T
T$
Guest
Đức Đạt lai Lạt ma tuyên bố đã đến lúc bàn giao vai trò chính trị cho một người lãnh đạo mới được nhân dân Tây Tạng bầu lên một cách tự do.
Đức Đạt lai Lạt ma đưa ra lời phát biểu nhân dịp kỷ niệm vụ nổi dậy bất thành năm 1959 chống lại sự cai trị của Trung Quốc ở thị trấn Dharamsala miền bắc Ấn Độ, nơi nhà lãnh đạo lưu vong Tây Tạng đã sinh sống kể từ khi bỏ trốn khỏi quê nhà cách đây hơn nửa thế kỷ.
Đức Đạt lai Lạt ma, năm nay 76 tuổi, nói rằng ước nguyện giao lại thẩm quyền chính trị của ngài không có liên quan gì đến việc trốn tránh trách nhiệm, mà chỉ nhằm mục đích đem lại lợi ích về lâu về dài cho người Tây Tạng.
Từng mưu tìm quyền tự trị cho Tây Tạng trong lãnh thổ Trung Quốc, Đức Đạt lai Lạt ma tuyên bố ngài vẫn cam kết đóng vai trò của mình vì lý tưởng của Tây Tạng.
Lời tuyên bố của Ngài được nhiều người trông đợi và được coi là một cách để thiết lập một hệ thống chính trị ổn định nhằm kết hợp cộng đồng Tây Tạng.
Đức Đạt lai Lạt ma nói rằng kể từ đầu thập niên 1960, ngài đã đề xuất các cải cách để đưa dân chúng Tây Tạng đi theo con đường dân chủ.
Đức Đạt lai Lạt ma đã dần dà chuyển quyền chính trị cho một chính quyền dân chủ trong khi giữ lại vai trò nhiều ý nghĩa hơn là lãnh tụ tinh thần của phong trào Tây Tạng.
Một chuyên gia phân tích chính chuyên về Trung Quốc tại New Delhi, ông Bhaskar Roy, nói rằng quyết định của Đức Đạt lai Lạt ma sẽ khiến cho chính phủ lưu vong Tây Tạng có cơ sở ở Dharamsala mang nhiều tính độc lập hơn.
Ông Roy nói: “Theo ý tôi, điều đó sẽ có hiệu quả hơn. Nó sẽ hiện đại hóa cơ chế của chính phủ Tây Tạng. Và đó là lý do vì sao chính phủ này sẽ có nhiều quyền lực hơn.”
Tại Bắc Kinh, nữ phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Khương Du mô tả quyết định của Đức Đạt lai Lạt ma là một “thủ đoạn lừa dối”.
Bà Khương Du nói Đức Đạt lai Lạt ma đã đề cập đến việc về hưu trong những năm vừa qua, và thông báo này chỉ nhắm mục địch lừa dối cộng đồng quốc tế.
Bà Khương Du gọi Ðức Ðại lai Lạt ma là một nhà chính trị lưu vong, khoác áo tôn giáo và tham gia vào các hoạt động nhằm chia rẽ Trung Quốc.
Trung Quốc đổ lỗi cho Đức Đạt lai Lạt ma là khích động bất ổn ở Tây Tạng và lên án những người theo ông là thổi bùng các cuộc biểu tình bạo động chống Trung Quốc mà Tây Tạng đã chứng kiến cách đây 3 năm.
Trong bài phát biểu, Đức Đạt lai Lạt ma kêu gọi Trung Quốc hành động nhiều hơn để tranh thủ sự tôn trọng và tin tưởng của cộng đồng quốc tế bằng cách tăng thêm sự minh bạch. Gọi Trung Quốc là một cường quốc đang nổi lên trên thế giới, ngài nói Bắc Kinh có tiềm năng to lớn đóng góp vào tiến bộ của loài người và hòa bình thế giới.
Đức Đạt lai Lạt ma cho biết ngài sẽ khởi sự tiến trình chính thức từ chức khi chính phủ lưu vong Tây Tạng họp vào ngày thứ hai tới.
Quyết định này có thể gây quan ngại trong dân chúng Tây Tạng, bởi vì chưa có người nào khác có được vị thế và ảnh hưởng như Đức Đạt lai Lạt ma.
Đức Đạt lai Lạt ma đưa ra lời phát biểu nhân dịp kỷ niệm vụ nổi dậy bất thành năm 1959 chống lại sự cai trị của Trung Quốc ở thị trấn Dharamsala miền bắc Ấn Độ, nơi nhà lãnh đạo lưu vong Tây Tạng đã sinh sống kể từ khi bỏ trốn khỏi quê nhà cách đây hơn nửa thế kỷ.
Đức Đạt lai Lạt ma, năm nay 76 tuổi, nói rằng ước nguyện giao lại thẩm quyền chính trị của ngài không có liên quan gì đến việc trốn tránh trách nhiệm, mà chỉ nhằm mục đích đem lại lợi ích về lâu về dài cho người Tây Tạng.
Từng mưu tìm quyền tự trị cho Tây Tạng trong lãnh thổ Trung Quốc, Đức Đạt lai Lạt ma tuyên bố ngài vẫn cam kết đóng vai trò của mình vì lý tưởng của Tây Tạng.
Lời tuyên bố của Ngài được nhiều người trông đợi và được coi là một cách để thiết lập một hệ thống chính trị ổn định nhằm kết hợp cộng đồng Tây Tạng.
Đức Đạt lai Lạt ma nói rằng kể từ đầu thập niên 1960, ngài đã đề xuất các cải cách để đưa dân chúng Tây Tạng đi theo con đường dân chủ.
Đức Đạt lai Lạt ma đã dần dà chuyển quyền chính trị cho một chính quyền dân chủ trong khi giữ lại vai trò nhiều ý nghĩa hơn là lãnh tụ tinh thần của phong trào Tây Tạng.
Một chuyên gia phân tích chính chuyên về Trung Quốc tại New Delhi, ông Bhaskar Roy, nói rằng quyết định của Đức Đạt lai Lạt ma sẽ khiến cho chính phủ lưu vong Tây Tạng có cơ sở ở Dharamsala mang nhiều tính độc lập hơn.
Ông Roy nói: “Theo ý tôi, điều đó sẽ có hiệu quả hơn. Nó sẽ hiện đại hóa cơ chế của chính phủ Tây Tạng. Và đó là lý do vì sao chính phủ này sẽ có nhiều quyền lực hơn.”
Tại Bắc Kinh, nữ phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Khương Du mô tả quyết định của Đức Đạt lai Lạt ma là một “thủ đoạn lừa dối”.
Bà Khương Du nói Đức Đạt lai Lạt ma đã đề cập đến việc về hưu trong những năm vừa qua, và thông báo này chỉ nhắm mục địch lừa dối cộng đồng quốc tế.
Bà Khương Du gọi Ðức Ðại lai Lạt ma là một nhà chính trị lưu vong, khoác áo tôn giáo và tham gia vào các hoạt động nhằm chia rẽ Trung Quốc.
Trung Quốc đổ lỗi cho Đức Đạt lai Lạt ma là khích động bất ổn ở Tây Tạng và lên án những người theo ông là thổi bùng các cuộc biểu tình bạo động chống Trung Quốc mà Tây Tạng đã chứng kiến cách đây 3 năm.
Trong bài phát biểu, Đức Đạt lai Lạt ma kêu gọi Trung Quốc hành động nhiều hơn để tranh thủ sự tôn trọng và tin tưởng của cộng đồng quốc tế bằng cách tăng thêm sự minh bạch. Gọi Trung Quốc là một cường quốc đang nổi lên trên thế giới, ngài nói Bắc Kinh có tiềm năng to lớn đóng góp vào tiến bộ của loài người và hòa bình thế giới.
Đức Đạt lai Lạt ma cho biết ngài sẽ khởi sự tiến trình chính thức từ chức khi chính phủ lưu vong Tây Tạng họp vào ngày thứ hai tới.
Quyết định này có thể gây quan ngại trong dân chúng Tây Tạng, bởi vì chưa có người nào khác có được vị thế và ảnh hưởng như Đức Đạt lai Lạt ma.