T
T$
Guest
[h=1]Đi xuyên biên giới Bắc-Nam Triều Tiên[/h]
Bà Gloria Steinhem, nhà hoạt động người Mỹ Một nhóm 30 nhà nữ hoạt động đã vượt qua khu phi quân sự (DMZ) chia cắt Bắc và Nam Triều Tiên nhằm quảng bá cho hòa bình.
Dẫn đầu là nhà hoạt động nữ người Mỹ, Gloria Steinem, cả nhóm đi xe buýt qua vùng DMZ từ Bắc tới Nam.
Tuy nhiên họ bị ngăn không cho đi bộ qua làng Bàn Môn Điếm, nơi ký thỏa thuận đình chiến năm 1953 kết thúc cuộc chiến Triều Tiên.
Nhóm nhà hoạt động gặp phải phản đối do đã ở lại Bình Nhưỡng một vài ngày.
Các nhà chỉ trích cho rằng những phụ nữ này đã biến mình thành công cụ tuyên truyền cho Bắc Triều Tiên, sau khi từ chối trực tiếp phê bình chính quyền Bình Nhưỡng về vấn đề nhân quyền.
Nhưng bà Steinhem phủ nhận cáo buộc trên và nói họ muốn tập trung vào việc phá bỏ rào chắn để liên kết con người với con người và nhấn mạnh những đau khổ do chia cắt mang lại.
Bà ca ngợi chuyến đi là “chiến thắng” của hòa bình và hòa giải.
“Tôi rất tự tin rằng một khi trải nghiệm của chúng tôi được làm rõ, những phản đối này sẽ chìm đi,” bà nói với phóng viên sau khi nhóm tới được biên giới Nam Hàn.
[h=2]Hát và biểu ngữ[/h]Ban đầu nhóm các nhà hoạt động định đi bộ qua “làng đình chiến” Bàn Môn Điếm, nơi lính Bắc và Nam Triều Tiên chỉ cách nhau có vài mét qua đường biên giới.
Tuy nhiên Nam Hàn phản đối kế hoạch này và cho xe buýt qua đường biên phía Bắc Hàn để đón nhóm phụ nữ và chở lại về biên giới phía Nam.
Những người này hát và mang theo biểu ngữ khi đi qua điểm chốt dẫn tới vùng DMZ từ Bắc Hàn.
Họ nói chuyến đi nhằm bày tỏ hy vọng một ngày nào đó các gia đình Triều Tiên bị chiến tranh chia cắt sẽ được đoàn tụ và căng thẳng quân sự giữa hai phía sẽ được giảm bớt.
Nhưng Tiến sỹ Lee Ae-ran, người từng đào tẩu từ Bắc Hàn, nói với BBC rằng những người này quảng bá quan điểm của Bình Nhưỡng cho rằng chính Hoa Kỳ và Nam Hàn phải chịu trách nhiệm trong việc chia rẽ Triều Tiên.
“Cái này họ gọi là đi bộ vì hòa bình nhưng thực ra chẳng có hòa bình nào cả. Tham vọng hạt nhân và những hành động thù địch của [Lãnh đạo Bắc Triều Tiên] Kim Jong-un đối với miền Nam ngăn cản hòa bình,” bà nói với phóng viên Stephen Evans của BBC ở Seoul.
Khi còn nhỏ, bà Lee Ae-ran phải chịu cảnh sống tồi tệ và bị lạm dụng trong suốt tám năm ở một trại lao cải, do gia đình bị chính quyền Bắc Hàn coi là “thành phần xấu” sau khi người thân của gia đình đào tẩu sang Nam Hàn.
Trong số các nhà hoạt động tham gia sự kiện diễn ra hôm Chủ nhật có cả hai nhân vật đoạt giải Nobel Hòa bình là bà Leymah Gbowee từ Liberia và Mairead Maguire, Bắc Ireland.
Hai quốc gia Triều Tiên trên lý thuyết vẫn đang trong giai đoạn đình chiến kể từ khi thỏa thuận được ký năm 1953.
Đây là một trong những biên giới được canh gác chặt chẽ nhất thế giới – chia rẽ hai miền Triều Tiên và mối quan hệ hai bên lâu nay vẫn rất căng thẳng.
Các cuộc đàm phán quốc tế nhằm chấm dứt kế hoạch hạt nhân của Bình Nhưỡng đã bị đình lại từ năm 2009.
Theo BBC Vietnamese
- 24 tháng 5 2015
Dẫn đầu là nhà hoạt động nữ người Mỹ, Gloria Steinem, cả nhóm đi xe buýt qua vùng DMZ từ Bắc tới Nam.
Tuy nhiên họ bị ngăn không cho đi bộ qua làng Bàn Môn Điếm, nơi ký thỏa thuận đình chiến năm 1953 kết thúc cuộc chiến Triều Tiên.
Nhóm nhà hoạt động gặp phải phản đối do đã ở lại Bình Nhưỡng một vài ngày.
Các nhà chỉ trích cho rằng những phụ nữ này đã biến mình thành công cụ tuyên truyền cho Bắc Triều Tiên, sau khi từ chối trực tiếp phê bình chính quyền Bình Nhưỡng về vấn đề nhân quyền.
Nhưng bà Steinhem phủ nhận cáo buộc trên và nói họ muốn tập trung vào việc phá bỏ rào chắn để liên kết con người với con người và nhấn mạnh những đau khổ do chia cắt mang lại.
Cái này họ gọi là đi bộ vì hòa bình nhưng thực ra chẳng có hòa bình nào cả. Tham vọng hạt nhân và những hành động thù địch của Kim Jong-un đối với miền Nam ngăn cản hòa bìnhTS. Lee Ae-ran
Bà ca ngợi chuyến đi là “chiến thắng” của hòa bình và hòa giải.
“Tôi rất tự tin rằng một khi trải nghiệm của chúng tôi được làm rõ, những phản đối này sẽ chìm đi,” bà nói với phóng viên sau khi nhóm tới được biên giới Nam Hàn.
[h=2]Hát và biểu ngữ[/h]Ban đầu nhóm các nhà hoạt động định đi bộ qua “làng đình chiến” Bàn Môn Điếm, nơi lính Bắc và Nam Triều Tiên chỉ cách nhau có vài mét qua đường biên giới.
Tuy nhiên Nam Hàn phản đối kế hoạch này và cho xe buýt qua đường biên phía Bắc Hàn để đón nhóm phụ nữ và chở lại về biên giới phía Nam.
Những người này hát và mang theo biểu ngữ khi đi qua điểm chốt dẫn tới vùng DMZ từ Bắc Hàn.
Họ nói chuyến đi nhằm bày tỏ hy vọng một ngày nào đó các gia đình Triều Tiên bị chiến tranh chia cắt sẽ được đoàn tụ và căng thẳng quân sự giữa hai phía sẽ được giảm bớt.
“Cái này họ gọi là đi bộ vì hòa bình nhưng thực ra chẳng có hòa bình nào cả. Tham vọng hạt nhân và những hành động thù địch của [Lãnh đạo Bắc Triều Tiên] Kim Jong-un đối với miền Nam ngăn cản hòa bình,” bà nói với phóng viên Stephen Evans của BBC ở Seoul.
Khi còn nhỏ, bà Lee Ae-ran phải chịu cảnh sống tồi tệ và bị lạm dụng trong suốt tám năm ở một trại lao cải, do gia đình bị chính quyền Bắc Hàn coi là “thành phần xấu” sau khi người thân của gia đình đào tẩu sang Nam Hàn.
Trong số các nhà hoạt động tham gia sự kiện diễn ra hôm Chủ nhật có cả hai nhân vật đoạt giải Nobel Hòa bình là bà Leymah Gbowee từ Liberia và Mairead Maguire, Bắc Ireland.
Hai quốc gia Triều Tiên trên lý thuyết vẫn đang trong giai đoạn đình chiến kể từ khi thỏa thuận được ký năm 1953.
Đây là một trong những biên giới được canh gác chặt chẽ nhất thế giới – chia rẽ hai miền Triều Tiên và mối quan hệ hai bên lâu nay vẫn rất căng thẳng.
Các cuộc đàm phán quốc tế nhằm chấm dứt kế hoạch hạt nhân của Bình Nhưỡng đã bị đình lại từ năm 2009.
Theo BBC Vietnamese