Đi tìm công thức của phim thần tượng Việt Nam

Jolie

Member
Phim thần tượng của Đài Loan, Hàn Quốc đã trở nên rất quen thuộc với khán giả Việt Nam. Chúng ta yêu những bộ phim này, hâm mộ dàn diễn viên của họ và luôn luôn tự hỏi vậy Việt Nam đã có một dòng phim thần tượng đúng nghĩa hay chưa? Phim thần tượng Việt nên lựa chọn được dàn diễn viên ngôi sao
Hầu hết những bộ phim được dán mác thần tượng của Việt Nam bao giờ cũng cố gắng thu hút khán giả bằng việc lựa chọn những diễn viên “tay ngang” để đóng phim. Họ có thể là người mẫu, là ca sĩ đang đắt “show” và được nhiều người biết đến. Tuy nhiên chính bởi mức độ nổi tiếng trong lĩnh vực trái với điện ảnh mà khi họ lấn sân đã gặp phải vô khối những điều bi hài. Vì vậy cho nên nhiều bộ phim được gọi là thần tượng cứ “chết dần” trong lòng khán giả. Nhìn dàn diễn viên đó đóng phim khán giả thấy no mắt về tạo hình, cách ăn mặc, trang điểm tuy nhiên lại vô cùng ức chế về cách diễn xuất, thể hiện số phận, tâm lý nhân vật.

nh-phim-Nhng-thien-thn-ao-trng-.jpg
Cnh-phim-Nhng-thien-thn-ao-trng-.jpg
Cnh-phim-Nhng-thien-thn-ao-trng2.jpg


Thien-thn-2.jpg


Cảnh phim "Những thiên thần áo trắng"​

Xem “Cô nàng bất đắc dĩ” khán giả thấy siêu mẫu Vũ Thu Phương dù rất xinh đẹp, đầu tư về phục trang rất công phu nhưng diễn xuất còn nhiều hạn chế. Vẻ đẹp của một siêu mẫu, những bước đi chuyên nghiệp trên sàn catwalk không thể cứu vãn cho khả năng trở thành diễn viên chuyên nghiệp của cô. Hay như trường hợp của người đẹp Đinh Ngọc Diệp trong “Áo cưới thiên đường” cũng vậy. Nhân vật mà người đẹp này thể hiện khiến người xem cảm thấy ngán ngẩm, khó chịu. Dường như cô chỉ biết nói cho đúng lời thoại, đi lại cho đúng hành động của nhân vật chứ không hề nhập tâm hay biết biểu lộ cảm xúc.

Ngoi-nha-3.jpg


Còn rất nhiều người đẹp khác như: Thủy Tiên trong “Ngôi nhà hạnh phúc”, Quách An An trong “Xin lỗi tình yêu”… đều ở trường hợp tương tự. Đó là một trong những lý do để phim thần tượng Việt “chết yểu” ngay từ đầu. Những bộ phim như “Đam mê, Acapella, Tôi là ngôi sao..” khiến người xem ngắc ngoải, ngáp dài ngáp ngắn về dàn diễn viên trong phim. Họ như những “ma nơ canh” biết nói cười, đi lại trên màn ảnh chẳng thể gọi là đang diễn xuất.

Ngoi-nha-hnh-phuc2.jpg

Ngoi-nha-hnh-phuc-2.jpg


Đối với tiêu chí của dòng phim thần tượng yếu tố diễn viên trở thành cốt lõi, đảm bảo sự thành công cho phim. Họ không chỉ cần có ngoại hình đẹp, mức độ nổi tiếng cao, là thần tượng của nhiều bạn trẻ mà đặc biệt họ có khả năng diễn xuất thực sự…
Tuy nhiên trong những bộ phim vẫn được gọi là thần tượng của Việt Nam, hầu hết các nhà làm phim mới chỉ để tâm đến mức độ nổi tiếng của người sẽ tiếp nhận vai diễn mà không quan tâm xem ngoại hình có hợp với nhân vật không, khả năng diễn xuất ra sao?… Có lẽ thế mà cho tới thời điểm hiện tại mặc dù đã có trên dưới hàng chục bộ phim được gọi là thần tượng ra đời nhưng khán giả Việt vẫn chẳng thấy có gì mới mẻ, độc đáo hay hấp dẫn như những bộ phim của các nước láng giềng trong khu vực Châu Á.
Phim thần tượng Việt muốn thành công phải có một kịch bản hấp dẫn
Các nhà làm phim Việt không chỉ cố gắng tạo nên những kịch bản hay mà còn tìm đến với những kịch bản được mua bản quyền từ nước ngoài. Kịch bản gốc vốn là những bộ phim khá “hot” tuy nhiên khi được mang về để “Việt hóa” lại trở thành những tác phẩm thất bại thảm hại. Điều đáng nói là việc lạm dụng yếu tố ngoại mà không tiết chế, “lười” sáng tạo cho phù hợp với văn hóa dân tộc đã khiến nhiều bộ phim thần tượng ngoại mang vào thị trường Việt Nam trở thành những món ăn hổ lốn, thiếu sức thuyết phục với khán giả. Tự hỏi các biên kịch Việt đã đi đâu hết để chúng ta phải thiếu thốn những kịch bản hay, hấp dẫn đáp ứng nhu cầu của khán giả?

10871217338452.jpg
V-Ngc-ng-va-hai-din-vien-Tng-Thanh-Ha-va-Luowng-Mnh-Hi-.jpg

Đạo diễn Vũ Ngọc Đãng và 2 diễn viên Tăng Thanh Hà - Lương Mạnh Hải​

Ví dụ tiêu biểu cho kịch bản được “Việt” hóa trở nên thiếu hấp dẫn, kém thu hút khán giả là “Có lẽ nào ta yêu nhau, Ngôi nhà hạnh phúc..”. Hai bộ phim đáng thất vọng nhất trong năm vừa qua, được làm lại từ hai tác phẩm khá nổi tiếng của Hàn Quốc khiến người ta nghi ngờ về mức độ tái chế của các nhà biên kịch Việt trước hàng loạt các kịch bản được nhập ngoại đang chuẩn bị phát sóng và bấm máy trong thời gian tới.

nh-phim-B-t-10A8-.jpg

Một bộ phim muốn thành công trước hết phải có một cái nền vững, đó chính là kịch bản. Chỉ cần các nhà làm phim khéo léo, tinh tế một chút chắc chắn trên màn ảnh Việt sẽ có những bộ phim “ăn khách” và nhận được nhiều tình cảm của khán giả.
Phim thần tượng Việt Nam cần một công nghệ PR rầm rộ
Muốn tạo được sự chú ý của khán giả thì công nghệ PR phải trở thành một chiến lược được tính toán hết sức kỹ lưỡng từ phía nhà sản xuất. PR từ khi có kịch bản, bắt đầu chọn diễn viên cho tới khi phim bấm máy, các cảnh hậu trường và khởi chiếu ra sao… Điều đó sẽ tạo nên sự tò mò của người xem. Với phim truyền hình Việt Nam có lẽ chỉ vài năm gần đây công nghệ PR mới trở thành một con bài chiến lược được một số hãng phim (chủ yếu là tư nhân) quan tâm. BHD có lẽ luôn là hãng phim đi đầu trong công nghệ lăng xê phim với khán giả. Những “Cô gái xấu xí, Ngôi nhà hạnh phúc”… gây được sự chú ý chính bởi việc không sợ tốn kém chi tiền cho quảng cáo. Biết đánh trúng tâm lý khán giả chắc chắn sẽ là một lợi thế để phim thần tượng nhận được sự chú ý của khán giả.

Co-gai-xu-xi2.jpg

Diễn viên phim Cô gái xấu xí​
Để có một bộ phim thần tượng đúng nghĩa ở Việt Nam, các nhà làm phim cần phải quan tâm đến nhiều yếu tố. Trong đó yếu tố diễn viên, kịch bản và công nghệ PR trở thành những tiêu chí hàng đầu giúp bộ phim thành công. Hi vọng trong tương lai chúng ta sẽ có một dòng phim thần tượng đúng nghĩa.
Hương Giang
 
Back
Top