T
T$
Guest
(ThuVienBao.com) - ( 1:17 PM | 18/03/2011 )Bước vào lớp và đóng cửa phòng học như mọi khi thì bỗng nhiên cô giáo dạy tiếng Nhật hét lớn ’Akemasu’ (mở cửa). Lúc đó mình chưa cảm nhận được dưới chân mình đang rung nên chẳng định hình được cô giáo đang nói gì…
Khi anh Hoan hét lớn "động đất", chị Thư la "mở cửa, mở cửa", mình cứ ngớ ra chẳng hiểu sao động đất lại mở cửa cơ chứ. À thì ra là mở cửa để dễ thoát thân. Cô giáo bắt mọi người chui tọt xuống gầm bàn, nhưng chị Mai nhanh chân nên vút một cái cầm túi xách chạy vụt ra khỏi lớp.
Lúc đầu mình thấy buồn cười với cảnh tượng này nên đứng trơ trơ. Từng nghe là khi có động đất người Nhật sẽ chui xuống gầm giường hay gầm bàn, nhưng chưa bao giờ được mục sở thị nên thấy cứ thấy là lạ. Nhưng nếu chị Thư đã hét lớn và hoảng loạn thì mình cũng thấy ái ngại rồi. Gom hết sách vở vào giỏ, "Ồ, túi xách của chị Lan nữa kìa, gom nốt. Ôi cái Ipod yêu quý của chị Lan" gom tuốt. Định bỏ chạy xuống dưới đất (vì đang ở tầng 3) nhưng cô giáo giữ lại "Soto ga abunaine" (bên ngoài nguy hiểm lắm), thế là mình cũng chui tọt xuống gầm bàn.
Nhìn quanh, bạn Sa Tei Tei (đến từ Thượng Hải – Trung Quốc) thút tha thút thít, bạn Kwon (Hàn Quốc) thì bình chân như vại, bạn Gyon (Maylaysia) chiếm hẳn một bàn nằm giơ chân lên, hai đầu gối gập lại, hai tay cầm balô đưa lên che đầu. Chị Anh ôm khư khư áo khoác còn chị Thư thì nói như mếu: "Lam-san qua đây với chị" (san: từ hay gọi nhau của người Nhật), còn mình thì cứ thấy buồn cười. Ngồi khom lưng một lúc, mỏi quá thế là mình bắt chước bạn Gyon nằm luôn xuống đất. Bạn Kwon nói: "Nenakerebanaranai" (không được ngủ đâu đấy), còn mình thì "Nemasu, yasumimasu" (ngủ thôi, nghỉ ngơi thôi). Cả lớp nhốn nháo, chốc chốc lại có thông báo từ phòng đào tạo nhưng có ai nghe gì đâu, thế là cô giáo lại phải giải thích.
Rung rồi lại hết, hết rồi lại rung cứ thế liên tục. Mỗi lần cô giáo bắt đầu cho học là lại thấy rung, thế là lại phải chui vào gầm bàn. Bạn Jean và bạn Robbin (đến từ Thụy Điển) thì chia nhau một bàn. Mình và chị Mai chia nhau một bàn. Bạn Robbin thì: "Koibito ni denwa wo kakenai, shinpaidesu" (không thể nào gọi cho người yêu nhỉ, lo lắng quá). Bạn Jean thì: "I want to go home to check my furniture" (mình muốn về nhà kiểm tra đồ đạc).
Hết rung đợt hai, mình hỏi cô giáo có sóng thần không nhỉ? Thế là cả nhóm du học sinh người Việt la làng: "Cái con bé này"…
Tan học, mọi người phải chạy ngay về nhà vì hôm nay chị Tâm nhức đầu không đi học được. Cửa vừa mở, chị đã khóc nức nở như con nít: "Về Việt Nam thôi, không học hành gì nữa hết. Ghê quá mọi người ơi, cứ như nhà sắp đổ tới nơi". Mọi người tập trung lại bàn tán xôn xao, sau đó ai về phòng nấy để liên lạc với gia đình. Điện thoại không liên lạc được, chỉ có Internet là dùng được thôi nhưng cũng chập chờn lắm.
Mà cũng ngộ nhé. Nếu ở Việt Nam thì chắc mọi đường dây liên lạc đã out nhưng ở đây điện vẫn có, Internet vẫn có (điện thoại không liên lạc được là do nghẽn mạng thôi chứ không phải không có). Chỉ có hệ thống gas là tắt hoàn toàn nên chẳng nấu nướng được. Các anh nam bình tĩnh hơn nên đặt nồi cơm điện cho trứng vào hấp cùng. Các anh bảo: "Phải ăn cho no có sức mà chạy chứ". Cơm chín rồi thì xới ra tô và cho cá vào nồi cơm điện để nấu canh.
Trong lúc ăn cơm thì phát hiện ra là mọi người ai cũng chưa thay quần áo. Chẳng dám thay quần áo vì nhỡ có chuyện gì phải chạy ra ngoài thì cũng đỡ lạnh (ban đêm ngoài trời lạnh lắm, toàn dưới 10 độ C) . Chỉ nghe là vẫn còn trong tình trạng "báo động đỏ" nên cứ thấp tha thấp thỏm.
Bên người ai cũng thường trực túi xách gồm giấy tờ, tiền bạc, lương thực và nước uống. Buồn ngủ lắm nhưng chẳng dám chợp mắt. Chẳng biết nằm đâu cho phải, giường thì gầm sát đất rồi, gầm bàn thì nhỏ quá. Nhà cứ lắc lư liên tục như cây trước gió ấy. Đầu thì như bị say xe sau mỗi đợt nhà rung. Hai tay phải chat liên tục vì mọi người quan tâm hỏi han tình hình. Nếu cứ liên tục như vậy thì chắc "xì trét" nặng luôn quá.
Ôi Tokyo! Tokyo đã cho tôi biết thêm nhiều điều…
Bùi Thạch Lam
(Du học sinh Phú Yên học tập tại Nhật theo đề án 165)
(theo diendan.vnn)
Khi anh Hoan hét lớn "động đất", chị Thư la "mở cửa, mở cửa", mình cứ ngớ ra chẳng hiểu sao động đất lại mở cửa cơ chứ. À thì ra là mở cửa để dễ thoát thân. Cô giáo bắt mọi người chui tọt xuống gầm bàn, nhưng chị Mai nhanh chân nên vút một cái cầm túi xách chạy vụt ra khỏi lớp.
Lúc đầu mình thấy buồn cười với cảnh tượng này nên đứng trơ trơ. Từng nghe là khi có động đất người Nhật sẽ chui xuống gầm giường hay gầm bàn, nhưng chưa bao giờ được mục sở thị nên thấy cứ thấy là lạ. Nhưng nếu chị Thư đã hét lớn và hoảng loạn thì mình cũng thấy ái ngại rồi. Gom hết sách vở vào giỏ, "Ồ, túi xách của chị Lan nữa kìa, gom nốt. Ôi cái Ipod yêu quý của chị Lan" gom tuốt. Định bỏ chạy xuống dưới đất (vì đang ở tầng 3) nhưng cô giáo giữ lại "Soto ga abunaine" (bên ngoài nguy hiểm lắm), thế là mình cũng chui tọt xuống gầm bàn.
Nhìn quanh, bạn Sa Tei Tei (đến từ Thượng Hải – Trung Quốc) thút tha thút thít, bạn Kwon (Hàn Quốc) thì bình chân như vại, bạn Gyon (Maylaysia) chiếm hẳn một bàn nằm giơ chân lên, hai đầu gối gập lại, hai tay cầm balô đưa lên che đầu. Chị Anh ôm khư khư áo khoác còn chị Thư thì nói như mếu: "Lam-san qua đây với chị" (san: từ hay gọi nhau của người Nhật), còn mình thì cứ thấy buồn cười. Ngồi khom lưng một lúc, mỏi quá thế là mình bắt chước bạn Gyon nằm luôn xuống đất. Bạn Kwon nói: "Nenakerebanaranai" (không được ngủ đâu đấy), còn mình thì "Nemasu, yasumimasu" (ngủ thôi, nghỉ ngơi thôi). Cả lớp nhốn nháo, chốc chốc lại có thông báo từ phòng đào tạo nhưng có ai nghe gì đâu, thế là cô giáo lại phải giải thích.
Rung rồi lại hết, hết rồi lại rung cứ thế liên tục. Mỗi lần cô giáo bắt đầu cho học là lại thấy rung, thế là lại phải chui vào gầm bàn. Bạn Jean và bạn Robbin (đến từ Thụy Điển) thì chia nhau một bàn. Mình và chị Mai chia nhau một bàn. Bạn Robbin thì: "Koibito ni denwa wo kakenai, shinpaidesu" (không thể nào gọi cho người yêu nhỉ, lo lắng quá). Bạn Jean thì: "I want to go home to check my furniture" (mình muốn về nhà kiểm tra đồ đạc).
Hết rung đợt hai, mình hỏi cô giáo có sóng thần không nhỉ? Thế là cả nhóm du học sinh người Việt la làng: "Cái con bé này"…
Tan học, mọi người phải chạy ngay về nhà vì hôm nay chị Tâm nhức đầu không đi học được. Cửa vừa mở, chị đã khóc nức nở như con nít: "Về Việt Nam thôi, không học hành gì nữa hết. Ghê quá mọi người ơi, cứ như nhà sắp đổ tới nơi". Mọi người tập trung lại bàn tán xôn xao, sau đó ai về phòng nấy để liên lạc với gia đình. Điện thoại không liên lạc được, chỉ có Internet là dùng được thôi nhưng cũng chập chờn lắm.
Mà cũng ngộ nhé. Nếu ở Việt Nam thì chắc mọi đường dây liên lạc đã out nhưng ở đây điện vẫn có, Internet vẫn có (điện thoại không liên lạc được là do nghẽn mạng thôi chứ không phải không có). Chỉ có hệ thống gas là tắt hoàn toàn nên chẳng nấu nướng được. Các anh nam bình tĩnh hơn nên đặt nồi cơm điện cho trứng vào hấp cùng. Các anh bảo: "Phải ăn cho no có sức mà chạy chứ". Cơm chín rồi thì xới ra tô và cho cá vào nồi cơm điện để nấu canh.
Trong lúc ăn cơm thì phát hiện ra là mọi người ai cũng chưa thay quần áo. Chẳng dám thay quần áo vì nhỡ có chuyện gì phải chạy ra ngoài thì cũng đỡ lạnh (ban đêm ngoài trời lạnh lắm, toàn dưới 10 độ C) . Chỉ nghe là vẫn còn trong tình trạng "báo động đỏ" nên cứ thấp tha thấp thỏm.
Bên người ai cũng thường trực túi xách gồm giấy tờ, tiền bạc, lương thực và nước uống. Buồn ngủ lắm nhưng chẳng dám chợp mắt. Chẳng biết nằm đâu cho phải, giường thì gầm sát đất rồi, gầm bàn thì nhỏ quá. Nhà cứ lắc lư liên tục như cây trước gió ấy. Đầu thì như bị say xe sau mỗi đợt nhà rung. Hai tay phải chat liên tục vì mọi người quan tâm hỏi han tình hình. Nếu cứ liên tục như vậy thì chắc "xì trét" nặng luôn quá.
Ôi Tokyo! Tokyo đã cho tôi biết thêm nhiều điều…
Bùi Thạch Lam
(Du học sinh Phú Yên học tập tại Nhật theo đề án 165)
(theo diendan.vnn)