T
T$
Guest
(ThuVienBao.com) - Chân dung phim... nhảmCũng giống như nhạc nhảm, phim nhảm Việt Nam ngày càng có xu hướng phát triển, thậm chí đang đứng trên đỉnh cao của điện ảnh Việt. Bằng chứng là những bộ phim nhảm nhất lại có doanh thu đáng nể.
Trước kia, người ta chỉ phân biệt phim nghệ thuật và phim giải trí. Giờ đây, ngay bản thân dòng phim giải trí cũng có sự phân hóa rất rõ rệt. Có những bộ phim tạo được tiếng vang lớn, thu hút người xem, mang lại những giây phút giải trí thực sự cho người xem như “Bẫy rồng”, “Những nụ hôn rực rỡ”, “Để Mai tính”, “Cánh đồng bất tận”... Song song đó là những bộ phim được quảng bá ồn ào nhưng chất lượng thì đáng báo động. Đó là dòng phim nhảm.
Huỳnh Anh trong phim Thiên sứ 99
Phim nhảm là cách gọi nôm na về dòng phim hài nhưng nhạt nhẽo và phi lý. Điển hình ở đây có thể kể đến như “Hồn Trương Ba da hàng thịt”, “Nhật ký Bạch Tuyết”, “Em hiền như ma sơ”, “Công chúa teen và ngũ hổ tướng” và mới đây nhất là “Bóng ma học đường” và “Thiên sứ 99”. Công thức chung của những bộ phim này thường là một cốt truyện hoang tưởng kết hợp những chi tiết hài nhạt nhẽo và các tình tiết phim không ăn khớp.Thực ra ở Việt Nam, dòng phim giải trí với những cốt truyện hoang tưởng đã xuất hiện và đạt được những thành công nhất định. Điểm thu hút của dòng phim này là một ý tưởng độc đáo, mới lạ kích thích sự tò mò. Bằng chứng là thành công rực rỡ của hai bộ phim “Nụ hôn thần chết” và “Giải cứu thần chết”. Đây chính là bước đệm cho sự phát triển của dòng phim giả tưởng ở Việt Nam. Tuy nhiên, hầu hết các bộ phim gần đây thuộc dòng phim này đều thất bại thảm hại về mặt chất lượng.
Thực chất, các kịch bản của phim “Nhật ký Bạch Tuyết”, “Em hiền như ma sơ”, “Bóng ma học đường” hay “Thiên sứ 99” đều rất mới lạ và hấp dẫn. Thế nhưng hầu hết các bộ phim này đều được làm qua loa với một bàn tay đạo diễn khá cẩu thả. Phim được chắp vá bởi những chi tiết phi lý, vô duyên, kệch cỡm. Đan xen vào đó là những lời thoại lê thê, dài dòng không kém gì phim truyền hình.* Và kết quả là người xem cười không được, khóc không xong vì những tình tiết quá nhảm nhí.
Phim nhảm kiếm bộn tiền
Có một điều đặc biệt là dòng phim nhảm hiện nay kiếm lời rất nhanh. Những bộ phim như “Công chúa teen và ngũ hổ tướng”, “Nhật ký Bạch Tuyết”, “Em hiền như ma sơ”...* dù bị chê tơi tả về nội dung nhưngnếu xét về doanh thu đều không thất bại.
Với đà làm ăn tương đối dễ dàng này, các hãng phim ngày càng đầu tư nhiều vào phim nhảm vì dòng phim này chi phí thấp và tiết kiệm được thời gian sản xuất. Đó là lí do vì sao khá kén chọn kịch bản trong suốt cả năm nhưng hãng Phước Sang không bao giờ bỏ qua mùa phim Tết với những “bom tạ” được thực hiện một cách vội vàng, gấp rút và lấy diễn viên đè chất lượng.
Hay như hãng Thiên Ngân Galaxy là một ví dụ khác. Hãng này được coi là một trong những đại gia của làng điện ảnh Việt nhưng 2 năm trở lại đây lại chủ yếu tập trung sản xuất dòng phim nhảm. Sau thất bại ê chề về mặt chất lượng của hai phim Tết 2010 (“Nhật ký Bạch Tuyết” và “Khi yêu đừng quay đầu lại”), hãng này vẫn không tỉnh ngộ và cho ra đời 2 ‘thảm họa” phim Việt năm vừa qua là “Em hiền như ma sơ” và “Bóng ma học đường”.Và bất ngờ thay, “Bóng ma học đường” lại thắng lớn về mặt doanh thu. Với đà này, chắc hẳn đạo diễn Lê Bảo Trung sẽ còn mặc kệ dư luận và bảo vệ những bộ phim nhảm của mình với một điệp khúc: “Phim tôi không thất bại vì nếu thất bại hãng ABC sẽ không tiếp tục hợp tác với tôi nữa”.
Giải mã sự lên ngôi của phim nhảm
Câu hỏi đặt ra là tại sao dòng phim nhảm dù đã được báo chí “cảnh báo” trước về chất lượng lại vẫn có đông khán giả. Dưới góc độ cá nhân, người viết xin được đưa ra những lý giải sau đây:
Chọn thời điểm ra rạp hợp lý:* Mùa Tết và Giáng sinh luôn là thời điểm tốt nhất dành cho thị trường phim rạp. Về mặt doanh thu, chưa một bộ phim Tết nào thất bại. Có lẽ đó cũng chính là lí do vì sao hãng Phước Sang cả năm yên ắng, chỉ đến tận cuối năm mới cho ra một bộ phim Tết để kiếm thêm thu nhập. Đó cũng là lí do vì sao mà các đại gia như Thiên Ngân, BHD bao giờ cũng lên kế hoạch phim Tết và Noel từ rất sớm bởi rõ ràng, với họ, đây là cái đích trong suốt 1 năm làm việc.
Khâu PR rầm rộ và hiệu quả: Nếu như “Đừng đốt’ được PR một cách lẻ tẻ là bộ phim làm lại về cuốn nhật ký của Đặng Thùy Trâm, “Trăng nơi đáy giếng” cũng lèo tèo xuất hiện trên báo chí với vài cái tin vụn vặt về chuyện một mối tình cảm động thì những bộ phim nhảm lại được PR dày đặc mặt báo bởi những thông tin nóng sốt và giật gân như Đinh Ngọc Diệp bị xé áo, Elly Trần khoe ngực,* dàn sao teen hội tụ trong phim.... Chính những chi tiết bên lề ấy khiến cho các bộ phim thị trường ‘sôi” sùng sục và cũng tạo sự tò mò hơn cho khán giả.
Cô dâu đại chiến (BHD)
Nhà sản xuất chưa vì khán giả: Cái nghịch lý “phim nghệ thuật không khán giả, phim thị trường hút người xem” đã trở thành vấn đề quá nhức nhối với điện ảnh Việt. Cái nghịch lý này đã tồn tại cả chục năm qua nhưng đến giờ vẫn chưa thấy các nhà làm phim nghệ thuật đích thực thức thời hơn trong việc tiếp cận khán giả. Và rõ ràng, một khi phim Nhà nước không hút được khán giả thì công chúng vẫn buộc phải tìm đến những bộ phim giải trí nhảm nhỉ để thỏa mãn phần nào nhu cầu điện ảnh của mình. Chỉ khi nào những bộ phim vừa giàu tính nghệ thuật, vừa có khả năng thu hút công chúng xuất hiện, dòng phim nhảm mới bị đánh bại.Chưa có một thẩm mỹ điện ảnh tốt nơi khán giả: Nếu một bộ phim có sự xuất hiện của dàn NSND, NSƯT và một bộ phim có sự xuất hiện của dàn ca sĩ tuổi teen xuất hiện, chắc hẳn khán giả sẽ lựa chọn phương án thứ hai. Bởi một lẽ, khán giả đến rạp của Việt Nam hầu hết là người trẻ và đi xem phim với mục đích tò mò là chính chứ không phải đến rạp để thưởng thức nghệ thuật. Nếu không thay đổi được thẩm mỹ điện ảnh nơi khán giả thì thực trạng phim nhảm lên ngôi vẫn sẽ còn kéo dài chưa có ngày kết.
Tùng Chi
2sao.net
Trước kia, người ta chỉ phân biệt phim nghệ thuật và phim giải trí. Giờ đây, ngay bản thân dòng phim giải trí cũng có sự phân hóa rất rõ rệt. Có những bộ phim tạo được tiếng vang lớn, thu hút người xem, mang lại những giây phút giải trí thực sự cho người xem như “Bẫy rồng”, “Những nụ hôn rực rỡ”, “Để Mai tính”, “Cánh đồng bất tận”... Song song đó là những bộ phim được quảng bá ồn ào nhưng chất lượng thì đáng báo động. Đó là dòng phim nhảm.
Huỳnh Anh trong phim Thiên sứ 99
Phim nhảm là cách gọi nôm na về dòng phim hài nhưng nhạt nhẽo và phi lý. Điển hình ở đây có thể kể đến như “Hồn Trương Ba da hàng thịt”, “Nhật ký Bạch Tuyết”, “Em hiền như ma sơ”, “Công chúa teen và ngũ hổ tướng” và mới đây nhất là “Bóng ma học đường” và “Thiên sứ 99”. Công thức chung của những bộ phim này thường là một cốt truyện hoang tưởng kết hợp những chi tiết hài nhạt nhẽo và các tình tiết phim không ăn khớp.Thực ra ở Việt Nam, dòng phim giải trí với những cốt truyện hoang tưởng đã xuất hiện và đạt được những thành công nhất định. Điểm thu hút của dòng phim này là một ý tưởng độc đáo, mới lạ kích thích sự tò mò. Bằng chứng là thành công rực rỡ của hai bộ phim “Nụ hôn thần chết” và “Giải cứu thần chết”. Đây chính là bước đệm cho sự phát triển của dòng phim giả tưởng ở Việt Nam. Tuy nhiên, hầu hết các bộ phim gần đây thuộc dòng phim này đều thất bại thảm hại về mặt chất lượng.
Thực chất, các kịch bản của phim “Nhật ký Bạch Tuyết”, “Em hiền như ma sơ”, “Bóng ma học đường” hay “Thiên sứ 99” đều rất mới lạ và hấp dẫn. Thế nhưng hầu hết các bộ phim này đều được làm qua loa với một bàn tay đạo diễn khá cẩu thả. Phim được chắp vá bởi những chi tiết phi lý, vô duyên, kệch cỡm. Đan xen vào đó là những lời thoại lê thê, dài dòng không kém gì phim truyền hình.* Và kết quả là người xem cười không được, khóc không xong vì những tình tiết quá nhảm nhí.
Phim nhảm kiếm bộn tiền
Có một điều đặc biệt là dòng phim nhảm hiện nay kiếm lời rất nhanh. Những bộ phim như “Công chúa teen và ngũ hổ tướng”, “Nhật ký Bạch Tuyết”, “Em hiền như ma sơ”...* dù bị chê tơi tả về nội dung nhưngnếu xét về doanh thu đều không thất bại.
Với đà làm ăn tương đối dễ dàng này, các hãng phim ngày càng đầu tư nhiều vào phim nhảm vì dòng phim này chi phí thấp và tiết kiệm được thời gian sản xuất. Đó là lí do vì sao khá kén chọn kịch bản trong suốt cả năm nhưng hãng Phước Sang không bao giờ bỏ qua mùa phim Tết với những “bom tạ” được thực hiện một cách vội vàng, gấp rút và lấy diễn viên đè chất lượng.
Hay như hãng Thiên Ngân Galaxy là một ví dụ khác. Hãng này được coi là một trong những đại gia của làng điện ảnh Việt nhưng 2 năm trở lại đây lại chủ yếu tập trung sản xuất dòng phim nhảm. Sau thất bại ê chề về mặt chất lượng của hai phim Tết 2010 (“Nhật ký Bạch Tuyết” và “Khi yêu đừng quay đầu lại”), hãng này vẫn không tỉnh ngộ và cho ra đời 2 ‘thảm họa” phim Việt năm vừa qua là “Em hiền như ma sơ” và “Bóng ma học đường”.Và bất ngờ thay, “Bóng ma học đường” lại thắng lớn về mặt doanh thu. Với đà này, chắc hẳn đạo diễn Lê Bảo Trung sẽ còn mặc kệ dư luận và bảo vệ những bộ phim nhảm của mình với một điệp khúc: “Phim tôi không thất bại vì nếu thất bại hãng ABC sẽ không tiếp tục hợp tác với tôi nữa”.
Giải mã sự lên ngôi của phim nhảm
Câu hỏi đặt ra là tại sao dòng phim nhảm dù đã được báo chí “cảnh báo” trước về chất lượng lại vẫn có đông khán giả. Dưới góc độ cá nhân, người viết xin được đưa ra những lý giải sau đây:
Chọn thời điểm ra rạp hợp lý:* Mùa Tết và Giáng sinh luôn là thời điểm tốt nhất dành cho thị trường phim rạp. Về mặt doanh thu, chưa một bộ phim Tết nào thất bại. Có lẽ đó cũng chính là lí do vì sao hãng Phước Sang cả năm yên ắng, chỉ đến tận cuối năm mới cho ra một bộ phim Tết để kiếm thêm thu nhập. Đó cũng là lí do vì sao mà các đại gia như Thiên Ngân, BHD bao giờ cũng lên kế hoạch phim Tết và Noel từ rất sớm bởi rõ ràng, với họ, đây là cái đích trong suốt 1 năm làm việc.
Khâu PR rầm rộ và hiệu quả: Nếu như “Đừng đốt’ được PR một cách lẻ tẻ là bộ phim làm lại về cuốn nhật ký của Đặng Thùy Trâm, “Trăng nơi đáy giếng” cũng lèo tèo xuất hiện trên báo chí với vài cái tin vụn vặt về chuyện một mối tình cảm động thì những bộ phim nhảm lại được PR dày đặc mặt báo bởi những thông tin nóng sốt và giật gân như Đinh Ngọc Diệp bị xé áo, Elly Trần khoe ngực,* dàn sao teen hội tụ trong phim.... Chính những chi tiết bên lề ấy khiến cho các bộ phim thị trường ‘sôi” sùng sục và cũng tạo sự tò mò hơn cho khán giả.
Cô dâu đại chiến (BHD)
Nhà sản xuất chưa vì khán giả: Cái nghịch lý “phim nghệ thuật không khán giả, phim thị trường hút người xem” đã trở thành vấn đề quá nhức nhối với điện ảnh Việt. Cái nghịch lý này đã tồn tại cả chục năm qua nhưng đến giờ vẫn chưa thấy các nhà làm phim nghệ thuật đích thực thức thời hơn trong việc tiếp cận khán giả. Và rõ ràng, một khi phim Nhà nước không hút được khán giả thì công chúng vẫn buộc phải tìm đến những bộ phim giải trí nhảm nhỉ để thỏa mãn phần nào nhu cầu điện ảnh của mình. Chỉ khi nào những bộ phim vừa giàu tính nghệ thuật, vừa có khả năng thu hút công chúng xuất hiện, dòng phim nhảm mới bị đánh bại.Chưa có một thẩm mỹ điện ảnh tốt nơi khán giả: Nếu một bộ phim có sự xuất hiện của dàn NSND, NSƯT và một bộ phim có sự xuất hiện của dàn ca sĩ tuổi teen xuất hiện, chắc hẳn khán giả sẽ lựa chọn phương án thứ hai. Bởi một lẽ, khán giả đến rạp của Việt Nam hầu hết là người trẻ và đi xem phim với mục đích tò mò là chính chứ không phải đến rạp để thưởng thức nghệ thuật. Nếu không thay đổi được thẩm mỹ điện ảnh nơi khán giả thì thực trạng phim nhảm lên ngôi vẫn sẽ còn kéo dài chưa có ngày kết.
Tùng Chi
2sao.net