G
Guest
Guest
Đi chữa răng là điều ít ai muốn vì... đau, tốn kém. Để không phải nhờ đến nha sĩ, chỉ cần chải răng, xỉa răng, giữ gìn răng miệng cẩn thận.
Thế nhưng, trên thực tế, ít người thực hiện đúng cách nên tỷ lệ mắc bệnh răng miệng tại nước ta rất cao. Theo TS Lý Ngọc Khuê - Vụ điều trị, bộ y tế, có 90% dân số Việt Nam bị sâu răng, 70% dân số bị bệnh nha chu.
Bảo vệ răng - Không khó!
Để thực thi “nhiệm vụ” phá hủy răng, vi khuẩn hình thành lớp màng mỏng bao quanh răng, lớp màng này rất dễ “thanh toán” ngay khi mới bắt đầu. Để “diệt” lớp áo vi khuẩn chỉ cần đánh răng 2 lần/ngày và xỉa răng. Tuy nhiên, nếu chăm sóc răng không đúng cách, lớp màng này sẽ đóng thành mảng, bám cứng vào răng. Càng để lâu, mảng bám càng cứng chắc và lan rộng làm viêm nướu và nha chu, đến giai đoạn này, chỉ có nha sĩ với dụng cụ chuyên môn mới điều trị được.
Giữ gìn răng miệng hiệu quả nhất là nên chải răng sau khi ăn, sáng thức dậy và tối trước khi đi ngủ. Chọn và sử dụng kem đánh răng có flour (flour được chứng minh là hiệu quả cao trong ngăn ngừa sâu răng). Theo hướng dẫn của TS Ngô Đồng Khanh – Viện Phó Viện Răng Hàm Mặt Trung ương TP.HCM, thời gian chải mỗi mặt răng là 30 giây (mặt ngoài, mặt trong, mặt nhai và mặt bên).
Theo thống kê, rất đông dân số Việt Nam mắc bệnh về răng miệng
- Đối với mặt ngoài: Đặt bàn chải nghiêng một góc 45 độ với hàm răng, chải theo chiều từ chân răng đến mặt nhai động tác tới lui nhẹ nhàng. Tránh chải răng theo chiều ngang vì sẽ làm mòn cổ răng. Chải mỗi vùng 2 - 3 răng và tuần tự như thế. Áp dụng cách chải răng tương tự cho mặt nhai.
- Đối với mặt trong: Đặt lông bàn chải theo chiều thẳng đứng và dùng đầu bàn chải nhẹ nhàng chải từ trên xuống dưới. Đừng quên dùng bàn chải làm sạch lưỡi hoặc đồ dùng nạo lưỡi giúp cho hơi thở thơm tho hơn.
Lời khuyên của các nha sĩ trong chăm sóc răng là nên dùng chỉ nha khoa. TS Ngô Đồng Khánh giải thích: “Chỉ nha khoa có nhiều kích cỡ, có sáp làm sạch răng nhưng không làm trầy xước nướu, viêm nhiễm. Trong khi đó, dùng tăm, nhất là tăm cứng, dễ làm hở rộng kẽ răng, thức ăn dễ mắc vào, càng xỉa răng càng làm xô lệch răng, mòn răng, hình thành túi nha chu...”.
- Dùng chỉ nha khoa cần đúng cách: Lấy một đoạn chỉ dài khoảng 50cm, quấn hai đầu sợi chỉ vào hai ngón tay giữa, chừa lại một đoạn khoảng 5 cm. Ngón trỏ và ngón cái giữ căng sợi chỉ, nhẹ nhàng đưa sợi chỉ vào kẽ răng sao cho đoạn chỉ len sát mặt bên của răng.
Không ấn sợi chỉ quá sâu sẽ làm tổn thương nướu. Kéo sợi chỉ quanh mỗi răng theo hình chữ “C” và nhẹ nhàng di chuyển lên xuống ở mặt bên mỗi răng. Nên sử dụng sợi chỉ khác trước khi chuyển qua làm sạch răng kế tiếp.
Sản phẩm làm trắng răng
Có không ít kem đánh răng được quảng cáo có khả năng làm trắng răng. Điều này không sai, vì kem đánh răng có chứa flour ngăn cản hình thành mảng bám răng, cao răng, làm sạch răng. Thế nhưng cần phân biệt rõ giữa sạch răng và làm thay đổi màu răng. Theo thông tin từ trang web Kidshealth thì kem đánh răng không thay đổi được màu răng, tức là không làm trắng được răng đã ngả màu.
Để tẩy trắng răng, trên thị trường hiện nay có nhiều sản phẩm. Tuy nhiên, theo nha sĩ Huỳnh Thị Kim Dung - Nha khoa Vạn Hạnh TP.HCM, thì sản phẩm tẩy trắng răng khi tẩy sẽ hút một lượng chất màu bám vào răng bằng oxy nồng độ cao, có thể gây tổn thương, phỏng nướu.
Khi dùng chỉ nha khoa không ấn sợi chỉ quá sâu sẽ làm tổn thương nướu
Thực phẩm và răng miệng
Ai cũng biết ăn ngọt nhiều gây hư răng, nhưng răng hư không phụ thuộc vào lượng đường ăn vào nhiều hay ít mà là cách ăn. Nếu ăn đồ ngọt chung trong các bữa ăn chính sẽ ít hư răng, nhờ lúc này tuyến nước bọt tiết nhiều, “quét” phần lớn lượng đường, vi khuẩn trong miệng (các loại kẹo cứng, kẹo bạc hà thơm miệng, mứt...) sẽ tạo thành axit ăn mòn lớp men bảo vệ răng. Ăn ngọt từ trước giờ đi ngủ mà không chải răng sẽ rút ngắn tuổi thọ của răng nhiều nhất, vì khi ngủ nước bọt tiết ít.
Như vậy, những ai khó “đoạn tuyệt” với thức ăn ngọt cần chú ý: Ăn đồ ngọt chung trong bữa ăn, không ăn ngọt giữa bữa hoặc chọn thức ăn ít đường: trái cây, sữa chua; nếu không thể đánh răng sau khi ăn, hãy súc miệng bằng nước hoặc nhai kẹo gôm không đường.
Thế nhưng, trên thực tế, ít người thực hiện đúng cách nên tỷ lệ mắc bệnh răng miệng tại nước ta rất cao. Theo TS Lý Ngọc Khuê - Vụ điều trị, bộ y tế, có 90% dân số Việt Nam bị sâu răng, 70% dân số bị bệnh nha chu.
Bảo vệ răng - Không khó!
Để thực thi “nhiệm vụ” phá hủy răng, vi khuẩn hình thành lớp màng mỏng bao quanh răng, lớp màng này rất dễ “thanh toán” ngay khi mới bắt đầu. Để “diệt” lớp áo vi khuẩn chỉ cần đánh răng 2 lần/ngày và xỉa răng. Tuy nhiên, nếu chăm sóc răng không đúng cách, lớp màng này sẽ đóng thành mảng, bám cứng vào răng. Càng để lâu, mảng bám càng cứng chắc và lan rộng làm viêm nướu và nha chu, đến giai đoạn này, chỉ có nha sĩ với dụng cụ chuyên môn mới điều trị được.
Giữ gìn răng miệng hiệu quả nhất là nên chải răng sau khi ăn, sáng thức dậy và tối trước khi đi ngủ. Chọn và sử dụng kem đánh răng có flour (flour được chứng minh là hiệu quả cao trong ngăn ngừa sâu răng). Theo hướng dẫn của TS Ngô Đồng Khanh – Viện Phó Viện Răng Hàm Mặt Trung ương TP.HCM, thời gian chải mỗi mặt răng là 30 giây (mặt ngoài, mặt trong, mặt nhai và mặt bên).
Theo thống kê, rất đông dân số Việt Nam mắc bệnh về răng miệng
- Đối với mặt ngoài: Đặt bàn chải nghiêng một góc 45 độ với hàm răng, chải theo chiều từ chân răng đến mặt nhai động tác tới lui nhẹ nhàng. Tránh chải răng theo chiều ngang vì sẽ làm mòn cổ răng. Chải mỗi vùng 2 - 3 răng và tuần tự như thế. Áp dụng cách chải răng tương tự cho mặt nhai.
- Đối với mặt trong: Đặt lông bàn chải theo chiều thẳng đứng và dùng đầu bàn chải nhẹ nhàng chải từ trên xuống dưới. Đừng quên dùng bàn chải làm sạch lưỡi hoặc đồ dùng nạo lưỡi giúp cho hơi thở thơm tho hơn.
Lời khuyên của các nha sĩ trong chăm sóc răng là nên dùng chỉ nha khoa. TS Ngô Đồng Khánh giải thích: “Chỉ nha khoa có nhiều kích cỡ, có sáp làm sạch răng nhưng không làm trầy xước nướu, viêm nhiễm. Trong khi đó, dùng tăm, nhất là tăm cứng, dễ làm hở rộng kẽ răng, thức ăn dễ mắc vào, càng xỉa răng càng làm xô lệch răng, mòn răng, hình thành túi nha chu...”.
- Dùng chỉ nha khoa cần đúng cách: Lấy một đoạn chỉ dài khoảng 50cm, quấn hai đầu sợi chỉ vào hai ngón tay giữa, chừa lại một đoạn khoảng 5 cm. Ngón trỏ và ngón cái giữ căng sợi chỉ, nhẹ nhàng đưa sợi chỉ vào kẽ răng sao cho đoạn chỉ len sát mặt bên của răng.
Không ấn sợi chỉ quá sâu sẽ làm tổn thương nướu. Kéo sợi chỉ quanh mỗi răng theo hình chữ “C” và nhẹ nhàng di chuyển lên xuống ở mặt bên mỗi răng. Nên sử dụng sợi chỉ khác trước khi chuyển qua làm sạch răng kế tiếp.
Sản phẩm làm trắng răng
Có không ít kem đánh răng được quảng cáo có khả năng làm trắng răng. Điều này không sai, vì kem đánh răng có chứa flour ngăn cản hình thành mảng bám răng, cao răng, làm sạch răng. Thế nhưng cần phân biệt rõ giữa sạch răng và làm thay đổi màu răng. Theo thông tin từ trang web Kidshealth thì kem đánh răng không thay đổi được màu răng, tức là không làm trắng được răng đã ngả màu.
Để tẩy trắng răng, trên thị trường hiện nay có nhiều sản phẩm. Tuy nhiên, theo nha sĩ Huỳnh Thị Kim Dung - Nha khoa Vạn Hạnh TP.HCM, thì sản phẩm tẩy trắng răng khi tẩy sẽ hút một lượng chất màu bám vào răng bằng oxy nồng độ cao, có thể gây tổn thương, phỏng nướu.
Khi dùng chỉ nha khoa không ấn sợi chỉ quá sâu sẽ làm tổn thương nướu
Thực phẩm và răng miệng
Ai cũng biết ăn ngọt nhiều gây hư răng, nhưng răng hư không phụ thuộc vào lượng đường ăn vào nhiều hay ít mà là cách ăn. Nếu ăn đồ ngọt chung trong các bữa ăn chính sẽ ít hư răng, nhờ lúc này tuyến nước bọt tiết nhiều, “quét” phần lớn lượng đường, vi khuẩn trong miệng (các loại kẹo cứng, kẹo bạc hà thơm miệng, mứt...) sẽ tạo thành axit ăn mòn lớp men bảo vệ răng. Ăn ngọt từ trước giờ đi ngủ mà không chải răng sẽ rút ngắn tuổi thọ của răng nhiều nhất, vì khi ngủ nước bọt tiết ít.
Như vậy, những ai khó “đoạn tuyệt” với thức ăn ngọt cần chú ý: Ăn đồ ngọt chung trong bữa ăn, không ăn ngọt giữa bữa hoặc chọn thức ăn ít đường: trái cây, sữa chua; nếu không thể đánh răng sau khi ăn, hãy súc miệng bằng nước hoặc nhai kẹo gôm không đường.
Thương Thương
Theo PNVN
Theo PNVN