Đại gia Hà thành 'chơi trội' với thú hút trầm hương

Jolie

Member
[h=2]Trầm hương được liệt vào dạng quý hiếm hơn cả vàng, đến mức mỗi khi người ta nhắc đến trầm hương lại liên tưởng ngay đến những bậc vua chúa, đế vương hay những người thuộc tầng lớp tư sản ngày xưa. Ngày nay, giới nhà giàu lại tìm thú chơi mới từ trầm huơng: Hút trầm![/h]Hút trầm hương... tăng cường sinh lực đàn ông?
Theo chân một tay chơi đất Hà thành, tôi có dịp đến nhà anh Nguyễn Văn D. (sinh năm 1971) ở khu Tây Hồ, Hà Nội tham gia một "bữa tiệc" gặp mặt bạn bè. Tại buổi gặp mặt đó, tôi được biết anh D. cũng được liệt vào hàng "top" ở đất Hà thành trong lĩnh vực kinh doanh đồ phong thủy và trầm hương. Vì là chỗ quen biết giới thiệu đến nên anh D. cũng không tỏ vẻ nghi ngại hay giữ ý với tôi. Anh D. bật mí về những món chơi được liệt vào hàng xa xỉ của giới trẻ hiện nay, đặc biệt là thú chơi hút trầm hương để tăng cường sinh lực đàn ông.
Kèm theo những lời giới thiệu đầy nhiệt huyết về trầm hương là lời khuyên của anh D. dành cho PV về bí mật làm thế nào để có thể lên "đỉnh". Anh D. thủng thẳng nói: "Bây giờ trên thị trường có nhiều thuốc tây, thuốc ta như Vigra hay gì gì đó, nhưng không thể "đẳng cấp" bằng hút trầm hương. Công dụng thì miễn chê, "xài" là hiệu quả tức thì!". Nghe anh D. nói, tôi tỏ vẻ ngạc nhiên và trộm nghĩ không biết thực hư tác dụng cũng như việc sử dụng trầm hương chưa qua chế biến có thực sự hiệu quả như lời đồn. Như "bắt sóng" được suy nghĩ trong đầu tôi, anh D. tiếp lời: "Có nhiều người yếu sinh lý, sau khi sử dụng trầm hương theo cách này thì chuyển biến rõ rệt về chất lượng và số lượng. Còn có những người đang trong thời kỳ hiếm muộn, sau khi sử dụng một thời gian họ sinh ngay được một thằng cu!".
Thấy tôi có vẻ bán tín bán nghi về công dụng của việc sử dụng trực tiếp trầm hương bằng cách hút, anh D. cười khà. Anh này đưa ra một lô các loại hình sản phẩm được chế biến từ trầm hương như cao trầm, tinh dầu trầm và quả quyết: "Sản phẩm từ trầm hương thì… "tuyệt đỉnh" mà không một loại "thần dược" nào có thể sánh đuợc".
Khi hỏi chi tiết về kiểu hút nhà giàu này, anh D. mới tỷ mỉ cho biết: "Hút trầm hương không phải ai cũng biết mà hút đâu. Tốt vô cùng chú ạ!". Sau đó anh D. lấy ra một chiếc hộp sắt nhỏ đựng trầm hương được chẻ thành từng thanh như que diêm, lấy ra một thanh trầm hương nhét vào điếu thuốc rồi châm lửa mời tôi hút thử. Chưa cảm nhận được hết mùi thơm đặc trưng của trầm pha lẫn mùi thuốc lá thì anh D. hào hứng kể tiếp: "Bây giờ, mốt hút trầm đang phổ biến lắm, chủ yếu là những người giàu. Họ hút để xả stress và đặc biệt hơn nữa, chủ yếu là để tăng cường sức "chiến đấu"".
Cũng theo bật mí của anh D., nhiều dân chơi khi nghe tiếng trầm hương có tác dụng chữäa yếu sinh lý, tăng cường sinh lực đàn ông, họ đưa nhau mua về "xài". Nhưng, có một điều lạ, vì tin vào công dụng trên cả "thần dược" nên nhiều tay chơi còn mang ngâm trầm hương với rượu để uống. Bởi theo quan niệm, hút trầm hương để "phê" mùi thơm "quý tộc" của nó thì uống rượu có ngâm trầm hương thì công dụng sẽ ngấm trực tiếp vào các cơ quan nội tạng sẽ "ăn đứt" với kiểu hút trầm hương. Tuy nhiên, theo anh D. đó là những sáng kiến của dân chơi chứ anh này cũng chưa bao giờ từng đem trầm hương ngâm với rượu sử dụng.
423cfa634d13d15ae046013fd9968e98-1.jpg

Anh Nguyễn Văn H. bên cạnh những sản phẩm về trầm của mình
Để tìm hiểu về công dụng thực sự của việc hút trầm hương cũng như giá thành của nó, PV đã tìm đến một "chuyên gia" hàng đầu Việt Nam về trầm hương, anh Nguyễn Văn H.(1974) ở Xuân Đỉnh, Hà Nội. Theo bật mí của anh H., hiện nay trên thị trường xuất hiện một số loại trầm nhân tạo, có giá thành thấp khoảng 200 USD/kg (tức khoảng 3 triệu đồng/kg). Còn với những loại trầm chất lượng trung bình thì giá bán khoảng 20 triệu đồng/kg. Đặc biệt với những loại chất lượng loại 1 thì giá bán có thể lên tới 2.000 USD/kg, tức khoảng hơn 40 triệu đồng/kg.
Anh H. cũng cho biết thêm, ở một số thị trường như Trung Quốc, việc hút trầm đang trở thành xu hướng mới của giới nhà giàu. Anh H. cho biết: "Trầm hương là một loại nguyên liệu quý hiếm- thành phần không thể thiếu trong ngành công nghiệp mỹ phẩm. Bên cạnh đó, trầm hương còn có những tác dụng nhất định trong Đông y".
Hiện nay, công ty của anh H. chuyên chế biến các sản phẩm được chế biến từ trầm và đã việc xuất khẩu trầm hương sang các nước bạn, nhất là trầm hương đã được chế biế sẵn đựng trong hộp, phục vụ cho việc hút trầm được thuận tiện. Với giá bán khoảng một triệu đồng/hộp thì người sử dụng có thể sử dụng kèm với ba bao thuốc lá.
Thực hư về công dụng biệt dược của trầm hương
Theo các bác sỹ Đông y, trầm hương là gỗ có chứa nhiều nhựa của cây trầm, thả xuống nước chìm (trầm), có mùi thơm đặc biệt (hương). Đây là một vị thuốc quý hiếm. Trầm hương còn có một vài tên gọi khác như kỳ nam, trà hương, gió bầu, trầm gió. Tên khoa học của trầm hương là Aquilaria crasna Pierre. Đây là loại đặc sản quý hiếm của các vùng rừng núi nhiệt đới thuộc Nam Áá và Đông Nam Áá. Trầm được ngưng đọng trong thân, rễ hoặc cành cây trầm lâu năm (khoảng trên 30 tuổi) theo những hình thể khác nhau.
Cũng có khi người ta tìm được trầm khi cây chết mục, tiêu đi mà trầm vẫn tồn tại. Những nơi có trầm rục, hệ sinh thái có những điểm khác biệt do ảnh hưởng của trầm mà chỉ người tìm trầm có kinh nghiệm mới nhận thấy được. Có loại bắp trầm gần như nguyên chất màu đen nhánh, hoặc gồ ghề như cánh chim ưng, từ đó có tên gọi gỗ chim ưng (bois daigle). Có loại chỉ ít nhựa nằm xen trong gỗ mà người ta quy ước là trầm loại 1, 2, 3.
Trầm được dùng chữa bệnh thường là loại trầm có hàm lượng cao. Ngày nay, các nhà khoa học đã bước đầu xác định được một số chất có trong trầm. Sản phẩm chưng cất và dạng chiết trầm hương có tác dụng ức chế sự co bóp tự chủ của hồi tràng chuột lang và chống co thắt cơ trơn do histamin và acetylcholin gây ra. Trên mèo gây mê, nó có tác dụng làm giảm biên độ co bóp của ruột do tiêm acetylcholin, đồng thời làm giảm nhu động tự nhiên của ruột.
Ông Nguyễn Duy Thuần - (Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam) cho biết: "Theo y học cổ truyền, trầm hương tính ôn, vị thơm, cay; vào các kinh thận, tỳ, vị; có tác dụng giáng khí, làm ấm thận, tráng nguyên dương, giảm đau và an thần. Nó thường được dùng điều trị các chứng đau ngực, đau bụng, nấc, nôn, hen suyễn, thận khí hư, bí tiểu tiện, nam giới tinh lạnh”.




 
Back
Top