Đảo nhân tạo 'giúp TQ chống tàu ngầm'

T

T$

Guest



140115072350_vietnams_kilo_submarine_640x360_elvis_nocredit.jpg
Image copyright
elvis



Image caption

Hải quân Việt Nam đã nhận nhiều tàu ngầm lớp Kilo từ Nga trong thời gian gần đây

Việc xây dựng đường băng thứ ba trên Biển Đông có thể giúp Bắc Kinh lấp lỗ hổng trong hệ thống phòng thủ chống tàu ngầm, hãng tin Reuters dẫn ý kiến các chuyên gia Trung Quốc và phương Tây cho biết.
Các đảo nhân tạo sẽ giúp Trung Quốc tăng khả năng viễn chinh ở quần đảo Trường Sa. Bên cạnh đó, nước này cũng có thể sử dụng chúng để săn tàu ngầm trong và ngoài vùng biển này.
Ba đường băng, vốn chỉ cách Trung quốc đại lục 1.400km, sẽ giúp Bắc Kinh mở rộng vùng hoạt động của máy bay tuần tra Y-9 và trực thăng Ka-28, vốn đang được cải tiến để truy lùng tàu ngầm, các chuyên gia nói thêm.

Việc biến một bãi đá ngầm thành sân bay không đồng nghĩa với quyền chủ quyền hoặc quyền hạn chế các phương tiện hàng không và hàng hảiBộ trưởng Quốc phòng Mỹ, Ash Carter​


Một báo cáo của Lầu Năm Góc hồi tháng Năm ghi nhận lỗ hổng trong hệ thống phòng thủ chống tàu ngầm của Trung Quốc dọc bờ biển nước này cũng như trong các vùng nước sâu.
Việc nâng cao khả năng chống tàu ngầm giúp Trung Quốc bảo vệ các tàu ngầm lớp Jin, có khả năng mang theo tên lửa đạn đạo với đầu đạn hạn nhân, vốn là yếu tố cốt lõi trong chiến lược phòng thủ hạt nhân của Trung Quốc, ông Zhang Baohui, một chuyên gia về an ninh tại Đại học Lĩnh Nam của Hong Kong được Reuters dẫn lời nói.
Điều này sẽ giúp đảm bảo tốt hơn sự an toàn cho các tàu ngầm so với khi chúng hoạt động trên những vùng biển mà Trung Quốc không thể hỗ trợ đầy đủ, ông nói thêm.
Khi được hỏi liệu Washington có lo ngại rằng các đường băng mới sẽ giúp Trung Quốc nâng cao khả năng chống tàu ngầm hay không, phát ngôn viên Lầu Năm Góc Bill Urbano nói Hoa Kỳ đang 'theo dõi tình hình trên Biển Đông'.






Image copyright
CSIS AMTI



Image caption

Trung Quốc được nói là đang xây dựng đường băng thứ ba trên Biển Đông

Trong một phát biểu hôm 16/9, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Ash Carter nói Hoa Kỳ sẽ 'hoạt động trên bất cứ khu vực nào mà luật pháp quốc tế cho phép'.
"Việc biến một bãi đá ngầm thành sân bay không đồng nghĩa với quyền chủ quyền hoặc quyền hạn chế các phương tiện hàng không và hàng hải", ông Carter phát biểu tại một hội nghị Không quân Hoa Kỳ.
[h=2]Phòng thủ hạt nhân[/h]Một nhà phân tích hàng hải tại Trung Quốc được Reuters dẫn lời nói Trung Quốc đang tìm cách củng cố thiết bị phát hiện tàu ngầm trên máy bay tuần tra Y-9 và trực thăng Ka-28.
Trung Quốc cũng được cho là sẽ đặt các thiết bị phát hiện ở đáy biển xung quanh các đảo mới.

Trung Quốc nhiều khả năng sẽ thực hiện cuộc tuần tra phòng thủ hạt nhân đầu tiên vào năm 2015Báo cáo của Lầu Năm Góc​


Ông Zhang trước đó nói các tàu ngầm tên lửa đạn đạo đóng vai trò quan trọng trong chiến lược phòng thủ hạt nhân của Trung Quốc hơn những cường quốc khác, nhất là khi xét chính sách của Trung Quốc, trong đó quy định chỉ đáp trả bằng vũ khí hạt nhân nếu bị tấn công trước bằng vũ khí hạt nhân.
Điều này đồng nghĩa với việc các vũ khí trên bộ của Trung Quốc sẽ có nguy cơ bị tấn công phủ đầu nếu Bắc Kinh tiếp tục áp dụng chính sách này trong một cuộc xung đột.
Truyền thông và các trang blog quân sự quốc tế đã đăng tải các hình ảnh tàu ngầm lớp Jin của Trung Quốc hoạt động tại một căn cứ hải quân trên đảo Hải Nam.
Hiện vẫn chưa rõ các tàu này có được trang bị tên lửa đạn đạo mang đầu đạn hạt nhân JL-2 hay không.
Báo cáo của Lầu Năm Góc cho biết hiện đang có bốn tàu ngầm lớp Jin đã được đưa vào hoạt động.
"Trung Quốc nhiều khả năng sẽ thực hiện cuộc tuần tra phòng thủ hạt nhân đầu tiên vào năm 2015", báo cáo này nói thêm.


Theo BBC Vietnamese
 
Back
Top