T
T$
Guest
[h=1]Đài Loan muốn giảm căng thẳng Biển Đông[/h]
Ông Mã Anh Cửu đề nghị chia sẻ tài nguyên Biển Đông Vài ngày trước hội nghị Shangri-La ở Singapore về an ninh khu vực, Tổng thống Đài Loan, ông Mã Anh Cửu nêu ra sáng kiến làm giảm căng thẳng Biển Đông. Phóng viên Cindy Sui của BBC từ Đài Bắc tường thuật:
Hôm 26/05, Tổng thống Mã Anh Cửu nêu ra đề nghị về phương cách làm giảm căng thẳng tại vùng biển Nam Trung Hoa giàu tài nguyên và có vị trí chiến lược. Đề nghị của ông được nêu ra khi các quốc gia nêu chủ quyền trong vùng ngày càng có quan điểm khác biệt với Trung Quốc.
Trung Quốc hiện đang thúc đẩy tuyên bố chủ quyền của họ bằng cách cơi nới các hòn đảo tại vùng biển từ phần Nam của Trung Quốc đến tận Singapore.
Bắc Kinh lập luận rằng các nước khác, như Việt Nam đều đã tăng cường công tác tương tự.
Nay tổng thống Đài Loan đề nghị rằng từng nước cần bỏ sang một bên, nhưng không từ bỏ các tuyên bố chủ quyền, để cùng nhau khai thác khu vực này.
Ông nói: "chủ quyền thì không thể phân chia nhưng các nguồn tài nguyên thì hoàn toàn có thể chia sẻ, vì thế, cần thay tuyên bố chủ quyền bằng nguyên tắc cùng chia sẻ tài nguyên."
Ông cũng nói các bên cần kiềm chế, không tự ý có hành động gì làm căng thẳng thêm tình hình.
Tổng thống Đài Loan nói các quốc gia liên quan cầm cố gắng để giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hoà bình, thông qua đối thoại và duy trì quyền tự do hàng hải và đảm bảo an toàn cho hàng không, hàng hải qua khu vực này.
Ông Mã nói đề nghị của ông là 'thực tiễn, hướng về tương lai, và cần được áp dụng để không xảy ra xung đột lớn".
Ông cũng nói năm nay là năm kỷ niệm lần thứ 70 ngày kết thúc Thế Chiến 2, và các nước cần rút ra bài học từ lịch sử và cam kết bảo vệ hòa bình.
[h=2]Đã có tiền lệ[/h]
Các dân biểu Đài Loan thăm đảo Thái Bình (Ba Bình) do Đài Bắc kiểm soát ở Trường Sa Tổng thống Đài Loan nói phương thức tương tự đã được Đài Loan áp dụng trong tranh chấp với Nhật Bản ở vùng biển Hoa Đông, và cả với Philippines trong vùng nước tranh chấp.
Đây là các ví dụ có hiệu quả làm giảm căng thẳng và các bên cùng chia sẻ nguồn lợi.
Tuy nhiên, câu hỏi là liệu các nước khác có chú ý đến đề nghị của ông Mã Anh Cửu hay không. Trung Quốc tự thấy mình thừa sức mạnh để bảo vệ các tuyên bố chủ quyền.
Nhật Bản thì đang hỗ trợ Philippines và Việt Nam về quốc phòng.
Giới quan sát nói nếu các nước liên quan chú tâm đến việc giành phần bánh cho mình hơn là chia sẻ nó thì đề nghị của lãnh đạo Đài Loan sẽ không có tác dụng gì.
Theo BBC Vietnamese
- 26 tháng 5 2015
Hôm 26/05, Tổng thống Mã Anh Cửu nêu ra đề nghị về phương cách làm giảm căng thẳng tại vùng biển Nam Trung Hoa giàu tài nguyên và có vị trí chiến lược. Đề nghị của ông được nêu ra khi các quốc gia nêu chủ quyền trong vùng ngày càng có quan điểm khác biệt với Trung Quốc.
Trung Quốc hiện đang thúc đẩy tuyên bố chủ quyền của họ bằng cách cơi nới các hòn đảo tại vùng biển từ phần Nam của Trung Quốc đến tận Singapore.
Bắc Kinh lập luận rằng các nước khác, như Việt Nam đều đã tăng cường công tác tương tự.
Nay tổng thống Đài Loan đề nghị rằng từng nước cần bỏ sang một bên, nhưng không từ bỏ các tuyên bố chủ quyền, để cùng nhau khai thác khu vực này.
Ông nói: "chủ quyền thì không thể phân chia nhưng các nguồn tài nguyên thì hoàn toàn có thể chia sẻ, vì thế, cần thay tuyên bố chủ quyền bằng nguyên tắc cùng chia sẻ tài nguyên."
Ông cũng nói các bên cần kiềm chế, không tự ý có hành động gì làm căng thẳng thêm tình hình.
Tổng thống Đài Loan nói các quốc gia liên quan cầm cố gắng để giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hoà bình, thông qua đối thoại và duy trì quyền tự do hàng hải và đảm bảo an toàn cho hàng không, hàng hải qua khu vực này.
Ông Mã nói đề nghị của ông là 'thực tiễn, hướng về tương lai, và cần được áp dụng để không xảy ra xung đột lớn".
Ông cũng nói năm nay là năm kỷ niệm lần thứ 70 ngày kết thúc Thế Chiến 2, và các nước cần rút ra bài học từ lịch sử và cam kết bảo vệ hòa bình.
[h=2]Đã có tiền lệ[/h]
Đây là các ví dụ có hiệu quả làm giảm căng thẳng và các bên cùng chia sẻ nguồn lợi.
Tuy nhiên, câu hỏi là liệu các nước khác có chú ý đến đề nghị của ông Mã Anh Cửu hay không. Trung Quốc tự thấy mình thừa sức mạnh để bảo vệ các tuyên bố chủ quyền.
Nhật Bản thì đang hỗ trợ Philippines và Việt Nam về quốc phòng.
Giới quan sát nói nếu các nước liên quan chú tâm đến việc giành phần bánh cho mình hơn là chia sẻ nó thì đề nghị của lãnh đạo Đài Loan sẽ không có tác dụng gì.
Theo BBC Vietnamese