T
T$
Guest
(ThuVienBao.com) - ( 11:45 PM | 24/03/2011 )Ông Đinh Quốc Văn, Phó phòng Quan sát động đất (Viện Vật lý địa cầu) xác nhận, chấn động ở Hà Nội lúc 21h tối nay mạnh cấp 5. Trước đó, lúc 20h, một trận động đất 7 độ richter đã xảy ra tại khu vực biên giới Thái – Lào gây dư chấn cấp 5 ở Hà Nội và cấp 6 ở Điện Biên.
Theo ông Văn, những trận động đất như thế này sẽ có nhiều dư chấn tiếp theo. Tâm trận động đất 7 độ richter nói trên được xác định nằm về phía Bắc tỉnh Chiang Mai, Thái Lan. Về dư chấn tại Việt Nam, ông Văn cho biết, trước đây từng có một dư chấn cấp 6 xảy ra vào ngày 19/2/2001 ở Điện Biên. Ở VN theo ghi nhận, chỉ có chấn động cao nhất cấp 6,8, chưa bao giờ mạnh cấp 7.
Cư dân Hà Nội náo loạn vì động đất
Vào lúc 21h tối 24/3, người dân tại hàng loạt khu nhà cao tầng ở Hà Nội đã giật mình và nháo nhào đổ xuống đất khi cảm thấy sự “chao đảo”, được cho là tác động của một trận động đất nhẹ.
Chị Thủy, nhà ở tầng 8 khu chung cư bán đảo Linh Đàm cho biết, cơn chấn động diễn ra 2 lần liên tiếp nhau, mỗi lần kéo dài khoảng gần 1 phút. Cảm giác lúc đó là có sự rung chuyển, chao đảo.
“Tôi đang ngồi làm việc thì cảm thấy sự chao đảo, chiếc đèn treo trên trần nhà tôi lắc mạnh một hồi làm nên những tiếng động loảng xoảng. Chạy vội ra hành lang, tôi thấy mọi người cũng đang hốt hoảng đổ ra…” – chị Thuỷ cho biết.
Người dân tòa nhà Nơ 2, Khu đô thị Pháp Vân – Tứ Hiệp nháo nhác chạy xuống sân khi cảm nhận sự rung lắc trên các tầng cao. Ảnh: Hải Hà
Chị Tú Anh ở khu vực Minh Khai thì cho biết, cảm nhận của mình lúc đó là thấy choáng choáng, “tôi tưởng đầu mình bị làm sao, chạy ra thì thấy hàng xóm đều hốt hoảng hỏi nhau chuyện nhà có bị rung không, rồi tất thảy đều chạy nháo nhào xuống đất”.
Anh Bùi Hoàng Tính, một người dân sinh sống tại một chung cư trên phố Nguyễn Chí Thanh cho biết: “Tôi đang ngồi tại tầng 7 đột nhiên thấy hoa mắt, chóng mặt. Mọi vật trước mắt trở nên rung mờ, những dây điện phía ngoài bờ tường cảm giác như bị ai đó quăng quật. Tiếng một người bên ngoài cửa hô lên “động đất, chạy mau” và hàng trăm người không ai bảo ai chạy thục mạng ra phía cầu thang máy, lúc này đã có rất nhiều người chen lấn. Tôi cùng các thành viên trong gia đình sấp ngửa chạy xuống tầng 1”.
Cùng thời điểm đó, tiếng chuông điện thoại đường dây nóng báo VTC News liên tục đổ chuông. Chị Tú, một người dân sống tại khu vực Vườn đào (quận Tây Hồ, Hà Nội) hổn hển nói qua điện thoại: “động đất ở Tây Hồ rồi, chúng tôi đang chạy bộ, thang máy đã kẹt cứng người rồi”.
Thông báo động đất VTC News nhận được từ ông Phó phòng Quan sát động đất, Viện Vật lý địa cầu. Ảnh: Hoàng Tuân
Phóng viên VTC News có mặt tại toà nhà NƠ6 chung cư Dịch Vọng (Cầu Giấy, Hà Nội) khi hàng trăm người dân tại đây đang túm năm tụm ba bàn tán chuyện động đất. Rất nhiều người trong số đó còn “diện” bộ quần áo ngủ hoặc quần đùi, áo sơ mi.
Bác Minh, một nữ sống tại tầng 9 vẫn chưa dứt hơi thở do cuộc chạy bộ tốc độ cao kể lại: “Tôi đang làm việc bên cạnh bàn máy vi tính chợt thấy cốc, tách trên bàn nhảy tanh tách, tiếng cửa phía ngoài gõ vào nhau lạch cạch. Mọi người không ai bảo ai đều tá hoả chạy tìm đường xuống tầng 1. Tôi chỉ kịp quơ lấy đôi dép và chiếc điện thoại trên phòng, phòng khi hữu sự”.
Một người dân khác kể lại, “tôi đang rót cốc nước thì đột nhiên thấy giật mình, chúi về phía trước như có ai vỗ mạnh vào vai, mấy chậu cây cảnh phía trước mặt lô xô về một phía. Chưa kịp hiểu chuyện gì thì thấy mọi người trong phòng xô đẩy nhau ra khỏi phòng, tôi cũng chạy vội ra thang máy. Thang máy kẹt cứng, chúng tôi nháo nhào chạy cầu thang bộ… Tất cả chỉ diễn ra trong vòng 10 giây nhưng đã gây cho chúng tôi quá nhiều sợ hãi”.
Tâm chấn cách xa Việt Nam. Ảnh: Viện Vật lý địa cầu cung cấp
Đây cũng là phản xạ của hầu hết người dân tại các cao ốc. Thậm chí rất nhiều người nước ngoài làm việc ở đây cũng có chung phản ứng như vậy trước hiện tượng động đất. Tuy nhiên, đây chính là điều tối kỵ được ghi rất rõ trong các bài học sơ đẳng về việc “Phải làm gì khi xảy ra động đất”.
“Khoảng 21h30 phút, khi đang xem chương trình ti vi, tôi thấy trạm gác bắt đầu rung lắc nhẹ. Tôi ngờ ngợ, nhưng nghĩ rằng do xe o tô chạy qua nên không chú ý. Chỉ khi thấy mức độ rung lắc kéo dài hơn 15 giây tôi mới nghĩ đây là ảnh hưởng của động đất. Trên cầu nhiều xe ô tô đã bất ngờ đi chậm lại, nhiều người tỏ ra hốt hoảng”, ông Mai Quốc Khôi, Công ty Hạt Thái, gác đêm trên tầng 2 cầu Thăng Long cho biết.
Trong khi đó, tiếp xúc với người dân ở khu vực dưới chân cầu Thăng Long hướng di chuyển về phía nội thành Hà Nội, nhiều người đều cảm nhận thấy cầu bị rung lắc. “Vài chục chiếc xe ô tô đã dừng lại vì cơn rung lắc bất ngờ. Có một vài người đã phải xuống kiểm tra xe, nhưng chỉ độ khoảng 5 phút sau nhiều phương tiện đã di chuyển trở lại” – Một người dân cho biết.
Nhiều xe ô tô đã phải dừng lại khi cầu Thăng Long bị rung lắc. (Ảnh Quang Tùng)
Động đất được ghi nhận ở khắp Hà Nội
Thông tin ban đầu chúng tôi thu nhận được, cơn động đất đã gây không ít hoảng loạn tại các toà nhà cao ốc khác như toà nhà 266 Đội Cấn, toà cao ốc Tiền Phong phố Hồ Xuân Hương, khu hiệu bộ trường Đại học Quốc gia Hà Nội, nhiều khu chung cư, cao ốc trên địa bàn các quận Đống Đa, Tây Hồ…
Cơn chấn động này cũng được ghi nhận tại khu đô thị Pháp Vân (Hoàng Mai, Hà Nội), khu đô thị Linh Đàm, các tòa chung cư khu vực Trung Hòa Nhân Chính và Mỹ Đình. Người dân tại các khu vực này cho biết họ cũng cảm nhận rõ ràng được sự chấn động, biểu hiện bằng việc cảm giác mất thăng bằng, đồ đạc rung chuyển. Tại những tòa nhà cao, cảm nhận này càng rõ ràng hơn. Mọi người ai nấy đều chạy khỏi nhà xuống đứng ở đất, tâm trạng vô cùng lo lắng.
Theo nhiều người dân, cường độ vụ động đất lần này mạnh và dài hơn hẳn trận động đất xảy ra vào năm 2008 tại Hà Nội. “Chúng tôi, cả nam lẫn nữ, không ai nhường ai đều mạnh ai nấy chạy. Cũng chẳng ai thèm để ý xem có chuông báo động hay không. Mà hình như cũng không có?!”, một người dân sống tại một chung cư trên địa bàn quận Tây Hồ kể.
Nhiều tòa nhà tại khu Xuân Đỉnh, Từ Liêm cũng bị ảnh hưởng bởi dư chấn. (Ảnh Quang Tùng)
Thông tin đến VTC News, chị Diệu Linh, nhà ở khu Trung Hoà – Nhân Chính cho biết: “Tôi đang ở trong nhà thì thấy mọi người đổ xô xuống tầng 1, tưởng có xảy ra cháy nhà ở đâu nên tôi cũng chạy ra. Lúc này mới được biết là tầng 18 khu chung cư tôi đang ở rung nghiêng cả người. Tầng 12, chuông gió rung lắc kêu ầm ầm, còn những nhà có bóng đèn treo thì nghiêng ngả, đập vào nhau. Thật là hú hồn! Đến lúc này (21h45) nhiều người vẫn chưa dám trở về nhà”.
Ông Trần Kim Ngọc, Trưởng ban quản trị khu chung cư An Sinh (Cầu Diễn, Hà Nội) xác nhận, khu vực này vừa xảy ra một cơn chấn động nhẹ làm 259 hộ gia đình ở đây đều nhốn nháo ùa nhau chạy xuống sân. Hiện hơn 1.000 người dân đang tập trung dưới đất bàn tán, hốt hoảng.
PV có mặt theo dõi tình hình cùng các chuyên gia tại Viện Vật lý địa cầu lúc 23 giờ
PV VTC News có mặt tại Viện Vật lý địa cầu cho biết, ông Đinh Quốc Văn, Phó phòng Quan sát động đất thuộc Viện này xác nhận chấn động ở Hà Nội vừa xong mạnh cấp 5. Trước đó, lúc 20h, một trận động đất 7 độ richter xảy ra ở biên giới Thái – Lào. Trận động đất ở biên giới Thái – Lào đã gây dư chấn cấp 5 ở Hà Nội và cấp 6 ở một số nơi thuộc vùng Tây Bắc (hiện ghi nhận tại Điện Biên có dư chấn cấp 6).
Đây là một trận động đất mạnh ở tâm chấn nhưng cách Hà Nội 700 km nên Hà Nội chỉ bị chấn động nhẹ (chấn động mạnh nhất theo thang quốc tế là đến cấp thứ 12). Hiện tại Viện Vật lý địa cầu, 4 nhân viên vẫn đang túc trực để đưa ra những thông tin diễn biến. Theo các cán bộ tại đây, các rung chấn đã hết, người dân có thể yên tâm về nhà.
Trao đổi với chúng tôi, một cán bộ Viện Vật lý địa cầu cho biết: Việc đi cầu thang máy khi xảy ra động đất là điều tối kỵ khi có biểu hiện xảy ra thảm họa thiên nhiên.
Khi xảy ra động đất, người dân cần tìm quanh chỗ mình có gầm bàn hay gầm giường thì nên núp dưới đó. Phải đợi cho hết rung thì mới di chuyển tới nơi lánh nạn. Khi có động đất thì gạch đá từ trên trần nhà, mái nhà rớt xuống và nếu chúng ta núp dưới gầm bàn thì tránh khỏi bị thương. Nên lưu ý là khi nhà còn bị rung chuyển thì các đồ vật, đồ đạc sẽ bị lay đổ, do đó không nên di chuyển để tránh bị những thứ này đổ vào người. Khi chúng ta đi ngủ thì phía trên đầu giường không nên để thứ gì để tránh rớt xuống.
Đăc biệt, tuyệt đối không được dùng thang máy vì khi có động đất thì hay kèm theo mất điện và nếu dùng thang máy thì sẽ bị kẹt; Cũng nên tránh xa các khu vực có cửa kính, đèn điện treo. Nghiên cứu cho thấy có khá nhiều người bị thương là do cố ra khỏi tòa nhà cao tầng ngay lập tức hoặc chạy sang các chỗ khác cùng tòa nhà. Hầu hết thương vong liên quan tới động đất do bị tường đổ, các mảnh kính bị vỡ và văng vào người…(theo vtc)
Theo ông Văn, những trận động đất như thế này sẽ có nhiều dư chấn tiếp theo. Tâm trận động đất 7 độ richter nói trên được xác định nằm về phía Bắc tỉnh Chiang Mai, Thái Lan. Về dư chấn tại Việt Nam, ông Văn cho biết, trước đây từng có một dư chấn cấp 6 xảy ra vào ngày 19/2/2001 ở Điện Biên. Ở VN theo ghi nhận, chỉ có chấn động cao nhất cấp 6,8, chưa bao giờ mạnh cấp 7.
Cư dân Hà Nội náo loạn vì động đất
Vào lúc 21h tối 24/3, người dân tại hàng loạt khu nhà cao tầng ở Hà Nội đã giật mình và nháo nhào đổ xuống đất khi cảm thấy sự “chao đảo”, được cho là tác động của một trận động đất nhẹ.
Chị Thủy, nhà ở tầng 8 khu chung cư bán đảo Linh Đàm cho biết, cơn chấn động diễn ra 2 lần liên tiếp nhau, mỗi lần kéo dài khoảng gần 1 phút. Cảm giác lúc đó là có sự rung chuyển, chao đảo.
“Tôi đang ngồi làm việc thì cảm thấy sự chao đảo, chiếc đèn treo trên trần nhà tôi lắc mạnh một hồi làm nên những tiếng động loảng xoảng. Chạy vội ra hành lang, tôi thấy mọi người cũng đang hốt hoảng đổ ra…” – chị Thuỷ cho biết.
Người dân tòa nhà Nơ 2, Khu đô thị Pháp Vân – Tứ Hiệp nháo nhác chạy xuống sân khi cảm nhận sự rung lắc trên các tầng cao. Ảnh: Hải Hà
Chị Tú Anh ở khu vực Minh Khai thì cho biết, cảm nhận của mình lúc đó là thấy choáng choáng, “tôi tưởng đầu mình bị làm sao, chạy ra thì thấy hàng xóm đều hốt hoảng hỏi nhau chuyện nhà có bị rung không, rồi tất thảy đều chạy nháo nhào xuống đất”.
Anh Bùi Hoàng Tính, một người dân sinh sống tại một chung cư trên phố Nguyễn Chí Thanh cho biết: “Tôi đang ngồi tại tầng 7 đột nhiên thấy hoa mắt, chóng mặt. Mọi vật trước mắt trở nên rung mờ, những dây điện phía ngoài bờ tường cảm giác như bị ai đó quăng quật. Tiếng một người bên ngoài cửa hô lên “động đất, chạy mau” và hàng trăm người không ai bảo ai chạy thục mạng ra phía cầu thang máy, lúc này đã có rất nhiều người chen lấn. Tôi cùng các thành viên trong gia đình sấp ngửa chạy xuống tầng 1”.
Cùng thời điểm đó, tiếng chuông điện thoại đường dây nóng báo VTC News liên tục đổ chuông. Chị Tú, một người dân sống tại khu vực Vườn đào (quận Tây Hồ, Hà Nội) hổn hển nói qua điện thoại: “động đất ở Tây Hồ rồi, chúng tôi đang chạy bộ, thang máy đã kẹt cứng người rồi”.
Thông báo động đất VTC News nhận được từ ông Phó phòng Quan sát động đất, Viện Vật lý địa cầu. Ảnh: Hoàng Tuân
Phóng viên VTC News có mặt tại toà nhà NƠ6 chung cư Dịch Vọng (Cầu Giấy, Hà Nội) khi hàng trăm người dân tại đây đang túm năm tụm ba bàn tán chuyện động đất. Rất nhiều người trong số đó còn “diện” bộ quần áo ngủ hoặc quần đùi, áo sơ mi.
Bác Minh, một nữ sống tại tầng 9 vẫn chưa dứt hơi thở do cuộc chạy bộ tốc độ cao kể lại: “Tôi đang làm việc bên cạnh bàn máy vi tính chợt thấy cốc, tách trên bàn nhảy tanh tách, tiếng cửa phía ngoài gõ vào nhau lạch cạch. Mọi người không ai bảo ai đều tá hoả chạy tìm đường xuống tầng 1. Tôi chỉ kịp quơ lấy đôi dép và chiếc điện thoại trên phòng, phòng khi hữu sự”.
Một người dân khác kể lại, “tôi đang rót cốc nước thì đột nhiên thấy giật mình, chúi về phía trước như có ai vỗ mạnh vào vai, mấy chậu cây cảnh phía trước mặt lô xô về một phía. Chưa kịp hiểu chuyện gì thì thấy mọi người trong phòng xô đẩy nhau ra khỏi phòng, tôi cũng chạy vội ra thang máy. Thang máy kẹt cứng, chúng tôi nháo nhào chạy cầu thang bộ… Tất cả chỉ diễn ra trong vòng 10 giây nhưng đã gây cho chúng tôi quá nhiều sợ hãi”.
Tâm chấn cách xa Việt Nam. Ảnh: Viện Vật lý địa cầu cung cấp
Đây cũng là phản xạ của hầu hết người dân tại các cao ốc. Thậm chí rất nhiều người nước ngoài làm việc ở đây cũng có chung phản ứng như vậy trước hiện tượng động đất. Tuy nhiên, đây chính là điều tối kỵ được ghi rất rõ trong các bài học sơ đẳng về việc “Phải làm gì khi xảy ra động đất”.
“Khoảng 21h30 phút, khi đang xem chương trình ti vi, tôi thấy trạm gác bắt đầu rung lắc nhẹ. Tôi ngờ ngợ, nhưng nghĩ rằng do xe o tô chạy qua nên không chú ý. Chỉ khi thấy mức độ rung lắc kéo dài hơn 15 giây tôi mới nghĩ đây là ảnh hưởng của động đất. Trên cầu nhiều xe ô tô đã bất ngờ đi chậm lại, nhiều người tỏ ra hốt hoảng”, ông Mai Quốc Khôi, Công ty Hạt Thái, gác đêm trên tầng 2 cầu Thăng Long cho biết.
Trong khi đó, tiếp xúc với người dân ở khu vực dưới chân cầu Thăng Long hướng di chuyển về phía nội thành Hà Nội, nhiều người đều cảm nhận thấy cầu bị rung lắc. “Vài chục chiếc xe ô tô đã dừng lại vì cơn rung lắc bất ngờ. Có một vài người đã phải xuống kiểm tra xe, nhưng chỉ độ khoảng 5 phút sau nhiều phương tiện đã di chuyển trở lại” – Một người dân cho biết.
Nhiều xe ô tô đã phải dừng lại khi cầu Thăng Long bị rung lắc. (Ảnh Quang Tùng)
Động đất được ghi nhận ở khắp Hà Nội
Thông tin ban đầu chúng tôi thu nhận được, cơn động đất đã gây không ít hoảng loạn tại các toà nhà cao ốc khác như toà nhà 266 Đội Cấn, toà cao ốc Tiền Phong phố Hồ Xuân Hương, khu hiệu bộ trường Đại học Quốc gia Hà Nội, nhiều khu chung cư, cao ốc trên địa bàn các quận Đống Đa, Tây Hồ…
Cơn chấn động này cũng được ghi nhận tại khu đô thị Pháp Vân (Hoàng Mai, Hà Nội), khu đô thị Linh Đàm, các tòa chung cư khu vực Trung Hòa Nhân Chính và Mỹ Đình. Người dân tại các khu vực này cho biết họ cũng cảm nhận rõ ràng được sự chấn động, biểu hiện bằng việc cảm giác mất thăng bằng, đồ đạc rung chuyển. Tại những tòa nhà cao, cảm nhận này càng rõ ràng hơn. Mọi người ai nấy đều chạy khỏi nhà xuống đứng ở đất, tâm trạng vô cùng lo lắng.
Theo nhiều người dân, cường độ vụ động đất lần này mạnh và dài hơn hẳn trận động đất xảy ra vào năm 2008 tại Hà Nội. “Chúng tôi, cả nam lẫn nữ, không ai nhường ai đều mạnh ai nấy chạy. Cũng chẳng ai thèm để ý xem có chuông báo động hay không. Mà hình như cũng không có?!”, một người dân sống tại một chung cư trên địa bàn quận Tây Hồ kể.
Nhiều tòa nhà tại khu Xuân Đỉnh, Từ Liêm cũng bị ảnh hưởng bởi dư chấn. (Ảnh Quang Tùng)
Thông tin đến VTC News, chị Diệu Linh, nhà ở khu Trung Hoà – Nhân Chính cho biết: “Tôi đang ở trong nhà thì thấy mọi người đổ xô xuống tầng 1, tưởng có xảy ra cháy nhà ở đâu nên tôi cũng chạy ra. Lúc này mới được biết là tầng 18 khu chung cư tôi đang ở rung nghiêng cả người. Tầng 12, chuông gió rung lắc kêu ầm ầm, còn những nhà có bóng đèn treo thì nghiêng ngả, đập vào nhau. Thật là hú hồn! Đến lúc này (21h45) nhiều người vẫn chưa dám trở về nhà”.
Ông Trần Kim Ngọc, Trưởng ban quản trị khu chung cư An Sinh (Cầu Diễn, Hà Nội) xác nhận, khu vực này vừa xảy ra một cơn chấn động nhẹ làm 259 hộ gia đình ở đây đều nhốn nháo ùa nhau chạy xuống sân. Hiện hơn 1.000 người dân đang tập trung dưới đất bàn tán, hốt hoảng.
PV có mặt theo dõi tình hình cùng các chuyên gia tại Viện Vật lý địa cầu lúc 23 giờ
PV VTC News có mặt tại Viện Vật lý địa cầu cho biết, ông Đinh Quốc Văn, Phó phòng Quan sát động đất thuộc Viện này xác nhận chấn động ở Hà Nội vừa xong mạnh cấp 5. Trước đó, lúc 20h, một trận động đất 7 độ richter xảy ra ở biên giới Thái – Lào. Trận động đất ở biên giới Thái – Lào đã gây dư chấn cấp 5 ở Hà Nội và cấp 6 ở một số nơi thuộc vùng Tây Bắc (hiện ghi nhận tại Điện Biên có dư chấn cấp 6).
Đây là một trận động đất mạnh ở tâm chấn nhưng cách Hà Nội 700 km nên Hà Nội chỉ bị chấn động nhẹ (chấn động mạnh nhất theo thang quốc tế là đến cấp thứ 12). Hiện tại Viện Vật lý địa cầu, 4 nhân viên vẫn đang túc trực để đưa ra những thông tin diễn biến. Theo các cán bộ tại đây, các rung chấn đã hết, người dân có thể yên tâm về nhà.
Trao đổi với chúng tôi, một cán bộ Viện Vật lý địa cầu cho biết: Việc đi cầu thang máy khi xảy ra động đất là điều tối kỵ khi có biểu hiện xảy ra thảm họa thiên nhiên.
Khi xảy ra động đất, người dân cần tìm quanh chỗ mình có gầm bàn hay gầm giường thì nên núp dưới đó. Phải đợi cho hết rung thì mới di chuyển tới nơi lánh nạn. Khi có động đất thì gạch đá từ trên trần nhà, mái nhà rớt xuống và nếu chúng ta núp dưới gầm bàn thì tránh khỏi bị thương. Nên lưu ý là khi nhà còn bị rung chuyển thì các đồ vật, đồ đạc sẽ bị lay đổ, do đó không nên di chuyển để tránh bị những thứ này đổ vào người. Khi chúng ta đi ngủ thì phía trên đầu giường không nên để thứ gì để tránh rớt xuống.
Đăc biệt, tuyệt đối không được dùng thang máy vì khi có động đất thì hay kèm theo mất điện và nếu dùng thang máy thì sẽ bị kẹt; Cũng nên tránh xa các khu vực có cửa kính, đèn điện treo. Nghiên cứu cho thấy có khá nhiều người bị thương là do cố ra khỏi tòa nhà cao tầng ngay lập tức hoặc chạy sang các chỗ khác cùng tòa nhà. Hầu hết thương vong liên quan tới động đất do bị tường đổ, các mảnh kính bị vỡ và văng vào người…(theo vtc)