Theo lời của ông Cương, khoảng hơn một tháng trước, sau khi đi làm đồng về, ông nhảy xuống sông tắm rửa. Khi đó, một chiếc ca nô chạy qua, sóng lớn đã cuốn ông trôi ra gần giữa sông, nhưng ông thấy lạ là người cứ nổi bồng bềnh trên mặt nước như khúc gỗ khô. Quá bất ngờ, ông quyết định tự “kiểm chứng” khả năng kỳ lạ này bằng cách nằm bất động trên mặt nước rồi thả trôi theo dòng chảy trên sông đi xa hàng km, với thời gian hàng giờ đồng hồ. Sau lần đó, mỗi lần làm về, khi xuống sông tắm ông Cương đều thử đi thử lại và đều có thể lênh đênh trên mặt nước suốt ngày.
Ông Cương tự nổi trên mặt nước như đang nằm ngủ. Ảnh: Tam Rồng.
Chuyện “người tự nổi” nhanh chóng lan truyền đi khắp nơi trong vùng. Mặc dù nhà ông Cương ở vùng ven biển, giao thông cách trở nhưng sau khi hay tin mỗi ngày có hàng trăm người tìm đến nài nỉ ông “biểu diễn” cho mọi người cùng xem. Lúc ông nằm ngửa bất động, hai chân, hai tay duỗi thẳng trôi trên mặt nước, khi lại đưa hai tay, hai chân lên cao; lúc lại gối hai tay lên đầu, chấp hai tay lên bụng... nhưng vẫn không bị chìm. Vốn là dân ca cổ khá “nổi tiếng” ở xứ rừng đước, rừng mắm Đầm Dơi nên có buổi “biểu diễn” ông Cương còn được đề nghị ca hàng loạt bài vọng cổ vang vọng… dưới sông, được "khán giả" đứng xem 2 bên bờ sông hưởng ứng tích cực.
Chiều ngày 17/5, khi hay tin ông Cương lên thăm người anh ruột ngụ ở phường 5, thị xã Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu, nhiều người lại tìm đến và đề nghị ông Cương “biểu diễn”. Tại Khu du lịch Hồ Nam (phường 1, thị xã Bạc Liêu) rộng lớn hàng chục ha, khi ông Cương “biểu diễn”, nhiều người cổ vũ, reo hò làm vang dậy cả khu vực.
Ông Cương “biểu diễn” tại Khu du lịch Hồ Nam. Ảnh: Bạc Liêu.
Khả năng "đặt biệt" khiến ông Cương cũng mất ăn, ngủ vì... "nổi tiếng". Theo lời người đàn ông này, không ngày nào ông được nghỉ ngơi. Không chỉ có người địa phương, mà đi đến đâu ông cũng bị “khán giả” nài nỉ biểu diễn. Không cầm lòng, thế là ông Cương cứ nổi lềnh đềnh trên sông nước suốt ngày này sang ngày khác bất kẻ nắng mưa.
Ông Hứa Ngọc Kiến, anh ruột của ông Cương, cho biết, từ khi phát hiện điều kỳ lạ của người em, chuông điện thoại trong gia đình reo vang suốt ngày. "Đôi lúc cũng hơi bị làm phiền, những bù lại thì những câu hỏi đầy ngưỡng mộ của mọi người gần xa, mong muốn được một lần đến xem người em lạ của mình, nên cũng vui", ông Kiến nói.
Cũng theo lời người anh này, ông Cương là người em trai thứ 6 trong gia đình có 7 anh em. Từ bé đến lớn, ông Cương phát triển bình thường như bao người khác trong gia đình nhưng ông dáng to hơn, cao 1m72, nặng hơn 70kg. Hiện ông Cương sống cùng vợ và 2 con.
Chứng kiến ông Cương “biểu diễn”, ông Trần Ngọc Phương, Phó giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Bạc Liêu cho biết, đây không phải là trường hợp đầu tiên có người tự nổi trên mặt nước, nhưng người như thế rất hiếm ở nước ta. Đây là hiện tượng lạ, các nhà khoa học cũng chưa chứng minh được vì sao cơ thể con người lại tự nổi trên mặt nước như thế. Riêng ông Cương tự nổi trên mặt nước trong thời gian dài, có thể đề nghị các cơ quan chuyên môn thẩm định, xét công nhận kỷ lục Guiness Việt Nam.
Ngoài ông Cương, trước đây còn có cụ Trần Thị Đang (82 tuổi, ở ấp An Thuận, xã Phú Đức, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long) và em Trần Thịnh Tiến (6 tuổi, ấp Ga, thị trấn Tân Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) cũng nổi được trên mặt nước. Họ có thể đưa tay, chân lên cao, gội đầu, cầm dù để che nắng...
vnxpress
Ông Cương tự nổi trên mặt nước như đang nằm ngủ. Ảnh: Tam Rồng.
Chuyện “người tự nổi” nhanh chóng lan truyền đi khắp nơi trong vùng. Mặc dù nhà ông Cương ở vùng ven biển, giao thông cách trở nhưng sau khi hay tin mỗi ngày có hàng trăm người tìm đến nài nỉ ông “biểu diễn” cho mọi người cùng xem. Lúc ông nằm ngửa bất động, hai chân, hai tay duỗi thẳng trôi trên mặt nước, khi lại đưa hai tay, hai chân lên cao; lúc lại gối hai tay lên đầu, chấp hai tay lên bụng... nhưng vẫn không bị chìm. Vốn là dân ca cổ khá “nổi tiếng” ở xứ rừng đước, rừng mắm Đầm Dơi nên có buổi “biểu diễn” ông Cương còn được đề nghị ca hàng loạt bài vọng cổ vang vọng… dưới sông, được "khán giả" đứng xem 2 bên bờ sông hưởng ứng tích cực.
Chiều ngày 17/5, khi hay tin ông Cương lên thăm người anh ruột ngụ ở phường 5, thị xã Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu, nhiều người lại tìm đến và đề nghị ông Cương “biểu diễn”. Tại Khu du lịch Hồ Nam (phường 1, thị xã Bạc Liêu) rộng lớn hàng chục ha, khi ông Cương “biểu diễn”, nhiều người cổ vũ, reo hò làm vang dậy cả khu vực.
Ông Cương “biểu diễn” tại Khu du lịch Hồ Nam. Ảnh: Bạc Liêu.
Khả năng "đặt biệt" khiến ông Cương cũng mất ăn, ngủ vì... "nổi tiếng". Theo lời người đàn ông này, không ngày nào ông được nghỉ ngơi. Không chỉ có người địa phương, mà đi đến đâu ông cũng bị “khán giả” nài nỉ biểu diễn. Không cầm lòng, thế là ông Cương cứ nổi lềnh đềnh trên sông nước suốt ngày này sang ngày khác bất kẻ nắng mưa.
Ông Hứa Ngọc Kiến, anh ruột của ông Cương, cho biết, từ khi phát hiện điều kỳ lạ của người em, chuông điện thoại trong gia đình reo vang suốt ngày. "Đôi lúc cũng hơi bị làm phiền, những bù lại thì những câu hỏi đầy ngưỡng mộ của mọi người gần xa, mong muốn được một lần đến xem người em lạ của mình, nên cũng vui", ông Kiến nói.
Cũng theo lời người anh này, ông Cương là người em trai thứ 6 trong gia đình có 7 anh em. Từ bé đến lớn, ông Cương phát triển bình thường như bao người khác trong gia đình nhưng ông dáng to hơn, cao 1m72, nặng hơn 70kg. Hiện ông Cương sống cùng vợ và 2 con.
Chứng kiến ông Cương “biểu diễn”, ông Trần Ngọc Phương, Phó giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Bạc Liêu cho biết, đây không phải là trường hợp đầu tiên có người tự nổi trên mặt nước, nhưng người như thế rất hiếm ở nước ta. Đây là hiện tượng lạ, các nhà khoa học cũng chưa chứng minh được vì sao cơ thể con người lại tự nổi trên mặt nước như thế. Riêng ông Cương tự nổi trên mặt nước trong thời gian dài, có thể đề nghị các cơ quan chuyên môn thẩm định, xét công nhận kỷ lục Guiness Việt Nam.
Ngoài ông Cương, trước đây còn có cụ Trần Thị Đang (82 tuổi, ở ấp An Thuận, xã Phú Đức, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long) và em Trần Thịnh Tiến (6 tuổi, ấp Ga, thị trấn Tân Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) cũng nổi được trên mặt nước. Họ có thể đưa tay, chân lên cao, gội đầu, cầm dù để che nắng...
vnxpress