T
T$
Guest
Đức có thể tiếp nhận ít nhất 500 ngàn người xin tỵ nạn mỗi năm trong thời gian vài năm, Phó Thủ tướng Sigmar Gabriel nói.
Đức trông đợi sẽ có tới hơn 800 ngàn người xin tỵ nạn tới nơi chỉ riêng trong năm 2015, tức là cao gấp bốn lần so với số liệu năm 2014.
Ông Gabriel nói các quốc gia EU khác cũng cần phải chia sẻ gánh nặng.
Cao ủy tỵ nạn của Liên Hiệp Quốc, UNHCR, nói rằng có 7.000 người Syria đã tới Macedonia chỉ riêng trong hôm thứ Hai và 30 ngàn người tới các đảo của Hy Lạp.
Các di dân, chủ yếu là người Syria, đã đi hành trình dài, từ Thổ Nhĩ Kỳ vượt biển sang Hy Lạp, qua Macedonia và Serbia tới Hungary, với đích đến cuối cùng là Áo và Đức.
Làn sóng di dân khiến chính phủ các nước Âu châu phải đưa ra các phản ứng nhanh chóng.
Giới lãnh đạo bảo thủ ở Hungary đang xây dựng hàng rào biên giới để chặn không cho các di dân tràn vào, nhưng các chính trị gia Đức lại tỏ ý hãnh diện trước việc nhiều đám đông dân chúng tràn ra chào đón những người mới tới.
Một vị bộ trưởng Hy Lạp hôm thứ Hai nói rằng đảo Lesbos nằm ngoài khơi Thổ Nhĩ Kỳ "bên bờ nổ tung" với sự hiện diện của tới khoảng 20 ngàn di dân.
Chính phủ và UNHCR đã đưa thêm nhân viên và tàu bè tới để xem xét giải quyết các trường hợp.
[h=2]Giải pháp quốc tế[/h]
Image caption
Các di dân sống tạm bợ tại Belgrade
Image copyright
Reuters
Image caption
Các di dân phải trải qua hành trình dài để đến được Tây Âu
Tuy nhiên, ông Gabriel nói Đức đã sẵn sàng ứng phó trong thời gian dài hạn.
"Tôi tin rằng chúng tôi tất nhiên có thể xử lý được số lượng khoảng nửa triệu người trong vài năm," ông nói trong cuộc phỏng vấn với kênh truyền hình công của Đức ZDF.
Tuy nhiên, ông thúc giục các thành viên khác trong khối EU hãy tham gia.
Trưởng cao ủy EU Jean-Claude Juncker được trông đợi sẽ công bố các đề xuất trong hôm thứ Tư về việc phân bổ 160 ngàn người tỵ nạn vào các nước thành viên trên cơ sở bắt buộc, một chương trình mà nay Liên Hiệp Quốc nói là giải pháp duy nhất.
Đa số họ là người Syria, và LHQ nói nhiều người đang tìm một cuộc sống tốt đẹp hơn tại Âu châu do điều kiện sống tại các trại tỵ nạn ở Jordan và Lebanon quá tồi tệ.
Đặc phái viên LHQ về vấn đề di dân, Peter Sutherland, nói một số các nước giàu có như Hoa Kỳ và các quốc gia vùng Vịnh trên thực tế đã rất hào phóng đóng góp tài chính để giúp cải thiện đời sống của người Syria ở các quốc gia láng giềng với Syria.
Tuy nhiên, không có gì thay thế được việc tiếp nhận di dân. "Tìm cách né tránh vấn đề này không phải là điều thỏa đáng," ông nói.
Theo BBC Vietnamese