Chơi ngông chính là căn bệnh của các ‘thiếu gia’ bây giờ. Các ‘thiếu gia’ luôn sẵn tiền để đầu tư cho các cuộc chơi vô bến.
Những câu chuyện sau đây về một bộ phận nhỏ giới trẻ mắc chứng chơi ngông ở TPHCM nếu không được tai nghe mắt thấy thì hẳn chúng ta rất khó tin. Thế nhưng, đó lại là sự thật rất đáng lo ngại.
Có một thiếu gia quận 1 này ngay từ thời THPT đã bắt đầu hít Heroin. Ban đầu vào vũ trường hít cho sành điệu, sau dần rất nặng. Đỉnh điểm là có lần, mẹ của thiếu gia đột ngột mở cửa phòng của con trai và phát hiện thiếu gia đang nằm “đơ như cây cơ” vì phê thuốc. Khỏi phải bàn sự hoảng hốt của bà mẹ thiếu gia ở thời điểm đó, nhưng làm lớn chuyện thì lại sợ thiếu gia… giận.
Vậy là bà âm thầm cho thiếu gia tiền để hít, cho ít thì sợ thiếu gia thiếu tiền có thể dính vào phạm pháp để thỏa mãn cơn nghiện, đành phải cho nhiều. Được thoải mái hít, thiếu gia càng hít bạo. Thiếu gia hít đến mức cuối cùng bà mẹ buộc phải đưa con vào trại cai nghiện để thiếu gia khỏi… chết bất đắc kỳ tử.
Lần anh bạn tôi vào trại cai nghiện để làm công tác điều tra, gặp được bà mẹ của thiếu quận 1 này. Bà nói trong nước mắt “Nói thiệt với chú là nếu nó có hít hết mức thì tôi cũng đủ tiền cho nó chơi. Tui tính rồi, nó hít nhiều lần mỗi năm chừng 50.000 USD. Mà cái đám hít này nghe nói khó sống quá 10 năm kể từ ngày chơi lắm. Vậy là nếu nó hít đến chết thì tui chỉ tốn khoảng 500.000 USD chứ mấy. Nhưng mà tui có mỗi mình nó, mất 500.000 USD không tiếc, chứ nó mà chết rồi chắc tui chết theo. Buộc phải cho nó đi cai nghiện thôi, chú ạ”.
Nghe chuyện anh bạn kể, tôi cứ thắc mắc không biết sao 500.000 USD mà người ta có thể nói nhẹ nhàng như kiểu vài nghìn đồng thế không biết (?!). Đa phần, các thiếu gia lợi dụng vào tình thương của những bà mẹ “lắm tiền nhưng ít con” để nâng dần đẳng cấp của mình.
Một thiếu gia là con chủ tiệm vàng lớn tại khu vực Bình Chánh ngay từ lớp 11 đã khiến bạn bè hết sức ngưỡng mộ vì dám cắm chiếc Camry của bố lấy 10.000 USD ném vào một trận bóng đá. Tốt nghiệp THPT, bố mẹ thiếu gia lập tức tống thiếu gia sang Singapore du học. Đừng tưởng là thiếu gia không có tiền nên đi học ở Đông Nam Á. Bố thiếu gia từng “thề” với bạn bè rằng “Cung trăng mà đi du học được, tao cũng đủ tiền cho con tao đi. Nhưng cho nó đi học gần để dễ quản lý nó hơn”.
Ngày thiếu gia xuất ngoại tầm sư, ngoài một đống tiền trong tài khoản lẫn tiền trong ví để dành cho thiếu gia tiêu vặt trên xứ người, mẹ của thiếu gia còn cẩn thận ấn vào tay cái nhẫn hột xoàng có giá “chỉ khoảng 20.000USD” và nói: “Ở bên đó có thiếu thốn gì mà mẹ chưa kịp gửi tiền qua, thì con cứ cầm tạm mà xài”.
Ở xứ người, không chịu sự quản lý của bất kỳ ai, thiếu gia bắt đầu lao vào những cuộc ăn chơi khiến giới du học sinh tại khu Tai Thong – một trong những khu vực đông du học sinh Việt Nam sinh sống cái thời mới bắt đầu có cuộc đua du học – nhiều phen phải “xanh mặt” vì… kính phục.
Ở khu Tai Thong thời đó chỉ có mỗi quán 79 là quán bar do người Việt bán, tiếng Anh của thiếu gia kém, nên thiếu gia chỉ chọn quán này làm địa điểm đóng đô. Thiếu gia là khách VIP của quán, thay vì tính tiền rượu tại quán, chủ bar ưu ái mỗi tháng gửi hóa đơn tính tiền cho thiếu gia một lần. Tháng nào tiền hóa đơn cho chẵn 30 ngày uống rượu của thiếu gia là 10,000 dollar Singapore thì cũng… chẳng có gì làm lớn chuyện lắm.
Chuyện cứ như đùa, có lần ba của thiếu gia sang thăm thiếu gia. Thấy phụ huynh sang, mà mình lại không biết tiếng Anh thì khả năng bị cúp “đạn” là chắc chắn. Thiếu gia bèn mượn một cô bạn gái cùng lớp, giới thiệu là bạn gái của thiếu gia. Cô bạn gái này có nhiệm vụ mỗi khi phụ huynh của thiếu gia đi đâu là luôn kèm sát để… phiên dịch. Cái giá của mỗi ngày “nhờ” này là 200 dollar Singapore. So với tiền rượu của mình, thì thiếu gia vẫn… lời chán.
Chuyện rượu của thiếu gia Bình Chánh cũng chẳng vào đâu so với thiếu gia quận 3. Thiếu gia quận 3 là con một, ngày thiếu gia sang Thái Lan du học, mẹ thiếu gia khóc hết nước mắt. Thương con, nhưng để ở nhà thì sợ quản không nổi, mà cho đi du học xa cũng lo không xong. Cuối cùng, mẹ thiếu gia quận 3 quyết định mỗi kỳ nghỉ cuối tuần, thiếu gia phải bay từ Thái Lan về Việt Nam trình diện mẹ. Và cứ chiều chủ nhật thì lại sang Thái.
Đều đặn, tuần nào cũng thế. Thiếu gia quận 3 không uống rượu, thiếu gia chỉ thích xài đồ hiệu. Cái cặp để thiếu gia đeo lơn tơn đi học ngoại ngữ ở Thái giá cũng hơn 2.500 USD. Toàn bộ phục trang của thiếu gia, tính từ mắt kính xuống đến giày, không dưới 10.000 USD.
Ở Thái được hơn 1 năm, chắc chán cái cảnh ngồi máy bay mỗi tuần, thiếu gia nằng nặc đòi về Việt Nam. Thiếu gia đòi rất quyết liệt, đòi sống đòi chết. Mẹ thiếu gia đến mức này đành phải xuống nước cho thiếu gia về. Về nước hôm trước, hôm sau thiếu gia tuyên bố với đám bạn: “Tao sẽ làm ca sĩ”. Nói là làm, thiếu gia yêu cầu mẹ rải tiền mời các nhạc sĩ đến luyện giọng cho mình. Giá để được làm ca sĩ đâu có rẻ, vài trăm triệu chỉ là mới.. nhập môn. Nhưng so với tiền của nhà thiếu gia, thì đó chỉ là chuyện bé như cái lỗ kim khâu. Khi mà mẹ thiếu gia tốn một đống tiền để thiếu gia nuôi giấc mộng idol, thì cũng là lúc thiếu gia phát hiện mình không có năng khiếu ca hát.
Thiếu gia chấp nhận là kẻ thất bại trên sân khấu, bà mẹ chưa kịp mừng vì cái tin vui này thì thiếu gia tuyên bố tiếp “Trước khi chia tay sự nghiệp cầm micro, con muốn làm một liveshow”. Làm một liveshow ca nhạc tiền có thể bỏ ra, nhưng với giọng ca như thiếu gia thì đào đâu ra khán giả. Cuối cùng, mẹ của thiếu gia đành chiều con theo cách bao một phòng trà ca nhạc, cho thiếu gia mời bạn bè đến tham gia uống rượu và thưởng thức giọng hát của thiếu gia cả một đêm.
Có mấy tay “không biết thưởng thức nghệ thuật” muốn bỏ về nửa chừng, mẹ thiếu gia phải cho người giữ lại bằng cách bỏ tiền ra thuê những kẻ “không am hiểu âm nhạc ấy” ở lại nghe đến khi kết thúc chương trình. Nghe đâu, đêm chia tay sự nghiệp ca hát ấy, mẹ của thiếu gia tốn gần cả tỷ đồng.
Thiếu gia đi du học, chỉ có rượu hoặc đồ hiệu. Có thể, do xa nhà, nên “đạn dược” của thiếu gia kém, chứ thiếu gia ở thành phố, chuyện gì mà thiếu gia lại không thể làm được.
Có thiếu gia bố là dân buôn bán bất động sản có tiếng ở quận 10, đang học đại học thì thiếu gia tuyên bố: “Học cũng chỉ để sau này đi kiếm tiền. Mà tiền nhà mình không thiếu”. Vậy là thiếu gia nghỉ học. Suốt ngày thiếu gia chủ yếu tụ tập bạn bè đi bar uống rượu, đi bar càng khuya, chơi càng vui. Mẹ thiếu gia cáu lắm, quyết định tân trang tầng trệt của căn biệt thự thành một quầy bar để thiếu gia chơi tại nhà.
Nhà có quầy bar, thiếu gia không được đi đêm nữa, rất chán. Nghe thằng bạn cùng hội chỉ cách, thiếu gia tổ chức một show sex kiểu như bên Thái hay cho tổ chức cho khách du lịch xem. Bà mẹ chứng kiến show sex này của một đám “nửa người nửa ngợm” hoảng quá đành cấm cửa bạn bè thiếu gia đến quầy bar gia đình chơi nữa. Thiếu bạn thì buồn, thiếu gia lại tiếp tục đi vũ trường như trước.
Một lần đi bar, thiếu gia quận 10 chạm mặt một thiếu gia mới nổi khác. Đã là thiếu gia thì không ưa nhau, thiếu gia quận 10 tìm mọi cách làm đối thủ bẽ mặt. Không để ý gì đến vài cái chuyện vặt ấy, thiếu gia mới nổi sang bàn thiếu gia quận 10 hỏi khẽ: “Uống rượu da không?”
Uống rượu da là cách gọi của các thiếu gia mỗi khi ngứa mắt với ai đó. Cách đánh đố này đại loại là hai thiếu gia sẽ chọn vài em xinh như mộng trong quầy bar, thiếu gia nào nhắc điện thoại đều được ca sĩ hoặc người mẫu đến càng chứng tỏ đẳng cấp.
Sau khi tuyển được “đối tác”, hai đối tác sẽ từ từ dùng rượu (dĩ nhiên là loại càng đắt tiền càng tốt) rưới lên vùng da của các “đối tác” và… liếm. Thiếu gia nào say trước thì coi như thiếu gia đó thua. Mà khi đã thua, ngoài chuyện phải trả tiền rượu thì cách tốt nhất đừng đến quán bar hay vũ trường đó nữa kẻo không lại bị “bọn xấu nó cười cho”.
Cái lần ấy thiếu gia quận 10 và thiếu gia mới nổi tiếng bất phân thắng bại, uống từ khuya đến tờ mờ sáng. Đến khi hóa đơn tiền rượu lẫn tiền dành cho “đối tác” lên đến vài nghìn USD cho mỗi thiếu gia thì cuộc chơi bắt đầu hạ nhiệt. Cả hai thanh toán tiền và hẹn đêm sau đấu tiếp. Nhưng, có lẽ thiếu gia mới nổi sau một ngày suy nghĩ, đã hối mà không đến như lời hẹn. Từ đó, quầy bar vắng bặt thiếu gia mới nổi.
Lâu lâu rồi, dân thiếu gia ở TP. HCM rộ lên tin đồn rằng có thiếu gia ở quận 5, trong một lần đã hứng chí ngồi trên xe hơi với vài kiều nữ, thiếu gia tuyên bố em nào đoán trúng biển số xe của thiếu gia, thiếu gia sẽ biếu không chiếc xe hơi ấy.
Một em đoán trúng, thiếu gia lập tức dừng xe, trao giấy tờ và chìa khóa xe ngay lập tức. Cái thời đó, tin đồn này khiến thiếu gia “có giá” rất dữ trong các tụ điểm ăn chơi. Nhưng về sau chiêu “bảnh ảo” này của thiếu gia bị lật tẩy, thiếu gia mất uy tín nghiêm trọng và lập tức bị xóa sổ khỏi “cuộc chơi của các thiếu gia”.
Hóa ra, cái chiêu này rất đơn giản. Thiếu gia quận 5 chỉ cần thuê một em xinh xinh cùng các em xinh xinh mới quen khác, khi thiếu gia vừa lên tiếng thách đố, em này sẽ nói ngay để đề phòng em nào nói trước. Đương nhiên câu trả lời của em “gà” này sẽ trúng phóc. Ngay lập tức, thiếu gia sẽ chơi đúng kiểu của thiếu gia là cho xe, nhưng sau đó em xinh xinh này sẽ trả lại xe cho thiếu gia. Đám thiếu gia khác thấy thiếu gia quận 5 cho xe hoài, mà vẫn đi con xe cũ, thế nên các thiếu gia sinh nghi, và cuối cùng, cái chiêu của thiếu gia quận 5 bị lộ.
Nhắc xe hơi, chợt nhớ đến chuyện năm 2008 vừa rồi, hai thiếu gia là anh em ruột ở quận 7 đang theo học đại học ở Mỹ khiến giới thiếu gia gần như phát rồ vì tham gia cuộc thi Gumball 3000. Đây là một cuộc thi tổ chức tại Mỹ, đại khái là cuộc thi dành cho các tay mê xe hơi. Gumball 3000 là cuộc đua thường niên diễn ra trên chặng đường dài 3000 dặm nhưng không được tổ chức ở một nơi cố định mà thay đổi theo từng năm.
Gumball 3000 ra đời từ năm 1999 khi Maximillion Cooper rủ 55 người bạn của ông dành 6 ngày đi 3000 dặm vòng quanh châu Âu tổ chức dạ tiệc mỗi khi dừng chân. Từ đó đến nay, Gumball 3000 được tổ chức đều đặn hàng năm. Những mẫu xe tham dự đều là “hàng khủng” như cặp Bugatty Veyron, SLR McLaren được độ lại, Jaguar XJ220, SSC Ultimate Aero, Audi R8, Ferrari, Lamborghini và Aston Martin.
Hai thiếu gia quận 7 này muốn tham dự cuộc thi đã đóng phí không dưới 120 nghìn USD cho mỗi người. Quái ở chỗ, đây là cuộc thi không có giải thưởng đáng giá nếu tính bằng hiện kim. Người ta thường coi cuộc thi này là “cuộc diễu hành sang trọng trên phố” mà thôi, cũng chẳng có giải cho người chạy xe nhanh nhất. Đơn giản Gumball 3000 là nơi để người ta “khoe” xe.
Dĩ nhiên, nếu đạt đẳng cấp của công tử phố núi thì ai đâu lại quan tâm đến một cuộc thi như thế này. Và nếu công tử phố núi đi thi, biết đâu dàn xe của công tử sẽ khiến người ta choáng váng. Còn mang dàn xe sang Mỹ như thế nào, thì không ai biết cả. Nhưng trong giới thiếu gia, cái chuyện tham dự giải Gumball là khủng khiếp lắm rồi. Đó là cái đích mà bất cứ thiếu gia nào cũng hằng mơ ước đến.
Mà ngẫm lại, thiếu gia nào mà không có ước mơ được khẳng định đẳng cấp của mình. Đẳng cấp của thiếu gia là những cuộc chơi hình bậc thang, bậc sau luôn cao hơn bậc trước. Vì đã là thiếu gia thì cuộc chơi có bao giờ kết thúc (?!). Buồn thay và cũng đáng lo ngại thay!
Theo 24h
Những câu chuyện sau đây về một bộ phận nhỏ giới trẻ mắc chứng chơi ngông ở TPHCM nếu không được tai nghe mắt thấy thì hẳn chúng ta rất khó tin. Thế nhưng, đó lại là sự thật rất đáng lo ngại.
Có một thiếu gia quận 1 này ngay từ thời THPT đã bắt đầu hít Heroin. Ban đầu vào vũ trường hít cho sành điệu, sau dần rất nặng. Đỉnh điểm là có lần, mẹ của thiếu gia đột ngột mở cửa phòng của con trai và phát hiện thiếu gia đang nằm “đơ như cây cơ” vì phê thuốc. Khỏi phải bàn sự hoảng hốt của bà mẹ thiếu gia ở thời điểm đó, nhưng làm lớn chuyện thì lại sợ thiếu gia… giận.
Vậy là bà âm thầm cho thiếu gia tiền để hít, cho ít thì sợ thiếu gia thiếu tiền có thể dính vào phạm pháp để thỏa mãn cơn nghiện, đành phải cho nhiều. Được thoải mái hít, thiếu gia càng hít bạo. Thiếu gia hít đến mức cuối cùng bà mẹ buộc phải đưa con vào trại cai nghiện để thiếu gia khỏi… chết bất đắc kỳ tử.
Lần anh bạn tôi vào trại cai nghiện để làm công tác điều tra, gặp được bà mẹ của thiếu quận 1 này. Bà nói trong nước mắt “Nói thiệt với chú là nếu nó có hít hết mức thì tôi cũng đủ tiền cho nó chơi. Tui tính rồi, nó hít nhiều lần mỗi năm chừng 50.000 USD. Mà cái đám hít này nghe nói khó sống quá 10 năm kể từ ngày chơi lắm. Vậy là nếu nó hít đến chết thì tui chỉ tốn khoảng 500.000 USD chứ mấy. Nhưng mà tui có mỗi mình nó, mất 500.000 USD không tiếc, chứ nó mà chết rồi chắc tui chết theo. Buộc phải cho nó đi cai nghiện thôi, chú ạ”.
Nghe chuyện anh bạn kể, tôi cứ thắc mắc không biết sao 500.000 USD mà người ta có thể nói nhẹ nhàng như kiểu vài nghìn đồng thế không biết (?!). Đa phần, các thiếu gia lợi dụng vào tình thương của những bà mẹ “lắm tiền nhưng ít con” để nâng dần đẳng cấp của mình.
Một thiếu gia là con chủ tiệm vàng lớn tại khu vực Bình Chánh ngay từ lớp 11 đã khiến bạn bè hết sức ngưỡng mộ vì dám cắm chiếc Camry của bố lấy 10.000 USD ném vào một trận bóng đá. Tốt nghiệp THPT, bố mẹ thiếu gia lập tức tống thiếu gia sang Singapore du học. Đừng tưởng là thiếu gia không có tiền nên đi học ở Đông Nam Á. Bố thiếu gia từng “thề” với bạn bè rằng “Cung trăng mà đi du học được, tao cũng đủ tiền cho con tao đi. Nhưng cho nó đi học gần để dễ quản lý nó hơn”.
Ngày thiếu gia xuất ngoại tầm sư, ngoài một đống tiền trong tài khoản lẫn tiền trong ví để dành cho thiếu gia tiêu vặt trên xứ người, mẹ của thiếu gia còn cẩn thận ấn vào tay cái nhẫn hột xoàng có giá “chỉ khoảng 20.000USD” và nói: “Ở bên đó có thiếu thốn gì mà mẹ chưa kịp gửi tiền qua, thì con cứ cầm tạm mà xài”.
Ở xứ người, không chịu sự quản lý của bất kỳ ai, thiếu gia bắt đầu lao vào những cuộc ăn chơi khiến giới du học sinh tại khu Tai Thong – một trong những khu vực đông du học sinh Việt Nam sinh sống cái thời mới bắt đầu có cuộc đua du học – nhiều phen phải “xanh mặt” vì… kính phục.
Ở khu Tai Thong thời đó chỉ có mỗi quán 79 là quán bar do người Việt bán, tiếng Anh của thiếu gia kém, nên thiếu gia chỉ chọn quán này làm địa điểm đóng đô. Thiếu gia là khách VIP của quán, thay vì tính tiền rượu tại quán, chủ bar ưu ái mỗi tháng gửi hóa đơn tính tiền cho thiếu gia một lần. Tháng nào tiền hóa đơn cho chẵn 30 ngày uống rượu của thiếu gia là 10,000 dollar Singapore thì cũng… chẳng có gì làm lớn chuyện lắm.
Chuyện cứ như đùa, có lần ba của thiếu gia sang thăm thiếu gia. Thấy phụ huynh sang, mà mình lại không biết tiếng Anh thì khả năng bị cúp “đạn” là chắc chắn. Thiếu gia bèn mượn một cô bạn gái cùng lớp, giới thiệu là bạn gái của thiếu gia. Cô bạn gái này có nhiệm vụ mỗi khi phụ huynh của thiếu gia đi đâu là luôn kèm sát để… phiên dịch. Cái giá của mỗi ngày “nhờ” này là 200 dollar Singapore. So với tiền rượu của mình, thì thiếu gia vẫn… lời chán.
Chuyện rượu của thiếu gia Bình Chánh cũng chẳng vào đâu so với thiếu gia quận 3. Thiếu gia quận 3 là con một, ngày thiếu gia sang Thái Lan du học, mẹ thiếu gia khóc hết nước mắt. Thương con, nhưng để ở nhà thì sợ quản không nổi, mà cho đi du học xa cũng lo không xong. Cuối cùng, mẹ thiếu gia quận 3 quyết định mỗi kỳ nghỉ cuối tuần, thiếu gia phải bay từ Thái Lan về Việt Nam trình diện mẹ. Và cứ chiều chủ nhật thì lại sang Thái.
Đều đặn, tuần nào cũng thế. Thiếu gia quận 3 không uống rượu, thiếu gia chỉ thích xài đồ hiệu. Cái cặp để thiếu gia đeo lơn tơn đi học ngoại ngữ ở Thái giá cũng hơn 2.500 USD. Toàn bộ phục trang của thiếu gia, tính từ mắt kính xuống đến giày, không dưới 10.000 USD.
Ở Thái được hơn 1 năm, chắc chán cái cảnh ngồi máy bay mỗi tuần, thiếu gia nằng nặc đòi về Việt Nam. Thiếu gia đòi rất quyết liệt, đòi sống đòi chết. Mẹ thiếu gia đến mức này đành phải xuống nước cho thiếu gia về. Về nước hôm trước, hôm sau thiếu gia tuyên bố với đám bạn: “Tao sẽ làm ca sĩ”. Nói là làm, thiếu gia yêu cầu mẹ rải tiền mời các nhạc sĩ đến luyện giọng cho mình. Giá để được làm ca sĩ đâu có rẻ, vài trăm triệu chỉ là mới.. nhập môn. Nhưng so với tiền của nhà thiếu gia, thì đó chỉ là chuyện bé như cái lỗ kim khâu. Khi mà mẹ thiếu gia tốn một đống tiền để thiếu gia nuôi giấc mộng idol, thì cũng là lúc thiếu gia phát hiện mình không có năng khiếu ca hát.
Thiếu gia chấp nhận là kẻ thất bại trên sân khấu, bà mẹ chưa kịp mừng vì cái tin vui này thì thiếu gia tuyên bố tiếp “Trước khi chia tay sự nghiệp cầm micro, con muốn làm một liveshow”. Làm một liveshow ca nhạc tiền có thể bỏ ra, nhưng với giọng ca như thiếu gia thì đào đâu ra khán giả. Cuối cùng, mẹ của thiếu gia đành chiều con theo cách bao một phòng trà ca nhạc, cho thiếu gia mời bạn bè đến tham gia uống rượu và thưởng thức giọng hát của thiếu gia cả một đêm.
Có mấy tay “không biết thưởng thức nghệ thuật” muốn bỏ về nửa chừng, mẹ thiếu gia phải cho người giữ lại bằng cách bỏ tiền ra thuê những kẻ “không am hiểu âm nhạc ấy” ở lại nghe đến khi kết thúc chương trình. Nghe đâu, đêm chia tay sự nghiệp ca hát ấy, mẹ của thiếu gia tốn gần cả tỷ đồng.
Thiếu gia đi du học, chỉ có rượu hoặc đồ hiệu. Có thể, do xa nhà, nên “đạn dược” của thiếu gia kém, chứ thiếu gia ở thành phố, chuyện gì mà thiếu gia lại không thể làm được.
Có thiếu gia bố là dân buôn bán bất động sản có tiếng ở quận 10, đang học đại học thì thiếu gia tuyên bố: “Học cũng chỉ để sau này đi kiếm tiền. Mà tiền nhà mình không thiếu”. Vậy là thiếu gia nghỉ học. Suốt ngày thiếu gia chủ yếu tụ tập bạn bè đi bar uống rượu, đi bar càng khuya, chơi càng vui. Mẹ thiếu gia cáu lắm, quyết định tân trang tầng trệt của căn biệt thự thành một quầy bar để thiếu gia chơi tại nhà.
Nhà có quầy bar, thiếu gia không được đi đêm nữa, rất chán. Nghe thằng bạn cùng hội chỉ cách, thiếu gia tổ chức một show sex kiểu như bên Thái hay cho tổ chức cho khách du lịch xem. Bà mẹ chứng kiến show sex này của một đám “nửa người nửa ngợm” hoảng quá đành cấm cửa bạn bè thiếu gia đến quầy bar gia đình chơi nữa. Thiếu bạn thì buồn, thiếu gia lại tiếp tục đi vũ trường như trước.
Một lần đi bar, thiếu gia quận 10 chạm mặt một thiếu gia mới nổi khác. Đã là thiếu gia thì không ưa nhau, thiếu gia quận 10 tìm mọi cách làm đối thủ bẽ mặt. Không để ý gì đến vài cái chuyện vặt ấy, thiếu gia mới nổi sang bàn thiếu gia quận 10 hỏi khẽ: “Uống rượu da không?”
Uống rượu da là cách gọi của các thiếu gia mỗi khi ngứa mắt với ai đó. Cách đánh đố này đại loại là hai thiếu gia sẽ chọn vài em xinh như mộng trong quầy bar, thiếu gia nào nhắc điện thoại đều được ca sĩ hoặc người mẫu đến càng chứng tỏ đẳng cấp.
Sau khi tuyển được “đối tác”, hai đối tác sẽ từ từ dùng rượu (dĩ nhiên là loại càng đắt tiền càng tốt) rưới lên vùng da của các “đối tác” và… liếm. Thiếu gia nào say trước thì coi như thiếu gia đó thua. Mà khi đã thua, ngoài chuyện phải trả tiền rượu thì cách tốt nhất đừng đến quán bar hay vũ trường đó nữa kẻo không lại bị “bọn xấu nó cười cho”.
Cái lần ấy thiếu gia quận 10 và thiếu gia mới nổi tiếng bất phân thắng bại, uống từ khuya đến tờ mờ sáng. Đến khi hóa đơn tiền rượu lẫn tiền dành cho “đối tác” lên đến vài nghìn USD cho mỗi thiếu gia thì cuộc chơi bắt đầu hạ nhiệt. Cả hai thanh toán tiền và hẹn đêm sau đấu tiếp. Nhưng, có lẽ thiếu gia mới nổi sau một ngày suy nghĩ, đã hối mà không đến như lời hẹn. Từ đó, quầy bar vắng bặt thiếu gia mới nổi.
Lâu lâu rồi, dân thiếu gia ở TP. HCM rộ lên tin đồn rằng có thiếu gia ở quận 5, trong một lần đã hứng chí ngồi trên xe hơi với vài kiều nữ, thiếu gia tuyên bố em nào đoán trúng biển số xe của thiếu gia, thiếu gia sẽ biếu không chiếc xe hơi ấy.
Một em đoán trúng, thiếu gia lập tức dừng xe, trao giấy tờ và chìa khóa xe ngay lập tức. Cái thời đó, tin đồn này khiến thiếu gia “có giá” rất dữ trong các tụ điểm ăn chơi. Nhưng về sau chiêu “bảnh ảo” này của thiếu gia bị lật tẩy, thiếu gia mất uy tín nghiêm trọng và lập tức bị xóa sổ khỏi “cuộc chơi của các thiếu gia”.
Hóa ra, cái chiêu này rất đơn giản. Thiếu gia quận 5 chỉ cần thuê một em xinh xinh cùng các em xinh xinh mới quen khác, khi thiếu gia vừa lên tiếng thách đố, em này sẽ nói ngay để đề phòng em nào nói trước. Đương nhiên câu trả lời của em “gà” này sẽ trúng phóc. Ngay lập tức, thiếu gia sẽ chơi đúng kiểu của thiếu gia là cho xe, nhưng sau đó em xinh xinh này sẽ trả lại xe cho thiếu gia. Đám thiếu gia khác thấy thiếu gia quận 5 cho xe hoài, mà vẫn đi con xe cũ, thế nên các thiếu gia sinh nghi, và cuối cùng, cái chiêu của thiếu gia quận 5 bị lộ.
Nhắc xe hơi, chợt nhớ đến chuyện năm 2008 vừa rồi, hai thiếu gia là anh em ruột ở quận 7 đang theo học đại học ở Mỹ khiến giới thiếu gia gần như phát rồ vì tham gia cuộc thi Gumball 3000. Đây là một cuộc thi tổ chức tại Mỹ, đại khái là cuộc thi dành cho các tay mê xe hơi. Gumball 3000 là cuộc đua thường niên diễn ra trên chặng đường dài 3000 dặm nhưng không được tổ chức ở một nơi cố định mà thay đổi theo từng năm.
Gumball 3000 ra đời từ năm 1999 khi Maximillion Cooper rủ 55 người bạn của ông dành 6 ngày đi 3000 dặm vòng quanh châu Âu tổ chức dạ tiệc mỗi khi dừng chân. Từ đó đến nay, Gumball 3000 được tổ chức đều đặn hàng năm. Những mẫu xe tham dự đều là “hàng khủng” như cặp Bugatty Veyron, SLR McLaren được độ lại, Jaguar XJ220, SSC Ultimate Aero, Audi R8, Ferrari, Lamborghini và Aston Martin.
Hai thiếu gia quận 7 này muốn tham dự cuộc thi đã đóng phí không dưới 120 nghìn USD cho mỗi người. Quái ở chỗ, đây là cuộc thi không có giải thưởng đáng giá nếu tính bằng hiện kim. Người ta thường coi cuộc thi này là “cuộc diễu hành sang trọng trên phố” mà thôi, cũng chẳng có giải cho người chạy xe nhanh nhất. Đơn giản Gumball 3000 là nơi để người ta “khoe” xe.
Dĩ nhiên, nếu đạt đẳng cấp của công tử phố núi thì ai đâu lại quan tâm đến một cuộc thi như thế này. Và nếu công tử phố núi đi thi, biết đâu dàn xe của công tử sẽ khiến người ta choáng váng. Còn mang dàn xe sang Mỹ như thế nào, thì không ai biết cả. Nhưng trong giới thiếu gia, cái chuyện tham dự giải Gumball là khủng khiếp lắm rồi. Đó là cái đích mà bất cứ thiếu gia nào cũng hằng mơ ước đến.
Mà ngẫm lại, thiếu gia nào mà không có ước mơ được khẳng định đẳng cấp của mình. Đẳng cấp của thiếu gia là những cuộc chơi hình bậc thang, bậc sau luôn cao hơn bậc trước. Vì đã là thiếu gia thì cuộc chơi có bao giờ kết thúc (?!). Buồn thay và cũng đáng lo ngại thay!
Theo 24h