với gió lốc và mưa trên vùng biển Aegean.
Một số quốc gia trên đường trung chuyển đang tìm cách giới hạn dòng người đến, gây tắc nghẽn và căng thẳng với các quốc gia láng giềng.
Hầu hết người di cư đều tìm cách đến phía bắc châu Âu, chủ yếu là Đức, nơi được cho là sẽ nhận đón một triệu người trong năm nay.


Theo BBC Vietnamese
 
Back
Top