Được công ty có giấy phép đưa đi làm việc tại một thị trường danh giá là Nhật Bản nhưng để “phủi trách nhiệm” khi hợp đồng không như cam kết,doanh nghiệp đã nhẫn tâm đẩy lao động vào cảnh lang thang, đầu đường xó chợ, thậm chí còn vu cho lao động tiếng xấu là đi “làm gái bao ở quán rượu”.
Tháng 10/2011 Đỗ Thị Thu Hoài quê ở Phú Thọ được công ty cổ phần cung ứng và xuất khẩu lao động hàng không (Alsimexco) đưa sang Nhật làm việc tại tập đoàn Hagano. Theo hợp đồng Hoài ký với Alsimexco, cô sẽ làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, ngoài mức lương được hưởng theo quy định, lao động được mua bảo hiểm và được miễn phí tiền nhà, tiền phí sinh hoạt.
Thế nhưng ngay sau khi vào nhà máy làm việc, những cam kết trong hợp đồng không được thực hiện.
Trong đơn gửi tới các cơ quan truyền thông, Hoài cho biết : ngay tháng lương đầu tiên, lao động bị trừ 30.000 yên (tương đương với khoảng 7,8 triệu đồng) mà không biết lý do vì sao. Không chỉ có thế, Hoài cũng như các lao động khác thường xuyên bị chấm công sai và trả lương trễ. Họ phải ở trong nhà container, nhà tắm ngoài trời, không có nước nóng. Hàng tháng mỗi lao động bị trừ tới 48.000 yên tiền thuê nhà (tương đương với khoảng 12,5 triệu đồng) .
Công việc hàng ngày nặng nhọc, Hoài phải trồng dâu, hái dâu, trèo lên mái nhà lồng, khuân vác nặng, sấy lúa...nhưng hoàn toàn không có bảo hiểm.
Chưa hết, một ngày đẹp trời, môi giới đưa xuống cho Hoài một bản hợp đồng mới với mức lương thấp hơn, ép Hoài ký nhưng cô không ký. Liền sau đó cô bị đuổi việc. Đại diện công ty môi giới còn tung tin Hoài làm “gái bao” ở quán rượu làm ảnh hưởng tới danh dự của người lao động.
Tương tự như Hoài, không ký hợp đồng mới vì bị trừ lương vô tội vạ, lao động Võ Đình Hải cũng quê Phú Thọ cho biết nhiều tháng nay phải vất vưởng ngoài đường, trôi dạt từ Bắc Nhật Bản tới Nam Nhật Bản, nay ở nhờ nhà tu nghiệp sinh này, mai ở nhờ nhà tu nghiệp sinh khác.
Một số lao động khác cũng được công ty Alsimexco đưa sang Nhật làm việc tại tập đoàn Hagano, như Trịnh Thị Thùy Linh và Huỳnh Lan Cát Phương cho biết họ cũng bị trừ lương không lý do, bị ép phải nộp tiền mua gạo, tiền bảo hiểm hàng tháng nhưng không được tham gia bảo hiểm, bị trừ tiền thuê nhà với mức chi phí rất đắt dù đang ở trong những căn phòng tồi tàn...
Không chịu đựng nổi, phản ứng lại thì bị công ty môi giới xua đuổi, ép về nước trước hạn ( trường hợp của Linh), thậm chí là “lôi ra máy bay ép về” như trường hợp của Phương.
Sau khi về nước, cả Phương và Linh đều không được thanh lý hợp đồng vì Alsimexco đổ lỗi hoàn toàn thuộc về người lao động và người lao động phải chịu trách nhiệm.
Hải, Hoài, Linh, Phương và nhiều lao động khác đã nhiều lần điện thoại trực tiếp, gửi đơn kêu cứu về công ty Alsimexco và Ban quản lý lao động Việt Nam tại Nhật, Cục quản lý lao động ngoài nước nhưng đáp lại họ chỉ là sự im lặng đến lạnh lùng.
Đã hơn 1 năm kể từ khi người lao động gửi đơn kêu cứu về nước nhưng trao đổi với báo chí, đại diện Cục QLLĐNN chỉ xác nhận có biết sự việc và hứa hẹn mông lung rằng: có thể sẽ gặp lao động để đối chứng, sẽ thu thập hồ sơ vụ việc để giải quyết!
Sự vô cảm của cơ quan chức năng đang khiến cho người lao động trở thành kẻ lang thang, bị xua đuổi, bị xúc phạm nhân phẩm và danh dự, bị chà đạp và vu oan là “gái bao” còn công ty phái cử lao động lại được che chắn,“ bình chân như vại”.
Điều tra riêng của chúng tôi còn hé lộ dấu hiệu “bán” giấy phép trắng trợn tại doanh nghiệp này cũng như những sai phạm tày đình khác.
Viet Bao (Theo PLVN)
Tháng 10/2011 Đỗ Thị Thu Hoài quê ở Phú Thọ được công ty cổ phần cung ứng và xuất khẩu lao động hàng không (Alsimexco) đưa sang Nhật làm việc tại tập đoàn Hagano. Theo hợp đồng Hoài ký với Alsimexco, cô sẽ làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, ngoài mức lương được hưởng theo quy định, lao động được mua bảo hiểm và được miễn phí tiền nhà, tiền phí sinh hoạt.
Thế nhưng ngay sau khi vào nhà máy làm việc, những cam kết trong hợp đồng không được thực hiện.
Trong đơn gửi tới các cơ quan truyền thông, Hoài cho biết : ngay tháng lương đầu tiên, lao động bị trừ 30.000 yên (tương đương với khoảng 7,8 triệu đồng) mà không biết lý do vì sao. Không chỉ có thế, Hoài cũng như các lao động khác thường xuyên bị chấm công sai và trả lương trễ. Họ phải ở trong nhà container, nhà tắm ngoài trời, không có nước nóng. Hàng tháng mỗi lao động bị trừ tới 48.000 yên tiền thuê nhà (tương đương với khoảng 12,5 triệu đồng) .
Công việc hàng ngày nặng nhọc, Hoài phải trồng dâu, hái dâu, trèo lên mái nhà lồng, khuân vác nặng, sấy lúa...nhưng hoàn toàn không có bảo hiểm.
Chưa hết, một ngày đẹp trời, môi giới đưa xuống cho Hoài một bản hợp đồng mới với mức lương thấp hơn, ép Hoài ký nhưng cô không ký. Liền sau đó cô bị đuổi việc. Đại diện công ty môi giới còn tung tin Hoài làm “gái bao” ở quán rượu làm ảnh hưởng tới danh dự của người lao động.
Tương tự như Hoài, không ký hợp đồng mới vì bị trừ lương vô tội vạ, lao động Võ Đình Hải cũng quê Phú Thọ cho biết nhiều tháng nay phải vất vưởng ngoài đường, trôi dạt từ Bắc Nhật Bản tới Nam Nhật Bản, nay ở nhờ nhà tu nghiệp sinh này, mai ở nhờ nhà tu nghiệp sinh khác.
|
Lao động Hoài lang thang tại ga Sannomiya |
Không chịu đựng nổi, phản ứng lại thì bị công ty môi giới xua đuổi, ép về nước trước hạn ( trường hợp của Linh), thậm chí là “lôi ra máy bay ép về” như trường hợp của Phương.
Sau khi về nước, cả Phương và Linh đều không được thanh lý hợp đồng vì Alsimexco đổ lỗi hoàn toàn thuộc về người lao động và người lao động phải chịu trách nhiệm.
Lao động Hải cũng đi lang thang tuyệt vọng vì không được các cơ quan chức năng giúp đỡ trước sự vi phạm trắng trợn của công ty phái cử và công ty môi giới |
Đã hơn 1 năm kể từ khi người lao động gửi đơn kêu cứu về nước nhưng trao đổi với báo chí, đại diện Cục QLLĐNN chỉ xác nhận có biết sự việc và hứa hẹn mông lung rằng: có thể sẽ gặp lao động để đối chứng, sẽ thu thập hồ sơ vụ việc để giải quyết!
Sự vô cảm của cơ quan chức năng đang khiến cho người lao động trở thành kẻ lang thang, bị xua đuổi, bị xúc phạm nhân phẩm và danh dự, bị chà đạp và vu oan là “gái bao” còn công ty phái cử lao động lại được che chắn,“ bình chân như vại”.
Điều tra riêng của chúng tôi còn hé lộ dấu hiệu “bán” giấy phép trắng trợn tại doanh nghiệp này cũng như những sai phạm tày đình khác.
Viet Bao (Theo PLVN)