Cirque Du Freak: The Vampire’s Assistant dựa trên bộ sách được rất nhiều độc giả ái mộ của nhà văn Darren Shan. Truyện là cuộc phiêu lưu giả tưởng của một cậu bé vô tình phá vỡ hai thế kỷ ngừng chiến giữa hai phe phái ma cà rồng.
Trong thế giới của họ, ma cà rồng thông thường (vampire) không giết nạn nhân sau khi hút máu, còn nhánh ma cà rồng vampaneze lại vô cùng hiếu sát. Nhóm vampaneze tìm cách lôi kéo các ma cà rồng vampire vào một cuộc chiến, và các bạn trẻ trong phim bị mắc kẹt trong cuộc xung đột đó.
Bị kéo vào cuộc sống khác thường của những tay dị nhân và quái vật thuộc về thế giới bóng tối, sự bình yên nhưng buồn tẻ nay sẽ không còn nữa. Thay vào đó, chàng thiếu niên phải hoàn tất sứ mệnh của mình ở một nơi chỉ tồn tại trong những cơn ác mộng. Ra đời gần như cùng thời điểm với Trăng non nhưng Đệ tử Ma cà rồng vẫn có những nét độc đáo riêng nhờ các yếu tố sau.
Những tình tiết dày đặc
Câu chuyện bắt đầu với nhân vật Darren Shan - chẳng có gì đặc biệt so với bạn bè đồng trang lứa ở khu vực ngoại ô cả. Cậu thường đi chơi cùng chiến hữu Steve - một cậu bé có học lực tốt và không thích gặp rắc rối. Nhưng khi Darren và Steve lỡ bước chân tới tham dự buổi trình diễn của một đoàn xiếc lưu diễn kỳ bí, mọi thứ đã hoàn toàn thay đổi đối với Darren. Sau buổi diễn, Darren định bắt trộm Octa - con nhện độc của một ma cà rồng có tên là Larten Crepsley. Trớ trêu thay, Octa cắn Steve và Darren phải quay lại cầu xin Crepsley cứu sống bạn mình. Crepsley tận dụng tình thế này để buộc Darren phải lựa chọn giữa việc biến thành một con ma cà rồng khát máu, hoặc chứng kiến cái chết của người bạn thân.
Khi đã trở thành một ma cà rồng, Darren Shan gia nhập Cirque Du Freak, một gánh xiếc rong với những sinh vật ghê sợ như Cậu bé Người Rắn, Người Sói, Quý bà Truska - người phụ nữ mọc râu, và một người đàn ông khổng lồ có tên là Ông Cao Kều. Khi Darren làm quen với sức mạnh mới của mình trong thế giới bóng tối này, cậu bỗng trở thành một vật báu mà cả ma cà rồng lẫn nhóm đối địch đáng sợ, vampaneze, đều thèm muốn.
Công việc chuyển thể
Vào năm 2000, tác giả người Anh Darren Shan giới thiệu với thế giới cuốn tiểu thuyết đầu tiên của series Cirque Du Freak với cái tên The Saga of Darren Shan. Ngay lập tức nó trở thành một làn sóng tác động tới độc giả toàn cầu và thu hút được đông đảo fan hâm mộ.
Với sự hóm hỉnh tinh quái cùng chất hồi hộp kỳ bí, series này đã được xuất bản tại 37 quốc gia và được dịch ra hơn 30 thứ tiếng. J.K Rowling, tác giả của bộ truyện Harry Potter đã ca ngợi đây là một câu truyện chứa đựng đầy những điều bất ngờ, và khiến độc giả thèm muốn tiếp tục khám phá.
Đến năm 2005, nhà sản xuất Ewan Leslie giới thiệu với nhà làm phim Lauren Shuller Donner về bộ sách của Shan và bà đã bị cuốn hút bởi tình bạn giữa nhân vật Larten Crepsley, một ma cà rồng 220 tuổi, với một chàng thiếu niên mới sắp bước sang tuổi 16. Shuler Donner nói rằng, “Tôi cảm thấy rằng ẩn chứa đằng sau vỏ bọc dí dỏm và huyền bí, cuốn sách có nhiều điều muốn nói về tình bạn và gia đình. Tác giả muốn bóc tách câu hỏi ‘Đâu là cái giá của sự trung thành?’”
Shuler Donner và Leslie bắt đầu tìm kiếm nhà làm phim có thể đưa câu chuyện này lên màn ảnh, và cả hai đều nhất trí tìm tới đạo diễn Paul Weitz, người thành danh nhờ bộ phim hài American Pie.
Ba tập đầu trong series truyện của Shan sẽ trở thành nguyên liệu chính cho bộ phim phiêu lưu giả tưởng này. Brian Helgeland đã phác qua kịch bản phim, gắn chặt với nội dung các cuốn sách và tăng thêm cho nó một chút đáng sợ và huyền bí. Sau đó, đạo diễn Paul Weitz sẽ nhập cuộc và phần việc của ông là làm cho nó trở nên dí dỏm hơn.
Shuller Donner phát biểu, “Chuyển thể một cuốn tiểu thuyết lên màn ảnh rộng luôn là một thử thách khó khăn, nhưng khi bạn phải chuyển 3 cuốn tiểu thuyết vào trong một bộ phim, sự khó khăn sẽ tăng lên gấp 3. Bạn phải thiết lập tuyến nhân vật, tạo dựng thế giới và sau đó kể câu chuyện của bạn.”
Với đạo diễn Paul Weitz, Cirque Du Freak: The Vampire’s Assistant là kiểu dự án mà ông luôn tìm kiếm: hoành tráng, sáng tạo, tối tăm nhưng cũng không kém phần hài hước. Luôn có một điều gợn nào đó trong quãng thời gian bạn chuẩn bị trở thành một người lớn, giống như bạn đang chuẩn bị bước vào một nơi mà tốt xấu khó có thể phân minh. Đối với Paul, câu chuyện của Darren giống như một phép ẩn dụ của sự trưởng thành.
Lựa chọn diễn viên, xây dựng nhân vật
Đề vào vai người thầy của Darren - ma cà rồng Larten Crepsley huyền thoại, kẻ có thể di chuyển với tốc độ ánh sáng, các nhà làm phim đã có một lựa chọn bất ngờ: John C. Reilly, một diễn viên vốn nổi tiếng với các vai hài hước. Đạo diễn Weitz giải thích, “Crepsley cần phải khác thường và lập dị như vậy. Ông ta không giống hình ảnh một ma cà rồng truyền thống mà bạn vẫn thường tưởng tượng.”
Reilly cố gắng tìm hiểu mọi thứ xung quanh nhân vật Larten Crepsley. Vì vậy, trong suốt quá trình làm phim, ông ấy đã đọc hết 12 cuốn sách trong series của Shan. Với ông, mục tiêu khi thực hiện bộ phim này là không làm thay đổi những yếu tố quan trọng thiết yếu trong cấu trúc thế giới của Cirque Du Freak.
Người vào vai Ông Cao Kều bí ẩn - ông chủ và cũng là người vận hành gánh xiếc là diễn viên Nhật Bản Ken Watanabe, người được khán giả phương Tây nhớ đến nhiều nhất qua vai diễn từng được đề cử giải Oscar trong The Last Samurai. Ông Cao Kều luôn giữ một quan điểm vững vàng về chuyện xung đột giữa ma cà rồng và vampaneze. Và lòng nhân từ của ông ta thì được thể hiện qua sự bảo vệ tới mức cực đoan đối với những gì thuộc về mình. Từ việc giải cứu Cậu Bé Người Rắn Evra khi còn là một đứa bé mới sinh, tới việc nhẫn nhịn nhìn Crepsley bẻ cong các luật lệ, Ông Cao Kều luôn điều hành gánh xiếc với một thái độ ân cần nhưng cũng hết sức cứng rắn.
“Bộ sách này cực kỳ ăn khách tại Nhật Bản, và Ken quả là một ngôi sao lớn ở đất nước này. Do đó tôi rất vui khi chúng tôi có thể vươn tới được lượng fan đông đảo ở nơi đây. Và vì Cirque là một gánh xiếc rong ruổi khắp nơi trên thế gian, các thành viên của nó cũng nên mang tính đa sắc tộc,” nhà sản xuất Leslie phát biểu.
Đối với vai Darren và người bạn thân Steve của cậu, các nhà làm phim chú ý tới các diễn viên trẻ là Chris Massoglia và Josh Hutcherson. Cũng như những gì đã từng làm với American Pie, đạo diễn Weitz một lần nữa lựa chọn những diễn viên trẻ chưa nổi danh lắm cho dự án này.
Josh Hutcherson có bảng thành tích dài hơn một chút so với Massoglia với các vai chính trong Bridge to Terabithiavà Journey to the Center of the Earth. Và mặc dù từ trước đến giờ, cậu luôn nhận những vai làm trẻ ngoan, thì Hutcherson sẽ thể hiện một bộ mặt khác qua vai Steve trong The Vampire’s Assistant. Cậu ta bị ám ảnh bởi ma cà rồng và luôn muốn có một cuộc sống nay đây mai đó theo cách riêng của mình.
Theo lời nhà sản xuất Shuler Donner, các nhân vật khác trong phim đều rất dị: Quý Bà Truska xinh đẹp (Salma Hayek) có một bộ râu rậm; Alexander Ribs (Orlando Jones) là người đàn ông gầy nhất thế giới; Corma Limbs (Jane Krakowski) có thể mọc lại tay sau khi rụng xuống; và Rhamus Twobellies (Frankie Faison thủ vai) có thể ăn mọi thứ cũng như xếp lại mọi thứ ở trong bụng của mình.
Thủ lĩnh của nhóm ma cà rồng xấu xa lại, thật trớ trêu, lại có tên là Mr. Tiny, do Michael Cerveris thủ vai. Chỉ huy phó của hắn là sát thủ vampanze Murlaugh, do Ray Stevenson khắc họa.
Dựng hình và kỹ xảo trong phim
Đạo diễn Weitz lấy cảm hứng từ những bức tranh theo trường phái Biểu Hiện của Đức vào những năm 1920-1930 để tạo dựng nên cảm xúc cho thế giới mà Darren bước vào, cũng là thế giới mà Larten Crepsley đã sống hàng thập kỷ. Cùng các đạo cụ hóa trang, hàng giờ trang điểm và cắt ghép đồ họa máy tính, dàn diễn viên gồm những dị nhân mà tác giả Shan tưởng tượng đã chào đời.
Một trong những kỹ xảo đáng chú ý là việc Quý Bà Truska gợi cảm bỗng chốc mọc ra một bộ râu dài. Họ muốn cảnh đó diễn ra càng tự nhiên càng tốt cộng với một chút giúp sức từ đồ họa máy tính. Cả nhóm để ý tới từng chi tiết, kể cả việc kiểm soát tốc độ mọc ra của bộ râu, xem nó có mọc đều trên khuôn mặt không, rồi nên cho ria mép mọc ra trước hay râu quai nón mọc trước...
Để tạo nên bề ngoài kì dì của Orlando Jones, các cảnh quay được đặc biệt thực hiện ngược sáng để làm nổi bật hình thể của nhân vật này. Nội tạng của anh ta như được quấn trong ni-lông gói thức ăn vậy.
Đạo diễn Weitz không muốn cánh tay của Corma xuất hiện một cách quá máu me, nên đội ngũ kỹ xảo đã thiết kế cho nó mọc lại theo một dạng xoắn trông giống như mỳ spaghetti. Trong phim còn có một cảnh bạn trai của Corma cắn đứt một ngón tay của cô, và để thực hiện điều này, các nhà làm phim đã sử dụng một miếng sô-cô-la cứng để làm ngón tay giả cho Corma!
Người Sói của rạp xiếc là một bộ đồ kín từ đầu đến chân và cần tới bốn nhân viên để điều khiển tất cả các bộ phận: một người cho đôi lông mày, một điều khiển miệng, một người điều kiển lông mi, và một người lo chỉnh mũi. Họ đã thực hiện một công việc tuyệt vời!
Dàn dựng bối cảnh quay
Khi các nhà làm phim thám thính địa điểm cho quá trình quay, họ quyết định địa điểm mà họ sẽ chọn sau cùng là Louisiana. Có một nhà hát rất đẹp bị bỏ hoang tại New Orleans mà có thể sử dụng được cho cảnh các dị nhân biểu diễn ở đầu bộ phim.
Khu nghĩa trang trông rất đáng sợ vào ban đêm với những cây sồi lớn nhiều tuổi. Và với đoàn xiếc Cirque dựng trại ở dưới tán cây, hiệu quả của hình ảnh đó càng được tăng lên đáng kể. Họ muốn quay dưới những gốc cây lâu năm này bởi chúng tạo nên hình vòm và ánh sáng xuyên qua trông rất kỳ ảo lung linh.
Vì trong đoàn có những diễn viên chưa đủ 18 tuổi nên có những khoảng thời gian nhất định mà cả đoàn không thể tiến hành quay. Vì vậy, thay vì thực hiện cảnh quay vào ban đêm, khá nhiều cảnh được chuyển vào trong phim trường. Với cách này thì nhà thiết kể sản xuất Arnold có thể điều khiển linh hoạt các điều kiện ánh sáng vào không gian thuận lợi hơn cho nhà quay phim James Muro.
Sau khi Darren trở thành ma cà rồng, cậu ta nằm trong một quan tài năm sâu khoảng 1m8 phía dưới nghĩa trang, và để đảm bảo tính chân thực, cảnh quay cần phải thể hiện đủ chiều sâu đó. Để quay được cảnh này, cả đội ngũ phải lên xe đến một địa điểm khác cách đó một giờ rưỡi ô tô, bởi vì thành phố New Orleans nằm ở một vùng có địa thế hơi thấp, nếu họ đào một cái hố sâu chừng ấy, nó sẽ ngập ngay cả khi trời không mưa. Vì thế, dời đến một nơi cao hơn, họ có thể đào sâu gần 3m mà không sợ gặp phải vấn đề với nước ngầm.
Trong thế giới của họ, ma cà rồng thông thường (vampire) không giết nạn nhân sau khi hút máu, còn nhánh ma cà rồng vampaneze lại vô cùng hiếu sát. Nhóm vampaneze tìm cách lôi kéo các ma cà rồng vampire vào một cuộc chiến, và các bạn trẻ trong phim bị mắc kẹt trong cuộc xung đột đó.
Bị kéo vào cuộc sống khác thường của những tay dị nhân và quái vật thuộc về thế giới bóng tối, sự bình yên nhưng buồn tẻ nay sẽ không còn nữa. Thay vào đó, chàng thiếu niên phải hoàn tất sứ mệnh của mình ở một nơi chỉ tồn tại trong những cơn ác mộng. Ra đời gần như cùng thời điểm với Trăng non nhưng Đệ tử Ma cà rồng vẫn có những nét độc đáo riêng nhờ các yếu tố sau.
Những tình tiết dày đặc
Câu chuyện bắt đầu với nhân vật Darren Shan - chẳng có gì đặc biệt so với bạn bè đồng trang lứa ở khu vực ngoại ô cả. Cậu thường đi chơi cùng chiến hữu Steve - một cậu bé có học lực tốt và không thích gặp rắc rối. Nhưng khi Darren và Steve lỡ bước chân tới tham dự buổi trình diễn của một đoàn xiếc lưu diễn kỳ bí, mọi thứ đã hoàn toàn thay đổi đối với Darren. Sau buổi diễn, Darren định bắt trộm Octa - con nhện độc của một ma cà rồng có tên là Larten Crepsley. Trớ trêu thay, Octa cắn Steve và Darren phải quay lại cầu xin Crepsley cứu sống bạn mình. Crepsley tận dụng tình thế này để buộc Darren phải lựa chọn giữa việc biến thành một con ma cà rồng khát máu, hoặc chứng kiến cái chết của người bạn thân.
Khi đã trở thành một ma cà rồng, Darren Shan gia nhập Cirque Du Freak, một gánh xiếc rong với những sinh vật ghê sợ như Cậu bé Người Rắn, Người Sói, Quý bà Truska - người phụ nữ mọc râu, và một người đàn ông khổng lồ có tên là Ông Cao Kều. Khi Darren làm quen với sức mạnh mới của mình trong thế giới bóng tối này, cậu bỗng trở thành một vật báu mà cả ma cà rồng lẫn nhóm đối địch đáng sợ, vampaneze, đều thèm muốn.
Công việc chuyển thể
Vào năm 2000, tác giả người Anh Darren Shan giới thiệu với thế giới cuốn tiểu thuyết đầu tiên của series Cirque Du Freak với cái tên The Saga of Darren Shan. Ngay lập tức nó trở thành một làn sóng tác động tới độc giả toàn cầu và thu hút được đông đảo fan hâm mộ.
Với sự hóm hỉnh tinh quái cùng chất hồi hộp kỳ bí, series này đã được xuất bản tại 37 quốc gia và được dịch ra hơn 30 thứ tiếng. J.K Rowling, tác giả của bộ truyện Harry Potter đã ca ngợi đây là một câu truyện chứa đựng đầy những điều bất ngờ, và khiến độc giả thèm muốn tiếp tục khám phá.
Đến năm 2005, nhà sản xuất Ewan Leslie giới thiệu với nhà làm phim Lauren Shuller Donner về bộ sách của Shan và bà đã bị cuốn hút bởi tình bạn giữa nhân vật Larten Crepsley, một ma cà rồng 220 tuổi, với một chàng thiếu niên mới sắp bước sang tuổi 16. Shuler Donner nói rằng, “Tôi cảm thấy rằng ẩn chứa đằng sau vỏ bọc dí dỏm và huyền bí, cuốn sách có nhiều điều muốn nói về tình bạn và gia đình. Tác giả muốn bóc tách câu hỏi ‘Đâu là cái giá của sự trung thành?’”
Shuler Donner và Leslie bắt đầu tìm kiếm nhà làm phim có thể đưa câu chuyện này lên màn ảnh, và cả hai đều nhất trí tìm tới đạo diễn Paul Weitz, người thành danh nhờ bộ phim hài American Pie.
Ba tập đầu trong series truyện của Shan sẽ trở thành nguyên liệu chính cho bộ phim phiêu lưu giả tưởng này. Brian Helgeland đã phác qua kịch bản phim, gắn chặt với nội dung các cuốn sách và tăng thêm cho nó một chút đáng sợ và huyền bí. Sau đó, đạo diễn Paul Weitz sẽ nhập cuộc và phần việc của ông là làm cho nó trở nên dí dỏm hơn.
Shuller Donner phát biểu, “Chuyển thể một cuốn tiểu thuyết lên màn ảnh rộng luôn là một thử thách khó khăn, nhưng khi bạn phải chuyển 3 cuốn tiểu thuyết vào trong một bộ phim, sự khó khăn sẽ tăng lên gấp 3. Bạn phải thiết lập tuyến nhân vật, tạo dựng thế giới và sau đó kể câu chuyện của bạn.”
Với đạo diễn Paul Weitz, Cirque Du Freak: The Vampire’s Assistant là kiểu dự án mà ông luôn tìm kiếm: hoành tráng, sáng tạo, tối tăm nhưng cũng không kém phần hài hước. Luôn có một điều gợn nào đó trong quãng thời gian bạn chuẩn bị trở thành một người lớn, giống như bạn đang chuẩn bị bước vào một nơi mà tốt xấu khó có thể phân minh. Đối với Paul, câu chuyện của Darren giống như một phép ẩn dụ của sự trưởng thành.
Lựa chọn diễn viên, xây dựng nhân vật
Reilly cố gắng tìm hiểu mọi thứ xung quanh nhân vật Larten Crepsley. Vì vậy, trong suốt quá trình làm phim, ông ấy đã đọc hết 12 cuốn sách trong series của Shan. Với ông, mục tiêu khi thực hiện bộ phim này là không làm thay đổi những yếu tố quan trọng thiết yếu trong cấu trúc thế giới của Cirque Du Freak.
Người vào vai Ông Cao Kều bí ẩn - ông chủ và cũng là người vận hành gánh xiếc là diễn viên Nhật Bản Ken Watanabe, người được khán giả phương Tây nhớ đến nhiều nhất qua vai diễn từng được đề cử giải Oscar trong The Last Samurai. Ông Cao Kều luôn giữ một quan điểm vững vàng về chuyện xung đột giữa ma cà rồng và vampaneze. Và lòng nhân từ của ông ta thì được thể hiện qua sự bảo vệ tới mức cực đoan đối với những gì thuộc về mình. Từ việc giải cứu Cậu Bé Người Rắn Evra khi còn là một đứa bé mới sinh, tới việc nhẫn nhịn nhìn Crepsley bẻ cong các luật lệ, Ông Cao Kều luôn điều hành gánh xiếc với một thái độ ân cần nhưng cũng hết sức cứng rắn.
“Bộ sách này cực kỳ ăn khách tại Nhật Bản, và Ken quả là một ngôi sao lớn ở đất nước này. Do đó tôi rất vui khi chúng tôi có thể vươn tới được lượng fan đông đảo ở nơi đây. Và vì Cirque là một gánh xiếc rong ruổi khắp nơi trên thế gian, các thành viên của nó cũng nên mang tính đa sắc tộc,” nhà sản xuất Leslie phát biểu.
Đối với vai Darren và người bạn thân Steve của cậu, các nhà làm phim chú ý tới các diễn viên trẻ là Chris Massoglia và Josh Hutcherson. Cũng như những gì đã từng làm với American Pie, đạo diễn Weitz một lần nữa lựa chọn những diễn viên trẻ chưa nổi danh lắm cho dự án này.
Josh Hutcherson có bảng thành tích dài hơn một chút so với Massoglia với các vai chính trong Bridge to Terabithiavà Journey to the Center of the Earth. Và mặc dù từ trước đến giờ, cậu luôn nhận những vai làm trẻ ngoan, thì Hutcherson sẽ thể hiện một bộ mặt khác qua vai Steve trong The Vampire’s Assistant. Cậu ta bị ám ảnh bởi ma cà rồng và luôn muốn có một cuộc sống nay đây mai đó theo cách riêng của mình.
Theo lời nhà sản xuất Shuler Donner, các nhân vật khác trong phim đều rất dị: Quý Bà Truska xinh đẹp (Salma Hayek) có một bộ râu rậm; Alexander Ribs (Orlando Jones) là người đàn ông gầy nhất thế giới; Corma Limbs (Jane Krakowski) có thể mọc lại tay sau khi rụng xuống; và Rhamus Twobellies (Frankie Faison thủ vai) có thể ăn mọi thứ cũng như xếp lại mọi thứ ở trong bụng của mình.
Thủ lĩnh của nhóm ma cà rồng xấu xa lại, thật trớ trêu, lại có tên là Mr. Tiny, do Michael Cerveris thủ vai. Chỉ huy phó của hắn là sát thủ vampanze Murlaugh, do Ray Stevenson khắc họa.
Dựng hình và kỹ xảo trong phim
Đạo diễn Weitz lấy cảm hứng từ những bức tranh theo trường phái Biểu Hiện của Đức vào những năm 1920-1930 để tạo dựng nên cảm xúc cho thế giới mà Darren bước vào, cũng là thế giới mà Larten Crepsley đã sống hàng thập kỷ. Cùng các đạo cụ hóa trang, hàng giờ trang điểm và cắt ghép đồ họa máy tính, dàn diễn viên gồm những dị nhân mà tác giả Shan tưởng tượng đã chào đời.
Một trong những kỹ xảo đáng chú ý là việc Quý Bà Truska gợi cảm bỗng chốc mọc ra một bộ râu dài. Họ muốn cảnh đó diễn ra càng tự nhiên càng tốt cộng với một chút giúp sức từ đồ họa máy tính. Cả nhóm để ý tới từng chi tiết, kể cả việc kiểm soát tốc độ mọc ra của bộ râu, xem nó có mọc đều trên khuôn mặt không, rồi nên cho ria mép mọc ra trước hay râu quai nón mọc trước...
Để tạo nên bề ngoài kì dì của Orlando Jones, các cảnh quay được đặc biệt thực hiện ngược sáng để làm nổi bật hình thể của nhân vật này. Nội tạng của anh ta như được quấn trong ni-lông gói thức ăn vậy.
Đạo diễn Weitz không muốn cánh tay của Corma xuất hiện một cách quá máu me, nên đội ngũ kỹ xảo đã thiết kế cho nó mọc lại theo một dạng xoắn trông giống như mỳ spaghetti. Trong phim còn có một cảnh bạn trai của Corma cắn đứt một ngón tay của cô, và để thực hiện điều này, các nhà làm phim đã sử dụng một miếng sô-cô-la cứng để làm ngón tay giả cho Corma!
Người Sói của rạp xiếc là một bộ đồ kín từ đầu đến chân và cần tới bốn nhân viên để điều khiển tất cả các bộ phận: một người cho đôi lông mày, một điều khiển miệng, một người điều kiển lông mi, và một người lo chỉnh mũi. Họ đã thực hiện một công việc tuyệt vời!
Dàn dựng bối cảnh quay
Khi các nhà làm phim thám thính địa điểm cho quá trình quay, họ quyết định địa điểm mà họ sẽ chọn sau cùng là Louisiana. Có một nhà hát rất đẹp bị bỏ hoang tại New Orleans mà có thể sử dụng được cho cảnh các dị nhân biểu diễn ở đầu bộ phim.
Khu nghĩa trang trông rất đáng sợ vào ban đêm với những cây sồi lớn nhiều tuổi. Và với đoàn xiếc Cirque dựng trại ở dưới tán cây, hiệu quả của hình ảnh đó càng được tăng lên đáng kể. Họ muốn quay dưới những gốc cây lâu năm này bởi chúng tạo nên hình vòm và ánh sáng xuyên qua trông rất kỳ ảo lung linh.
Vì trong đoàn có những diễn viên chưa đủ 18 tuổi nên có những khoảng thời gian nhất định mà cả đoàn không thể tiến hành quay. Vì vậy, thay vì thực hiện cảnh quay vào ban đêm, khá nhiều cảnh được chuyển vào trong phim trường. Với cách này thì nhà thiết kể sản xuất Arnold có thể điều khiển linh hoạt các điều kiện ánh sáng vào không gian thuận lợi hơn cho nhà quay phim James Muro.
Sau khi Darren trở thành ma cà rồng, cậu ta nằm trong một quan tài năm sâu khoảng 1m8 phía dưới nghĩa trang, và để đảm bảo tính chân thực, cảnh quay cần phải thể hiện đủ chiều sâu đó. Để quay được cảnh này, cả đội ngũ phải lên xe đến một địa điểm khác cách đó một giờ rưỡi ô tô, bởi vì thành phố New Orleans nằm ở một vùng có địa thế hơi thấp, nếu họ đào một cái hố sâu chừng ấy, nó sẽ ngập ngay cả khi trời không mưa. Vì thế, dời đến một nơi cao hơn, họ có thể đào sâu gần 3m mà không sợ gặp phải vấn đề với nước ngầm.
Thuỷ Linh