Đông Âu tỏ ý 'không muốn nhận di dân'

T

T$

Guest



150920021226_migrants_austria_624x351_epa_nocredit.jpg
Image copyright
EPA



Image caption

Áo nói đã có thêm hàng ngàn di dân vào nước này chỉ trong hôm thứ Hai

Các ngoại trưởng bốn nước Đông Âu chuẩn bị họp bàn về làn sóng di dân giữa lúc Âu châu vẫn đang có những phân rẽ sâu sắc.
Cuộc họp diễn ra tại Prague, mở đầu cho một tuần hoạt động ngoại giao ráo riết ở châu Âu trong lúc hàng ngàn người tiếp tục tràn qua biên giới phía nam của EU.
Ba Lan, Hungary, Cộng hòa Czech và Slovakia vẫn phản đối mạnh mẽ việc các nước phải tiếp nhận di dân bắt buộc.
Đức và Pháp muốn di dân phải được chia đều cho các nước EU.
Thêm hàng ngàn người nữa đã vào Áo trong dịp cuối tuần rồi, và người ta trông đợi là sẽ có thêm nhiều người khác tới qua ngả Hungary vào hôm thứ Hai.
Giới chức Croatia đăng trên tweeter rằng 29 ngàn người đã vào lãnh thổ nước này, tính đến đầu giờ sáng thứ Hai.






Image copyright
EPA



Image caption

Nhiều ngàn di dân đã tìm cách rời Hungary sang Croatia sau khi luật mới nghiêm ngặt của Hungary bắt đầu có hiệu lực từ hôm 15/9







Image copyright
AFP Getty









Image copyright
EPA









Image copyright
AFP Getty



[h=2]'Không ai được miễn trừ'[/h]Bộ trưởng nội vụ các nước EU sẽ họp vào thứ Ba, và lãnh đạo các nước sẽ có phiên họp thượng đỉnh đặc biệt vào ngày hôm sau.
Sự phân rẽ giữa các quốc gia châu Âu được phản ánh rõ nét qua lời Tổng thống Pháp Francois Hollande; ông nói tại EU "không ai có thể được miễn trừ" khỏi việc tiếp nhận những người có quyền xin tỵ nạn.
Các quốc gia Đông Âu thì nhấn mạnh về nhu cầu phải bảo vệ đường biên giới chung của EU và phải phân biệt giữa di dân kinh tế với người tỵ nạn, phóng viên BBC Chris Morris tường thuật từ Brussels.
Trong cuộc họp diễn ra chiều thứ Hai, các ngoại trưởng Đông Âu được trông đợi là sẽ tái khẳng định việc họ phản đối việc phân bổ hạn ngạch cho các nước.
Phần lớn những nhóm dân tới châu Âu là người Syria chạy trốn cuộc xung đột ở nước này, tiếp đến là người Afghanistan, rồi tới di dân từ Eritrea, Nigeria và Somalia là những người bỏ chạy khỏi vùng chiến sự và và nạn xâm phạm nhân quyền tồi tệ.
Phần lớn những người xin tỵ nạn chỉ muốn tới Đức.
Nhiều di dân từ Hạ Sahara ở Phi châu tới được EU hoặc vùng Tây Balkan nhưng đã không được chấp nhận cho tỵ nạn bởi họ bị coi là các di dân kinh tế.


Theo BBC Vietnamese
 
Back
Top