T
T$
Guest
Lưu Đức Khải: Vị vua nho nhã
Lưu Đức Khải vốn “quen mặt” khán giả qua các vai diễn lãng tử và hào hoa như trong Thu thuỷ trường thiên (1980) hay Yêu nhầm (1985)… nên không ít người tỏ ra nghi ngờ về khả năng hoá thân vào vai diễn hoàng đế khi Lưu Đức Khải chính thức nhận lời mời vào vai Tần Thuỷ Hoàng trong Người tình của Tần Thuỷ Hoàng (1993). Nhưng bằng khả năng nhập vai xuất thần, Lưu Đức Khải đã xây dựng thành công hình ảnh một hoàng đế mang tham vọng thống nhất Trung Nguyên nhưng vẫn có trong mình trái tim chung tình hiện lên một cách sống động trước mắt khán giả.
Người tình của Tần Thuỷ Hoàng (1993)
Bắt đầu từ sự thể nghiệm tưởng như “mạo hiểm” đó, Lưu Đức Khải xuất hiện trong một loạt các vai diễn hoàng đế, như Hoàng Thái Cực trong Hiếu Trang bí sử (2003), Khang Hy trong Hoàng thái tử bí sử (2004), Sùng Quang Đế trong Lost City In Snow Heaven (2006)… và mới đây nhất là vai diễn Hán Nguyên Đế trong Vương Chiêu Quân (2007).
Hoàng Thái Cực trong Hiếu Trang bí sử (2003)
Khang Hy trong Hoàng thái tử bí sử (2004)
Sùng Quang đế trong Tuyết vực mê thành (2006)
Hán Nguyên Đế trong Vương Chiêu Quân (2007)
Đã từng thành công với rất nhiều vai diễn hoàng đế, ấn tượng chung của khán giả về “hoàng đế” Lưu Đức Khải chính là hình ảnh một vị vua nho nhã, yêu thơ văn, nghệ thuật và rất nặng tình cảm. Dường như ẩn sâu bên trong tâm hồn mỗi vị hoàng đế do Lưu Đức Khải thủ diễn đều là một văn sĩ, một tao nhân mặc khách, một vị hoàng đế có được uy quyền tột đỉnh nhưng lại không thể giữ lại cho mình một người tri âm tri kỷ, một người mà mình thực sự yêu thương, đành chấp nhận trở thành “kẻ cô đơn trong chính cung điện của mình”.
Trương Quốc Lập: Hoàng thượng của dân gian
Trương Quốc Lập “chạm ngõ” loạt vai diễn hoàng đế bằng bộ phim Khang Hy vi hành ký (1996-2002). Chất hài hước của bộ phim và hình ảnh hoàng đế Khang Hy yêu dân như con, sẵn sàng chịu đựng kham khổ, vất vả để sống đời sống của nhân dân, thấu hiểu nỗi thống khổ của người dân đã khắc sâu trong tâm trí của khán giả và từ đó Trương Quốc Lập nghiễm nhiên được “mặc định” với hình ảnh một ông vua gần gũi, hài hước và gắn bó, thấu hiểu nhân dân.
Khang Hy trong Khang Hy vi hành ký (1996 - 2002)
Kể từ đó, “hoàng thượng vi hành” xuất hiện trong một loạt các vai diễn hoàng đế, trong đó nổi bật nhất là vai diễn Càn Long trong Tể tướng Lưu Gù (1998-2000) hay Ung Chính trong Thiếu niên Bảo Thân Vương (2005), Càn Long trong Thiếu niên Gia Khánh (2006)... Dù qua nhiều vai diễn, nhưng hình ảnh Trương Quốc Lập trong tâm trí của khán giả cũng không hề thay đổi, luôn là một hoàng đế hài hước, giản dị, gần gũi, thương yêu dân chúng nhưng cũng sẵn sàng thẳng tay trừng trị những kẻ tham quan.
Càn Long trong Tể tướng Lưu Gù (1998-2000)
Ung Chính trong Thiếu niên Bảo Thân Vương (2005)
Càn Long trong Thiếu niên Gia Khánh (2006)
Trương Thiết Lâm: Hoàng A Ma dễ mến
Càn Long trong Hoàn Châu Cách Cách (1998 -1999)
Vậy là, cũng như một định mệnh, hình ảnh Hoàng A Ma đã trở thành “thương hiệu” riêng của Trương Thiết Lâm, dường như không ai có khả năng thể hiện vai diễn đó xuất sắc như ông. Cũng từ định mệnh đó, Trương Thiết Lâm là cái tên được nhắc đến đầu tiên mỗi khi người ta đề cập tới những “hoàng đế trên màn ảnh nhỏ”.
Hán Thành Đế trong Nàng Phi Yến trong cung nhà Hán (1995)
Hình ảnh “hoàng đế” Trương Thiết Lâm xuất hiện “dày đặc” trên màn ảnh nhỏ: Càn Long trong Bản lĩnh Kỷ Hiểu Lam (2001-2002-2004) và Song Long hội (2004), Thuận Trị trong Tống Liên Sinh toạ thượng (2005), Gia Tĩnh hoàng đế trong The Captor (2004), Ung Chính trong Nam Thiếu Lâm (2002 – 2004), Đường Cao Tông trong Vô tự bi ca (2004)…
Càn Long trong Bản lĩnh Kỷ Hiểu Lam (2001-2002-2004)
Càn Long trong Song Long hội (2004)
Thuận Trị trong Tống Liên Sinh toạ thượng (2005)
Gia Tĩnh hoàng đế trong The Captor (2004)
Ung Chính trong Nam Thiếu Lâm (2002 – 2004)
Đường Cao Tông trong Vô tự bi ca (2004)
Trương Thiết Lâm cũng từng đóng nhiều phim, thử nghiệm nhiều dạng vai diễn khác nhau nhưng chưa có dạng vai nào lại phù hợp với ông như các vai diễn hoàng đế, đặc biệt là hình ảnh hoàng đế Càn Long. Có lẽ ở Trương Thiết Lâm toát lên một khí chất đặc biệt, vừa nghiêm khắc vừa nhân từ, vừa hài hước vừa “thâm thuý” và có chút gì đó phóng khoáng, thoải mái.
Trần Bảo Quốc: Thiên tử anh minh
“Ông Bảy” của Danh gia vọng tộc bắt đầu sự nghiệp “làm vua” của mình với vai diễn Đường Cao Tông Lý Trị trong Võ Tắc Thiên (1995). Trong 33 năm sự nghiệp của mình, số lượng các vai diễn hoàng đế của Trần Bảo Quốc không phải là quá nhiều, ấn tượng của ông qua các vai diễn đó không quá sâu sắc như Trương Thiết Lâm hay Trương Quốc Lập, thậm chí cũng không bằng vai diễn “để đời” Bạch Cảnh Kỳ (Danh gia vọng tộc) của chính ông.
Đường Cao Tông Lý Trị trong Võ Tắc Thiên (1995)
Tuy nhiên, có một điều không thể phủ nhận, Trần Bảo Quốc đã hoàn thành hết sức xuất sắc các vai diễn vua chúa của mình. Các vai diễn Hoàng đế Dương Kiên trong Hoa Mộc Lan (1998), Hán Vũ Đế trong Hán Vũ Đại Đế (2005), Chu Nguyên Chương trong Truyền kỳ hoàng đế Chu Nguyên Chương (2006), hoàng đế Gia Tĩnh trong Vương triều Đại Minh (2007), Câu Tiễn trong Việt Vương Câu Tiễn (2007)… đều là những vai diễn ấn tượng. Trần Bảo Quốc đã lột tả thành công hình ảnh của một vị hoàng đế anh minh, đầy quyền uy được toát ra từ ánh mắt, phong thái, cử chỉ và lời nói.
Hán Vũ Đế trong Hán Vũ Đại Đế (2005)
Chu Nguyên Chương trong Truyền kỳ hoàng đế Chu Nguyên Chương (2006)
Hoàng đế Gia Tĩnh trong Vương triều Đại Minh (2007)
Câu Tiễn trong Việt Vương Câu Tiễn (2007)
Đường Quốc Cường: Hoàng đế nhân từ
Ung Chính trong Vương triều Ung Chính (1999)
Ung Chính trong Lý Vệ làm quan (2002-2004)
Đường Minh Hoàng trong Đại Đường ca phi (2003)
Hoàng Thái Cực trong Giang sơn phong vũ tình (2005)
Lý Nguyên Hãn trong Thành Đôn Hoàng (2006).
Dù số vai diễn khá ít ỏi nhưng ấn tượng của khán giả về “hoàng đế” Đường Quốc Cường lại vô cùng sâu đậm, nhất là vai diễn Ung Chính trong Vương triều Ung Chính. Qua diễn xuất tinh tế của Đường Quốc Cường, hình ảnh Ung Chính hiện lên không còn là một kẻ giết cha, hãm hại huynh đệ để đoạt ngai vị như trước đây. Ung Chính của Đường Quốc Cường là một người hết lòng vì dân vì nước, là trợ thủ đắc lực cho vua cha, đồng thời cũng là một đấng minh quân khi tại vị. Có thể nói, vai diễn Ung Chính, cùng với Gia Cát Lượng và Mao Trạch Đông là 3 vai diễn để đời của Đường Quốc Cường.
kenh 14