T
T$
Guest
(ThuVienBao.com) -
Khu vực Biển Đông được cho là vùng biển giàu tài nguyên tự nhiên
Đài Loan và Đức sẽ hợp tác cùng nhau trong một dự án khảo sát nghiên cứu tài nguyên trong năm tuần ở vùng Biển Đông, bắt đầu từ ngày 31/3.
Thông tin được Viện hợp tác Đức - Đài Loan đưa ra hôm 26/3 cho biết mục đích dự án này nhằm đánh giá tổng thể về khả năng phát triển khai thác nguồn năng lượng phong phú tại đây,
Những khảo sát nghiên cứu sẽ tập trung vào việc tìm hiểu và kiểm tra khoáng chất giống như băng thường được tìm thấy dưới đáy đại dương ở độ sâu từ 500 đến 2000m, theo viện này.
"Thế giới quan tâm đến việc khai thác khí hydrate. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều câu hỏi cơ bản về hydrate khí vẫn còn hiện hữu," Christian Berndt, Giám đốc Hội khoa học địa chất thuộc nhóm nghiên cứu cho biết:
Dự án cũng nhằm mục đích xác định vai trò của các kiến tạo địa tầng trong sự hình thành của khí hydrate. Điều này khiến cho vị trí được chọn ở khu vực Biển Đông rất hợp lý, theo viện này.
Ông Berndt cho biết nhóm nghiên cứu sẽ sử dụng các phương pháp địa vật lý mới nhất, có thể tạo ra hình ảnh 3D dưới bề mặt đáy biển, và có thể ước tính được dụng lượng hydrate khí ở đáy biển tại đó.
Công nghệ mới này có thể cung cấp các dữ liệu "tốt hơn 10 lần so với trước đây", ông này nói.
Cũng theo ông này, điều này giúp dự đoán được tác động của việc khai thác hydrate khí đối với sự ổn định của đáy đại dương.
Dự án hợp tác sẽ bắt đầu trên tàu nghiên cứu mang tên "Sonne"của Đức và sau đó sẽ được tiếp nối vào tháng Sáu bằng một tàu nghiên cứu khác của Đài Loan, theo viện này.
Đức sẽ đóng góp 1,2 triệu euro ( khoảng 46 triệu đài tệ) cho dự án, trong khi Đài Loan sẽ đóng góp 300.000 euro.
Theo BBC Vietnamese
Đài Loan và Đức sẽ hợp tác cùng nhau trong một dự án khảo sát nghiên cứu tài nguyên trong năm tuần ở vùng Biển Đông, bắt đầu từ ngày 31/3.
Thông tin được Viện hợp tác Đức - Đài Loan đưa ra hôm 26/3 cho biết mục đích dự án này nhằm đánh giá tổng thể về khả năng phát triển khai thác nguồn năng lượng phong phú tại đây,
Những khảo sát nghiên cứu sẽ tập trung vào việc tìm hiểu và kiểm tra khoáng chất giống như băng thường được tìm thấy dưới đáy đại dương ở độ sâu từ 500 đến 2000m, theo viện này.
"Thế giới quan tâm đến việc khai thác khí hydrate. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều câu hỏi cơ bản về hydrate khí vẫn còn hiện hữu," Christian Berndt, Giám đốc Hội khoa học địa chất thuộc nhóm nghiên cứu cho biết:
Dự án cũng nhằm mục đích xác định vai trò của các kiến tạo địa tầng trong sự hình thành của khí hydrate. Điều này khiến cho vị trí được chọn ở khu vực Biển Đông rất hợp lý, theo viện này.
Ông Berndt cho biết nhóm nghiên cứu sẽ sử dụng các phương pháp địa vật lý mới nhất, có thể tạo ra hình ảnh 3D dưới bề mặt đáy biển, và có thể ước tính được dụng lượng hydrate khí ở đáy biển tại đó.
Công nghệ mới này có thể cung cấp các dữ liệu "tốt hơn 10 lần so với trước đây", ông này nói.
Cũng theo ông này, điều này giúp dự đoán được tác động của việc khai thác hydrate khí đối với sự ổn định của đáy đại dương.
Dự án hợp tác sẽ bắt đầu trên tàu nghiên cứu mang tên "Sonne"của Đức và sau đó sẽ được tiếp nối vào tháng Sáu bằng một tàu nghiên cứu khác của Đài Loan, theo viện này.
Đức sẽ đóng góp 1,2 triệu euro ( khoảng 46 triệu đài tệ) cho dự án, trong khi Đài Loan sẽ đóng góp 300.000 euro.
Theo BBC Vietnamese