Ông Tập Cận Bình thăm Anh quốc

T

T$

Guest



151019205523_xi_jinping_640x360_getty.jpg
Image copyright
Getty



Image caption

Chủ tịch Tập Cận Bình và phu nhân đã tới sân bay Heathrow vào tối thứ Hai 19/10

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tới Anh trong chuyến thăm bốn ngày mà Thủ tướng Anh David Cameron gọi là 'kỷ nguyên vàng' trong quan hệ hai nước.
Người phát ngôn cho ông Cameron nói hai vị lãnh đạo sẽ đề cập tới mọi vấn đề song phương.
Trước đó, ông thủ tướng nói với các dân biểu rằng ông sẽ mang chủ đề trợ giá sắt thép của Trung Quốc ra thảo luận với ông Tập.
Các chủ đề khác như nhân quyền và tấn công mạng cũng sẽ được nói tới.
Chuyến thăm của ông Tập Cận Bình diễn ra sau chuyến đi của Bộ trưởng Tài chính Anh George Osborne tới Trung Quốc vào tháng trước. Trong chuyến đi này, ông Osborne tuyên bố chính phủ Anh muốn trở thành "đối tác tốt nhất" của Trung Quốc ở phương Tây.
Ông Osborne cũng cho hay hồi đầu tháng rằng Anh quốc sẽ cho phép các công ty Trung Quốc tham gia xây dựng các nhà máy điện hạt nhân ở Anh, gây thắc mắc trong một số giới.
Ông Cameron nói với truyền hình nhà nước Trung Quốc rằng chuyến thăm của ông Tập "đánh dấu thời khắc vô cùng quan trọng".
Chủ tịch Tập Cận Bình và phu nhân Bành Lệ Viện đã tới sân bay Heathrow, nơi họ được đại diện của Nữ Hoàng chào đón. Ngoại trưởng Anh Philip Hammond cũng có mặt.
Cờ đỏ của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được treo dọc đại lộ The Mall ở trung tâm London, cùng với cờ Anh, chuẩn bị cho lễ đón chính thức tại Horse Guards Parade vào thứ Ba.
Trong chuyến thăm, ông Tập sẽ hội kiến một số thành viên Hoàng gia và nghỉ chân tại Điện Buckingham, thăm các doanh nghiệp và có phát biểu trước Quốc hội Anh tại Westminster.
Các nhóm đấu tranh nhân quyền như Amnesty International được trông đợi sẽ tổ chức biểu tình tại Công viên St James vào hôm thứ Ba 20/10 nhưng cũng sẽ có biểu tình thân Trung Quốc.
[h=2]Quan ngại kinh doanh[/h]





Image copyright
AP



Chuyến thăm bắt đầu trong khi tập đoàn thép Caparo của Anh đang bị thẩm tra tài chính, và các công đoàn cho một trong các nguyên nhân chính là thép nhập khẩu giá rẻ.
Đã có nhiều quan ngại về ảnh hưởng của thép rẻ nhập từ Trung Quốc lên thị trường châu Âu.
Ông Cameron nói trước Hạ viện: "Chúng tôi đang làm tất cả những gì có thể ở châu Âu để giúp ngành thép của chúng ta".
"Đó là lý do tại sao chúng tôi thông qua áp thuế chống phá giá đối với hàng từ Trung Quốc và chúng tôi sẽ nỗ lực nhất để giúp ngành công nghiệp thép ở trong nước."
"Chúng tôi có đề cập vấn đề này với phía Trung Quốc không ư? Tất nhiên rồi, chúng tôi sẽ đề cập tất cả các vấn đề. Đó chính là cốt lõi quan hệ của chúng ta với Trung Quốc."
Người phát ngôn cho ông Cameron cũng nói rằng các chủ đề nhân quyền và đe dọa tấn công mạng cũng sẽ được mang ra thào luận.
Người phát ngôn này nói phát triển quan hệ chặt chẽ "có nghĩa là chúng ta có thể nói chuyện với họ... một cách thẳng thắn và tôn trọng lẫn nhau".
Hôm Chủ nhật 18/10 Đại sứ Trung Quốc tại Anh Lưu Hiểu Minh nói Trung Quốc không ngại gì việc thảo luận về nhân quyền.
Ông Lưu nói ông không cho là lãnh đạo đảng đối lập Jeremy Corbyn sẽ mang các vi phạm nhân quyền ra nói trước đại yến tại Điện Buckingham cho dù phát ngôn nhân của ông Corbyn nói ông sẽ nhân chuyến thăm để đưa vấn đề này ra.
Trong khi đó, Công tước Cambridge đã thu hình một clip về nạn buôn bán ngà voi để chiếu trên truyền hình Trung Quốc.
Hoàng tử William đã thảo luận chủ đề này với Chủ tịch Tập tại Bắc Kinh hồi đầu năm, và clip mới của ông sẽ được phát trong loạt chương trình mang tựa đề 'Nào cùng nói chuyện'.
Trước chuyến thăm của ông Tập, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Liam Fox đã đặt câu hỏi về thỏa thuận phát triển điện hạt nhân với Trung Quốc.
Tiến sỹ Fox nói ông cho là "các bộ phận chính" của phần mềm điều khiển cần phải được sản xuất ở Anh.


Theo BBC Vietnamese
 
Back
Top