G
Guest
Guest
Đám con buôn pín rắn đều thuộc lòng công thức biến gân bò thành pín mãng xà và pín của bất kỳ con gì nếu muốn. "Kỹ thuật cơ bản là lấy phần gân chân của con bò dùng dao lam khứa thành trăm nhát nhỏ rồi đem phơi 3-4 nắng cho bung gai ra. Khi nó cứng lạ thì thành pín. Có điều pín rắn trắng hơn pín cọp nên trước khi đem khứa gai, tạo rãnh phải chịu khó ngâm thuốc tẩy cho nó nhạt màu một chút".
View attachment 6646 Pín rắn giả được bày bán ở "chợ" đông dược Hải Thượng Lãn Ông Sau một thời gian tạm lắng, trào lưu săn lùng "cái ấy" của các loài mãnh thú được đồn thổi "nhứt xứ" trên mặt trận gối chăn bùng phát trở lại. Điểm khác biệt là giới môn đồ không còn tơ tưởng đến "của quý" từ hải cẩu hay ông ba mươi… mà chĩa tầm ngắm sang pín rắn. Đây chính là lý do mà thị trường gần như loạn mặt "hàng" này.
Tại TP HCM, pín mãng xà xuất hiện khắp nơi, trong quán nhậu, ngoài chợ trời và theo các chuyến xe của đội quân chuyên kinh doanh bò sát máu lạnh lưu động…
"Nóng" trên từng cây số!
Những ngày đeo bám chợ thịt rừng Phạm Viết Chánh (quận 1), bên cạnh những tảng thịt nai, thịt hoẵng đẫm máu tươi có nguồn gốc từ heo nái và các "anh em" họ gia súc của nó như trâu - bò, chúng tôi còn phát hiện các chủ quầy treo lủng lẳng những bó gân nhỏ, màu vàng nhạt, dài khoảng 1 gang tay người lớn đầy gai góc bảo, pín rắn hổ chúa. "Trong các loài mãng xà, chỉ rắn hổ chúa mới là loài dữ nhất, dữ về khối lượng, hình dáng, nọc độc, khả năng sinh nở và cả sức mạnh chốn phòng the".
Hót đã đời rồi, bà M., chủ quán thịt H.M., ra giá: "Mỗi cái năm xị (500.000 đồng), chỉ cần ngâm bộ 2 cái kèm tắc kè, hải mã thì vô sinh, yếu sinh lý gì nó giải quyết tất".
Được nhiều tay chơi mách nước từ trước nên chúng tôi đảo ra khu phố thuốc Đông y Hải Thượng Lãn Ông (quận 5) để "mua hàng giá sỉ". Ngoài mê trận cây cỏ và cao đơn hoàn tán, nhiều quầy đông dược nơi đây còn bán các món độc đời như nanh cọp, sừng bò rừng, xương cá sấu, cao trăn, nấm linh chi… và pín rắn.
Chỉ tay vào chiếc tủ kính với hơn trăm cái pín được bó bằng mấy cọng dây thun, bà chủ quầy đông dược T.T., hất hàm: "Rắn chúa mà yêu là quên ăn, quên ngủ luôn đó. Nó quấn nhau xà nẹo có khi đến 2 ngày 2 đêm mới chịu nhả ra. Ông bà mình có câu "ăn gì - uống gì bổ nấy" hoàn toàn có cơ sở. Ở đây ngộ lấy hàng tận gốc, một cái chỉ bốn trăm thôi (400.000 đồng), miễn trả giá!".
Tại quầy kề bên, các ông bà chủ cũng "hót" và rao giá tương tự. Để tăng tính hấp dẫn, có ông còn nổ "hổ chúa là loài duy nhất ăn thịt chính đồng loại nên toàn thân nó là kho dược liệu khổng lồ. Bởi vậy linh hồn của hổ chúa ngoài máu, mật còn có pín".
Giải thích cho cái sự "pín rắn ở đâu mà nhiều và rẻ vậy?", đám con buôn đều chung câu trả lời: "Hàng tập kết từ Campuchia. Bên ấy rừng nhiều, có Biển Hồ rộng lớn nên rắn bát ngát. Ăn hổng hết, người ta bắt xẻ khô, xẻo pín xuất khẩu".
Chim rắn = gân bò
Tại TP HCM, ngay tại thời điểm này, pín rắn hổ chúa được bày bán nhiều như lá mùa thu. Phải tiếp cận với đám này gần cả tuần lễ, cuối cùng chúng tôi mới được một con buôn, tiết lộ: "Nếu bắt đúng mối thì giá gốc chỉ có 40.000-50.000 đồng/cái thôi. Còn hét bao nhiêu thì tùy thuộc vào mình! Có thằng giỏi nó hét được bạc triệu đấy"...
Qua trò chuyện, đám con buôn pín rắn đều thuộc lòng công thức biến gân bò thành pín mãng xà, pín ông ba mươi và pín của bất kỳ con gì nếu muốn. "Kỹ thuật cơ bản là lấy phần gân chân của con bò dùng dao lam khứa thành trăm nhát nhỏ rồi đem phơi 3-4 nắng cho bung gai ra. Khi nó cứng lạ thì thành pín thôi. Có điều pín rắn trắng hơn pín cọp nên trước khi đem khứa gai, tạo rãnh phải chịu khó ngâm thuốc tẩy cho nó nhạt màu một chút"...
"Pín rắn không có tác dụng tăng lực"
Đó là khẳng định của lương y Nguyễn Đức Nghĩa (học trò cố GS-TS Đỗ Tất Lợi, phụ trách Phòng khám đông y Tuệ Tĩnh). "Dân ta có quan niệm "ăn gì bổ nấy" nhưng với pín rắn thì điều đó không xảy ra. Trong y văn từ cổ chí kim không có tài liệu nào nói về tính năng hồi dương, tăng cường sinh lực từ pín rắn hổ chúa hay các loài rắn hổ khác. Tất cả chỉ là tin đồn miệng, mọi người đừng hao tốn tài lực vô ích, đôi khi còn rước họa vào thân".
"Rắn nước + dây thép + phoóc môn = rắn hổ chúa"
"Công thức" này được ông Nguyễn Hữu Hưng (Trưởng Phòng pháp chế Chi cục kiểm lâm TP HCM) bật mí như lời cảnh báo với các quý ông khoái uống rượu mãng xà. Muốn lên đời rắn nước, đám gian lấy kẽm hay cọng chì banh hàm con vật đưa vào lọ ngâm phoócmôn cho cứng rồi rút cây. Vầng trăng đặc trưng trên đầu rắn hổ chúa được họ "phẫu thuật" bằng cách lấy một miếng da trên đỉnh đầu. Sau khi được ngâm rượu thuốc bắc, những con rắn hổ vọ, rắn nước giá chỉ vài chục ngàn đồng được hét "hổ chúa" và bán với giá bạc triệu.
Theo T.Dũng
View attachment 6646 Pín rắn giả được bày bán ở "chợ" đông dược Hải Thượng Lãn Ông Sau một thời gian tạm lắng, trào lưu săn lùng "cái ấy" của các loài mãnh thú được đồn thổi "nhứt xứ" trên mặt trận gối chăn bùng phát trở lại. Điểm khác biệt là giới môn đồ không còn tơ tưởng đến "của quý" từ hải cẩu hay ông ba mươi… mà chĩa tầm ngắm sang pín rắn. Đây chính là lý do mà thị trường gần như loạn mặt "hàng" này.
Tại TP HCM, pín mãng xà xuất hiện khắp nơi, trong quán nhậu, ngoài chợ trời và theo các chuyến xe của đội quân chuyên kinh doanh bò sát máu lạnh lưu động…
"Nóng" trên từng cây số!
Những ngày đeo bám chợ thịt rừng Phạm Viết Chánh (quận 1), bên cạnh những tảng thịt nai, thịt hoẵng đẫm máu tươi có nguồn gốc từ heo nái và các "anh em" họ gia súc của nó như trâu - bò, chúng tôi còn phát hiện các chủ quầy treo lủng lẳng những bó gân nhỏ, màu vàng nhạt, dài khoảng 1 gang tay người lớn đầy gai góc bảo, pín rắn hổ chúa. "Trong các loài mãng xà, chỉ rắn hổ chúa mới là loài dữ nhất, dữ về khối lượng, hình dáng, nọc độc, khả năng sinh nở và cả sức mạnh chốn phòng the".
Hót đã đời rồi, bà M., chủ quán thịt H.M., ra giá: "Mỗi cái năm xị (500.000 đồng), chỉ cần ngâm bộ 2 cái kèm tắc kè, hải mã thì vô sinh, yếu sinh lý gì nó giải quyết tất".
Được nhiều tay chơi mách nước từ trước nên chúng tôi đảo ra khu phố thuốc Đông y Hải Thượng Lãn Ông (quận 5) để "mua hàng giá sỉ". Ngoài mê trận cây cỏ và cao đơn hoàn tán, nhiều quầy đông dược nơi đây còn bán các món độc đời như nanh cọp, sừng bò rừng, xương cá sấu, cao trăn, nấm linh chi… và pín rắn.
Chỉ tay vào chiếc tủ kính với hơn trăm cái pín được bó bằng mấy cọng dây thun, bà chủ quầy đông dược T.T., hất hàm: "Rắn chúa mà yêu là quên ăn, quên ngủ luôn đó. Nó quấn nhau xà nẹo có khi đến 2 ngày 2 đêm mới chịu nhả ra. Ông bà mình có câu "ăn gì - uống gì bổ nấy" hoàn toàn có cơ sở. Ở đây ngộ lấy hàng tận gốc, một cái chỉ bốn trăm thôi (400.000 đồng), miễn trả giá!".
Tại quầy kề bên, các ông bà chủ cũng "hót" và rao giá tương tự. Để tăng tính hấp dẫn, có ông còn nổ "hổ chúa là loài duy nhất ăn thịt chính đồng loại nên toàn thân nó là kho dược liệu khổng lồ. Bởi vậy linh hồn của hổ chúa ngoài máu, mật còn có pín".
Giải thích cho cái sự "pín rắn ở đâu mà nhiều và rẻ vậy?", đám con buôn đều chung câu trả lời: "Hàng tập kết từ Campuchia. Bên ấy rừng nhiều, có Biển Hồ rộng lớn nên rắn bát ngát. Ăn hổng hết, người ta bắt xẻ khô, xẻo pín xuất khẩu".
Chim rắn = gân bò
Tại TP HCM, ngay tại thời điểm này, pín rắn hổ chúa được bày bán nhiều như lá mùa thu. Phải tiếp cận với đám này gần cả tuần lễ, cuối cùng chúng tôi mới được một con buôn, tiết lộ: "Nếu bắt đúng mối thì giá gốc chỉ có 40.000-50.000 đồng/cái thôi. Còn hét bao nhiêu thì tùy thuộc vào mình! Có thằng giỏi nó hét được bạc triệu đấy"...
Qua trò chuyện, đám con buôn pín rắn đều thuộc lòng công thức biến gân bò thành pín mãng xà, pín ông ba mươi và pín của bất kỳ con gì nếu muốn. "Kỹ thuật cơ bản là lấy phần gân chân của con bò dùng dao lam khứa thành trăm nhát nhỏ rồi đem phơi 3-4 nắng cho bung gai ra. Khi nó cứng lạ thì thành pín thôi. Có điều pín rắn trắng hơn pín cọp nên trước khi đem khứa gai, tạo rãnh phải chịu khó ngâm thuốc tẩy cho nó nhạt màu một chút"...
"Pín rắn không có tác dụng tăng lực"
Đó là khẳng định của lương y Nguyễn Đức Nghĩa (học trò cố GS-TS Đỗ Tất Lợi, phụ trách Phòng khám đông y Tuệ Tĩnh). "Dân ta có quan niệm "ăn gì bổ nấy" nhưng với pín rắn thì điều đó không xảy ra. Trong y văn từ cổ chí kim không có tài liệu nào nói về tính năng hồi dương, tăng cường sinh lực từ pín rắn hổ chúa hay các loài rắn hổ khác. Tất cả chỉ là tin đồn miệng, mọi người đừng hao tốn tài lực vô ích, đôi khi còn rước họa vào thân".
"Rắn nước + dây thép + phoóc môn = rắn hổ chúa"
"Công thức" này được ông Nguyễn Hữu Hưng (Trưởng Phòng pháp chế Chi cục kiểm lâm TP HCM) bật mí như lời cảnh báo với các quý ông khoái uống rượu mãng xà. Muốn lên đời rắn nước, đám gian lấy kẽm hay cọng chì banh hàm con vật đưa vào lọ ngâm phoócmôn cho cứng rồi rút cây. Vầng trăng đặc trưng trên đầu rắn hổ chúa được họ "phẫu thuật" bằng cách lấy một miếng da trên đỉnh đầu. Sau khi được ngâm rượu thuốc bắc, những con rắn hổ vọ, rắn nước giá chỉ vài chục ngàn đồng được hét "hổ chúa" và bán với giá bạc triệu.
Theo T.Dũng