Gặp nhau trong không khí của tháng 4 lịch sử, câu chuyện giữa*đại tá Phạm Duy Tam và*thiếu tướng Lê Kế Lâm lập tức trở nên rôm rả.*Dù đã 40 năm, những ngày tháng*gian khổ nhưng rất hào hùng của tháng 4/1975 chưa bao giờ phôi phai trong ký ức của hai người lính biển lớn tuổi.
Đại tá Tam nguyên là Phó tham mưu trưởng Quân chủng Hải quân, một trong những thuyền trưởng tàu không số tham gia biên đội “C75” giải phóng quần đảo Trường Sa còn thiếu tướng Lâm*nguyên là Chuẩn đô đốc Hải quân.
Quân giải phóng từ các hướng ồ ạt tiến vào nội đô Sài Gòn. Trưa 30/4/1975 xe tăng húc đổ cổng Dinh Độc Lập, người dân đổ ra đường trong niềm vui thống nhất.
Hành quân thần tốc trên biển
Giữa khí thế tiến nhanh như vũ bão của Cuộc tổng tấn công và nổi dậy mùa Xuân 1975, ngày 9/4/1975, biên đội gồm ba tàu không số của Đoàn 125 Hải Quân, mang hiệu 673, 674, 675 nhận lệnh hành quân cấp tốc từ Hải Phòng vào Đà Nẵng với nhiệm vụ bí mật.
Theo đại tá Tam, biên đội lập tức ngụy trang thành tàu cá lên đường. Trong đó ông Nguyễn Xuân Thơm làm thuyền trường tàu 673, Nguyễn Văn Đức thuyền trưởng tàu 674 và ông Tam thuyền trưởng tàu 675. Hơn một ngày lênh đênh trên biển, khuya 10/4/1975, ba tàu cập cảng Tiên Sa (Đà Nẵng).
Đến nơi, ông Tam và đồng đội mới biết mình được giao nhiệm vụ giải phóng Trường Sa, đang do lực lượng của Việt Nam Cộng hoà chiếm giữ. Chiến dịch trực tiếp do đại tướng Võ Nguyên Giáp chỉ huy, mật danh "C75".
Tức tốc trong đêm 10/4, các nhu yếu phẩm được bốc dỡ lên tàu. 4h sáng 11/4, ba tàu không số thẳng tiến biển Đông, mang trên mình sứ mệnh lịch sử.
“Nhiệm vụ cấp trên giao là phải phân biệt được các đảo mà quân chính quyền cũ đang đồn trú vào đêm tối, tuyệt đối không đánh nhầm vào đảo mà các nước khác đang chiếm giữ. Đảm bảo bí mật, thần tốc khiến địch không kịp trở tay”, đại tá Tam nhấn mạnh.
Theo tin tình báo, đầu tháng 4/1975, quân đội Việt Nam Cộng hoà trấn giữ 6 đảo tại quần đảo Trường Sa gồm Nam Yết, Song Tử Tây, Sơn Ca, Sinh Tồn, An Bang và đảo Trường Sa Lớn - nơi có đường băng dài 500-600 m và gần 200 lính đồn trú. Các đảo đều có bia chủ quyền.
Xung quanh là những đảo do các nước khác chiếm giữ. Hai tàu chiến của làm nhiệm vụ tiếp tế, yểm trợ cho quân đồn trú. Trong khi đó, biên đội quân giải phóng gần 300 chiến sĩ tinh nhuệ, dày dạn trận mạc.
Đây là nhiệm vụ cực kỳ khó khăn bởi phương tiện kỹ thuật, máy móc trang bị trên tàu gần như là con số không. Trang bị duy nhất là một chiếc la bàn từ chỉ hướng đi cùng một số dụng cụ đo đạc, tính toán thiên văn xác định phương hướng giữa biển nước mênh mông.
Hệ thống địa đạo dài hơn 200 km, chống được bom hạng nặng là một kỳ tích của quân dân vùng đất thép Củ Chi. Sau hơn 40 năm, nơi đây trở thành địa danh lịch sử thu hút du khách.
Nhấp ngụm trà, đại tá Tam chỉ tay qua thiếu tướng Lâm, giọng hồ hởi: “May mắn trong thời gian học tại Học viện Hải quân, chúng tôi được thầy Lâm dạy môn tính toán thiên văn trong việc đi biển. Thầy dạy theo cách 'cầm tay chỉ việc', bởi thời đó trang thiết bị dạy học rất thiếu thốn. Nhờ những bài dạy của thầy, nhiều học viên trở thành thuyền trưởng tàu không số ra Bắc vào Nam, chở vũ khí chi viện cho chiến trường".
Theo vị thuyền trưởng, nhờ cách tính thiên văn,*sau 3 đêm hành quân liên tục trong điều kiện sóng to gió lớn, biên đội tàu không số vượt 480 hải lý (gần 900 km) đến quần đảo Trường Sa.
“Dù biết mỗi chuyến đi có thể không trở về, được đồng đội làm lễ đưa tiễn như 'truy điệu sống' nhưng từng người trên đoàn tàu không số đều cảm thấy tự hào vì tin tưởng ngày toàn thắng không xa", ông Tam xúc động.
Chia sẻ thêm về nhiệm vụ bí mật, Chuẩn đô đốc Lâm cho hay, khó khăn của quân giải phóng là đặc công nước chưa từng đánh trong điều kiện biển rộng. “Nhưng không phải là không đánh được. Họ là những đặc công tinh nhuệ, từng đánh nhiều trận sinh tử”, ông Lâm nói.
Những ngày hành quân trên biển, biên đội có lần đối mặt với máy bay, tàu chiến Hạm đội 7 của Mỹ đang đóng quân ở hải phận quốc tế, sẵn sàng chi viện cho chính quyền Sài Gòn trong trường hợp khẩn cấp. Các tàu không số phải đi vòng, cải trang thành tàu cá nước ngoài, khôn khéo né tránh, đảm bảo bí mật.Theo vị đại tá, thời kỳ đó, các đảo ở Trường Sa rất ít cây cối. Đảo Song Tử Tây có ít cây dừa, vài mái nhà tôn đồn trú của quân địch. Chiều cao trên mặt nước biển chỉ 1,5-4,5 m rất khó phát hiện và phân biệt. Càng khó khăn hơn khi lực lượng giải phóng phải đánh trận vào lúc khuya, tận dụng yếu tố bất ngờ.
11h30 ngày 30/4/1975, chiến dịch ngắn nhất trong chiến tranh Việt Nam kết thúc. Sau 21 năm chia cắt, đất nước hoàn toàn thống nhất.
Chiến thắng chớp nhoáng
Nhớ lại lúc chuẩn bị lâm trận, thuyền trưởng tàu 675 cho hay, biên đội đã nghiên cứu kỹ đặc điểm từng đảo, trao đổi cách đánh và chọn tấn công Song Tử Tây trước. Đêm 13 rạng sáng 14/4, tàu 674 và 675 chạy ra án ngữ phía tây bắc, đề phòng đối phương từ phương Bắc xuất hiện cũng như nghi binh với hai tàu chiến của địch đang neo ở đảo Nam Yết.*
Tàu 673 lặng lẽ tiếp cận, dùng xuồng cao su nhỏ chở 40 lính đặc công bí mật đổ bộ lên đảo, vào vị trí chiến đấu.
4h30 ngày 14/4, quân giải phóng bắn phát đạn DKZ làm hiệu lệnh tấn công chiếm đảo đợt 1, toàn đội hình đồng loạt tiến lên. Chỉ sau 30 phút, các chiến sĩ đã làm chủ hoàn toàn Song Tử Tây. Tin thắng trận được báo về sở chỉ huy ở đất liền.
5h, cờ giải phóng được kéo lên ở Song Tử Tây khiến quân địch ở các đảo khác vô cùng bất ngờ nhưng không dám phản kháng. Tàu 673 và 675 neo lại đảo, củng cố lực lượng, tổ chức kế hoạch phòng thủ. Các chiến sĩ đặc công tiến hành trinh sát thu thập thông tin để tấn công đảo Sơn Ca. Vài ngày sau, biên đội được tàu 641 đến chi viện.
Khuya 24 rạng sáng 25/4, tàu 641 chở đặc công nước Đoàn 126 tiếp cận đảo Sơn Ca. 2h30, các chiến sĩ bắt đầu tấn công, quân địch chống trả rồi rút vào công sự cố thủ.
Đại tá Lâm kể: “Quân giải phóng lên tiếng kêu gọi, chúng tôi là quân giải phóng quân đội Nhân dân Việt Nam, đến giải phóng Trường Sa, đề nghị mọi người đầu hàng. Sau lời kêu gọi, 18 lính Việt Nam Cộng hoà buông súng, phất cờ trắng”.
Hai đảo quan* trọng là Song Tử Tây và Sơn Ca bị đánh bại chớp nhoáng khiến lực lượng quân đồn trú của chính quyền Sài Gòn trên đảo Trường Sa, Nam Yết, Sinh Tồn, An Bang hoang mang, kéo nhau lên hai tàu chiến tháo chạy vào bờ.*
Hai tàu 673 và 674 chớp thời cơ, nhanh chóng đổ bộ và kéo cờ của Mặt trận giải phóng miền Nam Việt Nam. Tàu 675 chở bộ binh của quân khu 5 đổ quân tăng cường trấn thủ.
Đến ngày 29/4, biên độ C75 chiếm giữ được 6 đảo nổi ở quần đảo Trường Sa do hải quân Việt Nam Cộng hòa đóng quân trước đó. Lúc này trên đất liền, quân giải phóng liên tục thắng lớn, giải phóng nhiều tỉnh thành, tạo vòng vây áp sát Sài Gòn.
“Trưa 30/4, khi tàu đang ở trên đảo Nam Yết chuẩn bị hành quân đi giải phóng Côn Đảo thì chúng tôi nhận tin Sài Gòn được giải phóng, đất nước hoàn toàn thống nhất. Niềm hạnh phúc tràn ngập tâm trí, mọi người chỉ biết ôm nhau khóc lớn”, vị thuyền trưởng 70 tuổi nhớ lại.
Cũng theo đại tá Tam, ngay sau cuộc tấn công giải phóng đảo, quân lính đối phương được đưa vào đất liền giao cho Ban quân quản. Lúc trên tàu họ rất sợ, nhưng được nói chuyện và được trấn an, họ bình tĩnh hơn.*
"Chiến sĩ ăn uống ra sao thì những người lính của chính quyền Sài Gòn cũng được phần như vậy, không có gì khác biệt.*Không biết họ còn nhớ chúng tôi không. Nếu bây giờ có cuộc hội ngộ, chắc cảm xúc khó diễn tả lắm", vị thuyền trưởng già chia sẻ.
Đánh giá về chiến công của những người lính đoàn tàu không số, thiếu tướng Lê Kế Lâm khẳng định, đây là chiến thắng quan trọng, lịch sử đối với đất nước.*
"Thực tế, chỉ vài sau chúng ta giải phóng được đảo, cắm cờ thì có một số tàu lạ đến dòm ngó. Nhưng thấy bóng dáng Hải quân Việt Nam đã trấn thủ nên họ quay đầu bỏ đi. Nếu chậm trễ chút thôi, Trường Sa hôm nay có lẽ không còn", tướng Lâm nhận định.
"Pháo chụp phát nổ trên không, cách mặt đất 5-7 m. Những mảnh pháo sau khi nổ cắm xuống khiến nhiều đồng đội hy sinh trước mặt tôi", cựu binh Nguyễn Đức Thọ kể.
Một người Mỹ từng tham chiến tại Việt Nam đã cất giấu những bức ảnh ông chụp tại chiến trường trong nhiều thập kỷ.
Khách hàng tự lặn bắt trai dưới biển, lấy ngọc và chế tác trang sức tại chỗ. Giá dịch vụ này là 620.000 đồng cho mỗi lần thực hiện gồm tất cả các công đoạn.
Thấy bé gái bị hãm hại, Vàng Trọng Đạt (SN 1987, ngụ TP Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk) không những không ra tay cứu giúp, mà còn hùa theo nhóm “yêu râu xanh” để thỏa mãn dục vọng.
Đại tá Tam nguyên là Phó tham mưu trưởng Quân chủng Hải quân, một trong những thuyền trưởng tàu không số tham gia biên đội “C75” giải phóng quần đảo Trường Sa còn thiếu tướng Lâm*nguyên là Chuẩn đô đốc Hải quân.
Quân giải phóng từ các hướng ồ ạt tiến vào nội đô Sài Gòn. Trưa 30/4/1975 xe tăng húc đổ cổng Dinh Độc Lập, người dân đổ ra đường trong niềm vui thống nhất.
Hành quân thần tốc trên biển
Giữa khí thế tiến nhanh như vũ bão của Cuộc tổng tấn công và nổi dậy mùa Xuân 1975, ngày 9/4/1975, biên đội gồm ba tàu không số của Đoàn 125 Hải Quân, mang hiệu 673, 674, 675 nhận lệnh hành quân cấp tốc từ Hải Phòng vào Đà Nẵng với nhiệm vụ bí mật.
Theo đại tá Tam, biên đội lập tức ngụy trang thành tàu cá lên đường. Trong đó ông Nguyễn Xuân Thơm làm thuyền trường tàu 673, Nguyễn Văn Đức thuyền trưởng tàu 674 và ông Tam thuyền trưởng tàu 675. Hơn một ngày lênh đênh trên biển, khuya 10/4/1975, ba tàu cập cảng Tiên Sa (Đà Nẵng).
|
Đại tá Phạm Duy Tam - thuyền trưởng Tàu không số 675 trong chiến dịch giải phóng Trường Sa năm 1975. Ảnh: Trường Nguyên. |
Tức tốc trong đêm 10/4, các nhu yếu phẩm được bốc dỡ lên tàu. 4h sáng 11/4, ba tàu không số thẳng tiến biển Đông, mang trên mình sứ mệnh lịch sử.
“Nhiệm vụ cấp trên giao là phải phân biệt được các đảo mà quân chính quyền cũ đang đồn trú vào đêm tối, tuyệt đối không đánh nhầm vào đảo mà các nước khác đang chiếm giữ. Đảm bảo bí mật, thần tốc khiến địch không kịp trở tay”, đại tá Tam nhấn mạnh.
Theo tin tình báo, đầu tháng 4/1975, quân đội Việt Nam Cộng hoà trấn giữ 6 đảo tại quần đảo Trường Sa gồm Nam Yết, Song Tử Tây, Sơn Ca, Sinh Tồn, An Bang và đảo Trường Sa Lớn - nơi có đường băng dài 500-600 m và gần 200 lính đồn trú. Các đảo đều có bia chủ quyền.
Xung quanh là những đảo do các nước khác chiếm giữ. Hai tàu chiến của làm nhiệm vụ tiếp tế, yểm trợ cho quân đồn trú. Trong khi đó, biên đội quân giải phóng gần 300 chiến sĩ tinh nhuệ, dày dạn trận mạc.
Đây là nhiệm vụ cực kỳ khó khăn bởi phương tiện kỹ thuật, máy móc trang bị trên tàu gần như là con số không. Trang bị duy nhất là một chiếc la bàn từ chỉ hướng đi cùng một số dụng cụ đo đạc, tính toán thiên văn xác định phương hướng giữa biển nước mênh mông.
Hệ thống địa đạo dài hơn 200 km, chống được bom hạng nặng là một kỳ tích của quân dân vùng đất thép Củ Chi. Sau hơn 40 năm, nơi đây trở thành địa danh lịch sử thu hút du khách.
Nhấp ngụm trà, đại tá Tam chỉ tay qua thiếu tướng Lâm, giọng hồ hởi: “May mắn trong thời gian học tại Học viện Hải quân, chúng tôi được thầy Lâm dạy môn tính toán thiên văn trong việc đi biển. Thầy dạy theo cách 'cầm tay chỉ việc', bởi thời đó trang thiết bị dạy học rất thiếu thốn. Nhờ những bài dạy của thầy, nhiều học viên trở thành thuyền trưởng tàu không số ra Bắc vào Nam, chở vũ khí chi viện cho chiến trường".
Một trong những con Tàu không số.*Ảnh tư liệu. |
“Dù biết mỗi chuyến đi có thể không trở về, được đồng đội làm lễ đưa tiễn như 'truy điệu sống' nhưng từng người trên đoàn tàu không số đều cảm thấy tự hào vì tin tưởng ngày toàn thắng không xa", ông Tam xúc động.
Chia sẻ thêm về nhiệm vụ bí mật, Chuẩn đô đốc Lâm cho hay, khó khăn của quân giải phóng là đặc công nước chưa từng đánh trong điều kiện biển rộng. “Nhưng không phải là không đánh được. Họ là những đặc công tinh nhuệ, từng đánh nhiều trận sinh tử”, ông Lâm nói.
Những ngày hành quân trên biển, biên đội có lần đối mặt với máy bay, tàu chiến Hạm đội 7 của Mỹ đang đóng quân ở hải phận quốc tế, sẵn sàng chi viện cho chính quyền Sài Gòn trong trường hợp khẩn cấp. Các tàu không số phải đi vòng, cải trang thành tàu cá nước ngoài, khôn khéo né tránh, đảm bảo bí mật.Theo vị đại tá, thời kỳ đó, các đảo ở Trường Sa rất ít cây cối. Đảo Song Tử Tây có ít cây dừa, vài mái nhà tôn đồn trú của quân địch. Chiều cao trên mặt nước biển chỉ 1,5-4,5 m rất khó phát hiện và phân biệt. Càng khó khăn hơn khi lực lượng giải phóng phải đánh trận vào lúc khuya, tận dụng yếu tố bất ngờ.
11h30 ngày 30/4/1975, chiến dịch ngắn nhất trong chiến tranh Việt Nam kết thúc. Sau 21 năm chia cắt, đất nước hoàn toàn thống nhất.
Chiến thắng chớp nhoáng
Nhớ lại lúc chuẩn bị lâm trận, thuyền trưởng tàu 675 cho hay, biên đội đã nghiên cứu kỹ đặc điểm từng đảo, trao đổi cách đánh và chọn tấn công Song Tử Tây trước. Đêm 13 rạng sáng 14/4, tàu 674 và 675 chạy ra án ngữ phía tây bắc, đề phòng đối phương từ phương Bắc xuất hiện cũng như nghi binh với hai tàu chiến của địch đang neo ở đảo Nam Yết.*
Tàu 673 lặng lẽ tiếp cận, dùng xuồng cao su nhỏ chở 40 lính đặc công bí mật đổ bộ lên đảo, vào vị trí chiến đấu.
Chiến sĩ đặc công Đoàn 126 tấn công, giải phóng đảo Song Tử Tây. Ảnh: Tư liệu bảo tàng Lịch sử quân sự. |
5h, cờ giải phóng được kéo lên ở Song Tử Tây khiến quân địch ở các đảo khác vô cùng bất ngờ nhưng không dám phản kháng. Tàu 673 và 675 neo lại đảo, củng cố lực lượng, tổ chức kế hoạch phòng thủ. Các chiến sĩ đặc công tiến hành trinh sát thu thập thông tin để tấn công đảo Sơn Ca. Vài ngày sau, biên đội được tàu 641 đến chi viện.
Khuya 24 rạng sáng 25/4, tàu 641 chở đặc công nước Đoàn 126 tiếp cận đảo Sơn Ca. 2h30, các chiến sĩ bắt đầu tấn công, quân địch chống trả rồi rút vào công sự cố thủ.
Đại tá Lâm kể: “Quân giải phóng lên tiếng kêu gọi, chúng tôi là quân giải phóng quân đội Nhân dân Việt Nam, đến giải phóng Trường Sa, đề nghị mọi người đầu hàng. Sau lời kêu gọi, 18 lính Việt Nam Cộng hoà buông súng, phất cờ trắng”.
Đại tá Tam kể lại những trận đánh trên quần đảo Trường Sa với người thầy của mình, thiếu tướng Lê Kế Lâm. Ảnh: Trường Nguyên. |
Hai tàu 673 và 674 chớp thời cơ, nhanh chóng đổ bộ và kéo cờ của Mặt trận giải phóng miền Nam Việt Nam. Tàu 675 chở bộ binh của quân khu 5 đổ quân tăng cường trấn thủ.
Đến ngày 29/4, biên độ C75 chiếm giữ được 6 đảo nổi ở quần đảo Trường Sa do hải quân Việt Nam Cộng hòa đóng quân trước đó. Lúc này trên đất liền, quân giải phóng liên tục thắng lớn, giải phóng nhiều tỉnh thành, tạo vòng vây áp sát Sài Gòn.
“Trưa 30/4, khi tàu đang ở trên đảo Nam Yết chuẩn bị hành quân đi giải phóng Côn Đảo thì chúng tôi nhận tin Sài Gòn được giải phóng, đất nước hoàn toàn thống nhất. Niềm hạnh phúc tràn ngập tâm trí, mọi người chỉ biết ôm nhau khóc lớn”, vị thuyền trưởng 70 tuổi nhớ lại.
Cũng theo đại tá Tam, ngay sau cuộc tấn công giải phóng đảo, quân lính đối phương được đưa vào đất liền giao cho Ban quân quản. Lúc trên tàu họ rất sợ, nhưng được nói chuyện và được trấn an, họ bình tĩnh hơn.*
"Chiến sĩ ăn uống ra sao thì những người lính của chính quyền Sài Gòn cũng được phần như vậy, không có gì khác biệt.*Không biết họ còn nhớ chúng tôi không. Nếu bây giờ có cuộc hội ngộ, chắc cảm xúc khó diễn tả lắm", vị thuyền trưởng già chia sẻ.
Đánh giá về chiến công của những người lính đoàn tàu không số, thiếu tướng Lê Kế Lâm khẳng định, đây là chiến thắng quan trọng, lịch sử đối với đất nước.*
"Thực tế, chỉ vài sau chúng ta giải phóng được đảo, cắm cờ thì có một số tàu lạ đến dòm ngó. Nhưng thấy bóng dáng Hải quân Việt Nam đã trấn thủ nên họ quay đầu bỏ đi. Nếu chậm trễ chút thôi, Trường Sa hôm nay có lẽ không còn", tướng Lâm nhận định.
"Pháo chụp phát nổ trên không, cách mặt đất 5-7 m. Những mảnh pháo sau khi nổ cắm xuống khiến nhiều đồng đội hy sinh trước mặt tôi", cựu binh Nguyễn Đức Thọ kể.
Một người Mỹ từng tham chiến tại Việt Nam đã cất giấu những bức ảnh ông chụp tại chiến trường trong nhiều thập kỷ.
Khách hàng tự lặn bắt trai dưới biển, lấy ngọc và chế tác trang sức tại chỗ. Giá dịch vụ này là 620.000 đồng cho mỗi lần thực hiện gồm tất cả các công đoạn.
Thấy bé gái bị hãm hại, Vàng Trọng Đạt (SN 1987, ngụ TP Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk) không những không ra tay cứu giúp, mà còn hùa theo nhóm “yêu râu xanh” để thỏa mãn dục vọng.