Động vật biển giảm một nửa từ năm 1970

T

T$

Guest



150818194744_fish_624x351__nocredit.jpg
Image copyright




Image caption

Con người đánh bắt cá nhanh hơn khả năng sinh sản của chúng

Số lượng các loài sinh vật biển như chim, cá và bò sát đã giảm 49% từ năm 1970, báo cáo của WWF cho biết.
Nghiên cứu này cho biết một số loài được con người khai thác làm thực phẩm giảm mạnh nhất, tỷ lệ đến 74% như quần thể cá ngừ và cá thu.
Bên cạnh nguyên nhân do con người như khai thác quá mức, báo cáo cũng cho biết lượng sinh vật đại dương giảm còn vì biến đổi khí hậu.
Quỹ Bảo vệ Động vật hoang dã Thế giới (WWF) và Hiệp hội Động vật học London thực hiện nghiên cứu này.
"Con người là tác nhân lớn nhất trực tiếp làm tổn hại nghiêm trọng đến đại dương, trong đó có việc đánh bắt cá nhanh hơn khả năng sinh sản của chúng”, Tổng Giám đốc WWF Marco Lambertini cho biết.






Image copyright
Mattias Ormestad



Image caption

Hải sâm được cho là món ăn thượng hạng tại châu Á

Theo báo cáo, loài hải sâm, được xem là thực phẩm cao cấp tại châu Á, đã giảm đáng kể về số lượng, 98% tại quần đảo Galapagos và 94% ở Biển Đỏ trong vài năm qua.
Nghiên cứu này cũng ghi nhận sự suy giảm của môi trường sống, như thảm cỏ biển và rừng ngập mặn vốn là nguồn thực phẩm và trú ẩn của nhiều loài.
Biến đổi khí hậu cũng đóng vai trò trong việc suy giảm quần thể biển.
Báo cáo cho biết lượng khí thải carbon dioxide hấp thụ vào các đại dương gây tổn hại cho một số loài.
Các tác giả nghiên cứu đã phân tích hơn 1.200 loài sinh vật biển trong 45 năm qua.


Theo BBC Vietnamese
 
Back
Top