Đàm phán hạt nhân Iran đạt thỏa thuận khung

T

T$

Guest
  • 3 tháng 4 2015
Chia sẻ
150403040035_1_640x360_reuters_nocredit.jpg

Một thỏa thuận khung về tương lai chương trình hạt nhân của Iran vừa được thống nhất sau tám ngày đàm phán với sáu cường quốc tại Thụy Sỹ.
Theo thỏa thuận, Iran sẽ giảm khả năng làm giàu uranium để được nới lỏng cấm vận.
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama nói các bên đã đi đến một "sự hiểu biết chung mang tính lịch sử" với Iran.
Các cường quốc và Iran giờ đây sẽ soạn thảo hiệp định hạt nhân toàn diện trước ngày 30/6.
Thỏa thuận khung được đại diện Liên hiệp châu Âu và Iran công bố sau 8 ngày đàm phán tại Lausanne, Thụy Sỹ.
Đàm phán giữa nhóm P5+1, bao gồm Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Trung Quốc, Nga, Đức, với Iran tại khách sạn Beau-Rivage Palace ở Lausanne đã kéo dài qua thời hạn chót 31/3.
Iran bác bỏ cáo buộc của phương Tây rằng nước này đang tìm cách chế tạo vũ khí hạt nhân và tham gia đàm phán để được gỡ bỏ cấm vận.
[h=2]'Sự xác minh chưa từng có'[/h]Theo một văn bản được phía Hoa Kỳ công bố, thỏa thuận khung bao gồm các điều kiện sau:
  • Iran sẽ giảm số lượng máy ly tâm, vốn dùng để làm giàu uranium, xuống còn 1/3, cũng như giảm lượng uranium được làm giàu ở cấp độ thấp.
  • Các máy ly tâm không còn được sử dụng sẽ được đưa vào kho cất giữ, dưới sự giám sát của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA).
  • Tất cả cơ sở hạt nhân của Iran sẽ được IAEA thẩm tra thường xuyên.
  • Iran sẽ thiết kế lại lò phản ứng nước nặng tại Arak để loại bỏ khả năng sản xuất plutonium cấp vũ khí.
  • Các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ và EU liên quan đến chương trình hạt nhân của Iran sẽ được gỡ bỏ từng phần, nhưng có thể bị áp đặt trở lại nếu nước này không tuân thủ các điều khoản trong thỏa thuận.
    150403040248_1_624x351_ap_nocredit.jpg
    Theo thỏa thuận, lò phản ứng nước nặng của Iran tại Arak sẽ được tái thiết kế để không thể sản xuất plutonium được làm giàu
Ông Obama nói việc thực thi các điều khoản trong thỏa thuận sẽ được giám sát chặt chẽ.
"Nếu Iran gian lận, cả thế giới sẽ được biết," ông nói, đồng thời cho biết thỏa thuận không dựa trên niềm tin, mà dựa trên "sự xác minh chưa từng có trước đây".
Ông cũng nói thỏa thuận khung được thống nhất sau nhiều tháng đàm phán "đầy khó khăn" và gọi đây là một "thỏa thuận tốt".
[h=2]'Chụp hình với Obama'[/h]Thông điệp của ông Obama được phát sóng trực tiếp trên kênh truyền hình IRINN của Iran, một động thái hiếm thấy ở Iran, nơi các kênh truyền hình nằm dưới sự kiểm soát của nhà nước.
Người dân đã xuống đường ăn mừng trên các con đường ở thủ đô Tehran, trong khi nhiều người khác chụp ảnh 'tự sướng' trước màn hình TV để đánh dấu sự kiện này.
Trong một cuộc phỏng vấn với BBC, Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry nói đã có nhiều lúc ông muốn rời khỏi bàn đàm phán, nhưng cũng nói thêm "điều quan trọng là chúng tôi đã vượt qua".
Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon đã hoan nghênh thỏa thuận nói trên và nói điều này sẽ "đóng góp cho hòa bình và ổn định trong khu vực".
"[Thỏa thuận] này tôn trọng nhu cầu và quyền lợi của Iran, nhưng vẫn đảm bảo với cộng đồng thế giới rằng chương trình hạt nhân của nước này hoàn toàn là vì mục đích hòa bình".
150403040220_1_624x351_ap_nocredit.jpg
Người dân Iran xuống đường ăn mừng thỏa thuận mang tính lịch sử [h=2]'Ngày quan trọng'[/h]Đại diện cấp cao phụ trách đối ngoại của EU, bà Federica Mogherini, công bố thỏa thuận khung tại cuộc họp báo chung với Ngoại trưởng Iran, ông Javad Zarif, và gọi đây là một bước đi "mang tính quyết định".
Các bên giờ đây sẽ soạn thảo nội dung kế hoạch chiểu theo các giải pháp đã được thống nhất, bà nói thêm.
Trong khi đó, ông Zarif nói một thỏa thuận hạt nhân toàn diện là điều "mang tính sáng tạo", vì giờ đây Iran có thể bán uranium được làm giàu trên thị trường quốc tế.
Nga hoan nghênh thỏa thuận và gọi đây là sự thừa nhận "quyền theo đuổi chương trình hạt nhân hòa bình vô điều kiện của Iran", trong khi Ngoại trưởng Pháp Laurant Fabius nói trước báo giới: "Đây là một bước đi tích cực, nhưng vẫn còn nhiều câu hỏi và chi tiết cần được giải quyết".
Tuy nhiên, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu nói với Tổng thống Obama trong một cuộc điện đàm rằng thỏa thuận dựa trên khuôn khổ vừa được thống nhất sẽ đe dọa sự tồn tại của Israel.
Về phía mình, Tổng thống Obama nói với ông Netanyahu rằng thỏa thuận "không hề làm giảm đi mối quan ngại của chúng tôi về sự hậu thuẫn cho khủng bố của Iran cũng như mối đe dọa mà nước này mang lại cho Israel", Nhà Trắng cho biết.
Thỏa thuận này cũng nhận phải sự chỉ trích từ nhiều thành viên Quốc hội Mỹ, vốn cho rằng bất cứ thỏa thuận cuối cùng nào cũng cần được các nhà lập pháp xem xét.
Chủ tịch Quốc hội Hoa Kỳ John Boehner nói thỏa thuận cho thấy ông Obama đang "tách rời một cách đáng báo động" khỏi các mục tiêu ban đầu và Quốc hội cần xem xét thỏa thuận trước khi các lệnh cấm vận nhằm vào Iran được tháo gỡ.


Theo BBC Vietnamese
 
Back
Top