Đằng sau căng thẳng giữa Thái Lan và Kampuchia

T

T$

Guest
.Ngôi đền Preah Vihear nằm ở biên giới hai nước vốn là nguồn tranh chấp lâu nay. Năm 1962, Liên Hiệp Quốc quyết định đền này thuộc Kampuchea nhưng hầu hết phần đất bao quanh lại thuộc về Thái Lan.

Cuộc tranh chấp về ngôi đền lại lóe lên cuối năm ngoái, khi 7 người Thái có liên hệ đến đảng Nhân dân vì Dân chủ, còn gọi là đảng Áo Vàng; đặt chân đến vùng đất có tranh chấp và bị Kampuchea bắt.

Pavin Chachavalpongpun, nhà phân tích thuộc viện nghiên cứu* Đông Nam Á ở Singapore cho rằng 7 người Thái này cố tình gây chuyện để huy động sự ủng hộ cho đảng Áo Vàng của mình nhân dịp có bầu cử trong năm nay.

Do đó, theo ông, khi Kampuchea bắt họ, Kampuchea đã cho họ những gì họ muốn:

“Đây là một phản ứng thái quá của Kampuchea nhưng để cho có công bằng, ta phải nói rằng các lực lượng bên trong Thái Lan đã lôi kéo Kampuchea vào vụ ồn ào này.”

Trong tuần lễ vừa qua, phe Áo Vàng đã biểu tình ở Bangkok đòi chính phủ lấy lại vùng đất có tranh chấp bằng vũ lực. Kampuchea phản ứng bằng cách điều thêm quân đến biên giới.

Ông Carl Thayer, chuyên viên về Đông Nam Á của Úc nói rằng dù có những ồn ào, một cuộc đối đầu quân sự rất khó xảy ra:

"Đây là chuyện nhỏ và cả hai đều cố tình thổi phồng lên thành chuyện lãnh thổ bị đe dọa; trong khi thực ra không hề có chút đe dọa nào. Hiện trạng đang được duy trì. Đây chỉ là một màn trình diễn và các tướng lãnh Thái Lan đã tuyên bố tình hình sẽ được giải quyết êm thấm.”

Nhưng chuyên viên Pavin nói chính phủ Thái có thể bắt buộc hành động để duy trì sự ủng hộ của phe Áo Vàng:

“Nếu bây giờ Thái Lan tuyên chiến với Kampuchea thì quả là chuyện phi lý, nhưng cách này hay cách khác, Thái Lan cũng phải kiếm cách làm một cái gì đó. Tôi không hiểu bây giờ đã quá trễ hay không.”

Cả hai chuyên viên Pavin và Thayer đều đồng ý rằng căng thẳng gia tăng bắt nguồn phần lớn từ tình hình chính trị nội bộ Thái Lan, hiện nay rất là chia rẽ.

Chuyên viên Pavin còn cho rằng chiến thuật của phe Áo Vàng muốn huy động nhân dân chống lại kẻ thù chung, là Kampuchea, trong thực tế có thể làm nội bộ của phe này chia rẽ thêm.

Cả hai chuyên viên cũng tin rằng căng thẳng giữa Thái Lan và Kampuchea sẽ tiếp tục cho tới khi có bầu cử mới ở Thái Lan và bên cạnh đó các phe phái cũng tập trung tranh cãi các vấn đề quốc nội.
 
Back
Top