T
T$
Guest
(ThuVienBao.com) -
Nhiều người Việt làm ăn sinh sống ở nước ngoài
Dự thảo Luật cư trú vừa được trình lên Quốc hội đề xuất xóa đăng ký thường trú đối với người đi nước ngoài hai năm trở lên, người bị đi tù, hoặc công dân đi bộ đội.
Báo trong nước đưa tin ông Phạm Quý Ngọ, Thứ trưởng Công an, đã trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật cư trú trong phiên họp của Thường vụ Quốc hội sáng thứ Ba 26/2.
Dự thảo này bị đánh giá là khá nghiêm khắc trong việc siết chặt quản lý nhập cư và điều kiện thường trú.
Theo đó, "cơ quan có thẩm quyền sẽ xóa đăng ký thường trú", tức hộ khẩu, với các trường hợp người Việt Nam xuất cảnh ra nước ngoài từ hai năm trở lên, cũng như người thực hiện án tù và công dân đi bộ đội.
Lập luận của Trung tướng Phạm Quý Ngọ cho quy định này là "đăng ký thường trú ở đâu thì công dân phải thực hiện nghĩa vụ và quyền lợi của mình ở đó, do vậy nếu đi quá hai năm thì tạm xóa rồi sau đó khi về đăng ký lại".
Ông Ngọ cũng hứa việc đăng ký lại sẽ nhanh chóng và dễ dàng.
[h=2]Phản đối mạnh[/h] Đề xuất này ngay lập tức gây ra phản ứng ngay cả trong các cấp cao của Quốc hội.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng được các báo dẫn lời nói: "Cớ gì tôi đi nước ngoài mà ông ở nhà xóa tên tôi, đến quốc tịch mà tôi còn được giữ nữa là?"
Theo ông Sinh Hùng, "con người ta càng ngày càng tự do, tự do cư trú là quyền cơ bản".
"Tự do gì mà tôi vừa ra khỏi nhà đi nước ngoài một cái thì ông bảo ông xóa tên tôi trong sổ? Cái sổ của ông rất to, ông chỉ cần chú thích trong đó là tôi đi vắng, chứ làm gì phải xóa?”
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Phan Trung Lý cũng cho rằng đề xuất trên "không bảo đảm quyền tự do cư trú của công dân đã được quy định trong Hiến pháp".
Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Nguyễn Văn Hiện bổ sung: “Đăng ký thường trú là quyền bất khả xâm phạm của công dân”.
[h=2]Nhập cư khó hơn[/h] Theo dự thảo Luật cư trú sửa đổi, điều kiện nhập cư cũng khó khăn hơn.
Công dân Việt Nam sẽ được nhập cư vào các thành phố lớn trực thuộc Trung ương nếu có một trong các điều kiện: "Có nhà ở hợp pháp thuộc sở hữu của mình; có chỗ ở hợp pháp mà không phải là nhà ở thuộc sở hữu của mình và tạm trú liên tục từ 2 năm trở lên; được người có sổ hộ khẩu đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu của mình nếu là người thành niên độc thân về sống với ông, bà nội, ngoại, anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột; ông, bà nội, ngoại về ở với cháu ruột".
Các thỏa thuận đồng ý cho nhập khẩu đều phải được lập thành văn bản, có xác nhận của chính quyền địa phương hoặc công chứng.
Nơi đề nghị đăng ký thường trú phải là nơi đang tạm trú. Dự thảo bổ sung điều khoản cấm cho người khác đăng ký hộ khẩu và cấm ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn với mục đích nhập hộ khẩu.
Theo BBC Vietnamese
Dự thảo Luật cư trú vừa được trình lên Quốc hội đề xuất xóa đăng ký thường trú đối với người đi nước ngoài hai năm trở lên, người bị đi tù, hoặc công dân đi bộ đội.
Báo trong nước đưa tin ông Phạm Quý Ngọ, Thứ trưởng Công an, đã trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật cư trú trong phiên họp của Thường vụ Quốc hội sáng thứ Ba 26/2.
Dự thảo này bị đánh giá là khá nghiêm khắc trong việc siết chặt quản lý nhập cư và điều kiện thường trú.
Theo đó, "cơ quan có thẩm quyền sẽ xóa đăng ký thường trú", tức hộ khẩu, với các trường hợp người Việt Nam xuất cảnh ra nước ngoài từ hai năm trở lên, cũng như người thực hiện án tù và công dân đi bộ đội.
Lập luận của Trung tướng Phạm Quý Ngọ cho quy định này là "đăng ký thường trú ở đâu thì công dân phải thực hiện nghĩa vụ và quyền lợi của mình ở đó, do vậy nếu đi quá hai năm thì tạm xóa rồi sau đó khi về đăng ký lại".
Ông Ngọ cũng hứa việc đăng ký lại sẽ nhanh chóng và dễ dàng.
[h=2]Phản đối mạnh[/h] Đề xuất này ngay lập tức gây ra phản ứng ngay cả trong các cấp cao của Quốc hội.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng được các báo dẫn lời nói: "Cớ gì tôi đi nước ngoài mà ông ở nhà xóa tên tôi, đến quốc tịch mà tôi còn được giữ nữa là?"
"Cớ gì tôi đi nước ngoài mà ông ở nhà xóa tên tôi, đến quốc tịch mà tôi còn được giữ nữa là?"
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng
Theo ông Sinh Hùng, "con người ta càng ngày càng tự do, tự do cư trú là quyền cơ bản".
"Tự do gì mà tôi vừa ra khỏi nhà đi nước ngoài một cái thì ông bảo ông xóa tên tôi trong sổ? Cái sổ của ông rất to, ông chỉ cần chú thích trong đó là tôi đi vắng, chứ làm gì phải xóa?”
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Phan Trung Lý cũng cho rằng đề xuất trên "không bảo đảm quyền tự do cư trú của công dân đã được quy định trong Hiến pháp".
Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Nguyễn Văn Hiện bổ sung: “Đăng ký thường trú là quyền bất khả xâm phạm của công dân”.
[h=2]Nhập cư khó hơn[/h] Theo dự thảo Luật cư trú sửa đổi, điều kiện nhập cư cũng khó khăn hơn.
Công dân Việt Nam sẽ được nhập cư vào các thành phố lớn trực thuộc Trung ương nếu có một trong các điều kiện: "Có nhà ở hợp pháp thuộc sở hữu của mình; có chỗ ở hợp pháp mà không phải là nhà ở thuộc sở hữu của mình và tạm trú liên tục từ 2 năm trở lên; được người có sổ hộ khẩu đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu của mình nếu là người thành niên độc thân về sống với ông, bà nội, ngoại, anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột; ông, bà nội, ngoại về ở với cháu ruột".
Các thỏa thuận đồng ý cho nhập khẩu đều phải được lập thành văn bản, có xác nhận của chính quyền địa phương hoặc công chứng.
Nơi đề nghị đăng ký thường trú phải là nơi đang tạm trú. Dự thảo bổ sung điều khoản cấm cho người khác đăng ký hộ khẩu và cấm ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn với mục đích nhập hộ khẩu.
Theo BBC Vietnamese