[h=2]Các chuyên gia sản khoa luôn khuyên các bà bầu, nếu có thai kỳ khỏe mạnh thì nên thuận theo tự nhiên và chọn phương pháp sinh thường. Tuy nhiên, hiện có không ít gia đình chỉ vì những lý do "trời ơi, đất hỡi", do mê tín mà đã lựa chọn phương pháp sinh mổ, ép con chào đời sớm, theo đúng giờ, ngày đã định để mong con thành... thần đồng.[/h]
35 tuần tuổi, bố mẹ "ép" con chào đời
Mặc dù đã gần quá trưa, nhưng tại khu vực khám dịch vụ theo yêu cầu tại bệnh viện Phụ sản Hà Nội vẫn chen chúc kẻ đứng, người ngồi chờ đến lượt. Trong số đó có không ít sản phụ đến đây để đăng ký sinh mổ. Chị N.T.Mai (Đống Đa, Hà Nội) cho biết: "Mấy năm gần đây, đẻ mổ đã trở thành "mốt" tại khu phố chị đang sinh sống. Cứ 10 bà bầu thì 7 - 8 người chọn phương pháp mổ đẻ. Nhà tôi có 4 chị em gái thì 3 người đã chọn sinh mổ. Tôi dự định cuối tháng này sẽ đăng ký sinh theo phương pháp này". Giải thích lý do mổ đẻ, chị Mai khẳng định: "Chủ yếu là vấn đề tâm linh. Gia đình tôi, ai mang bầu đều tìm đến thầy bói để chọn ngày, giờ đẹp cho bé chào đời".
Rất nhiều sản phụ đến tìm hiểu và đăng ký sinh mổ.
Chị H.T.Hạnh (ở Thạch Thất, Hà Nội) đến bệnh viện để đăng ký đẻ mổ do "thầy" bói chỉ định ngày, giờ. Chị Hạnh kể, gia đình chị đã có hai con gái nhưng do áp lực là con trưởng nên anh chị phải sinh bằng được quý tử để nối dõi. Nghe lời rỉ tai của hàng xóm, chị đã đi xem bói, chọn ngày giờ mang bầu để có thai. Đúng như mong muốn, đứa con thứ 3 là trai. Khi thai được gần 8 tháng, anh chị lại tất tả đi nhờ "thầy" xem sinh ngày đẹp. Điều oái oăm là, sau khi nhẩm tính "thầy" bói phán: "Đứa trẻ này nếu để đúng tháng sau sinh sẽ kém cỏi, hoặc là nó sẽ không nghe lời bố mẹ mà phá phách, công việc của bố mẹ sẽ bị đổ bể". Theo lời "thầy" anh chị nên mổ cho bé ra đời khoảng tuần thứ 35, sẽ mang lại may mắn cho bố mẹ. "Tôi đang ngồi đợi để được tư vấn. Nếu bệnh viện này không đồng ý mổ thì chúng tôi sẽ tìm bệnh viện tư nhân để mổ đúng ngày, giờ "thầy" đã nói", chị Hạnh cho biết.
Theo chị Hạnh, chi phí sinh mổ theo yêu cầu cao gấp đôi, thậm chí gấp 3-4 lần so sinh thường, nhưng vì lo lắng cho tương lai của con, gia đình chị vẫn thực hiện. "Khi nhập viện, sẽ phải đóng 11 triệu đồng. Trong đó, 6 triệu đồng là cho chi phí trong quá trình mổ, số tiền còn lại sẽ tạm ứng cho tiền phòng, thuốc, tắm bé, vệ sinh cho mẹ... Ngoài ra, còn tiền cảm ơn kíp mổ nữa, lệ thường thì số tiền này là khoảng 3, 5 triệu đồng", chị Hạnh nói.
Bác sỹ Nguyễn Trọng Thanh.
Bác sỹ "tiếp tay" cho trào lưu mổ đẻ?
Theo bác sỹ Nguyễn Trọng Thanh, cố vấn chuyên môn của bệnh viện Phụ sản Hà Nội, hiện nay, việc mổ đẻ đang có xu hướng bị lạm dụng. Theo thống kê, số sản phụ được chỉ định mổ lấy thai tại Việt Nam từ 40 % - 60%, cao gấp 4 lần so với thế giới. Tại bệnh viện Phụ sản Hà Nội, theo thống kê năm 2012 có gần 46.000 ca đẻ, thì có trên 50% là sinh mổ. Đây cũng là một trong những bệnh viện có tỷ lệ mổ lấy thai lớn nhất cả nước. "Số ca mổ đẻ ngày càng tăng. Ngoài sự thiếu hiểu biết của người dân khi nằng nặc đòi bác sỹ mổ cho bằng được, theo tôi, nguyên nhân nữa đó là vấn đề y đức của người bác sỹ. Chính bác sỹ là người tiếp tay cho sinh mổ gia tăng", bác sỹ Nguyễn Trọng Thanh khẳng định.
Theo bác sỹ Thanh, một sản phụ mà cả mẹ và con đều khỏe mạnh, thì không có lý do gì phải đẻ mổ. Tuy nhiên, nếu để sinh thường, các bác sỹ, y tá phải thường xuyên thăm khám, nghe tim thai, đo huyết áp... Khi gặp tai biến, họ dễ bị kiện tụng do thiếu trách nhiệm trong thăm khám. Còn với sinh mổ, bác sỹ chỉ tiêm thuốc gây mê, gây tê giúp sản phụ bớt đau đớn và chỉ cần vài chục phút mổ là xong. Ngoài ra, mổ theo yêu cầu ở các bệnh viện tiền viện phí sẽ cao hơn, phần cảm ơn cho kíp mổ cũng có hậu hơn so với sinh thường. Với nhiều bác sỹ, mổ đẻ là biện pháp an toàn và có lợi, giúp họ tránh được nhiều rắc rối có thể xảy ra. Vì vậy, khi được sản phụ và gia đình đề nghị sinh mổ thì hầu như đều được đáp ứng.
Trao đổi về việc, có hay không việc bác sỹ tiếp tay cho sản phụ đẻ mổ để nhận nhiều tiền bồi dưỡng, một bác sỹ sản (xin được ẩn tên) phân trần: "Sinh mổ thời gian qua phổ biến vì tình trạng "phú quý sinh lễ nghĩa" của nhiều gia đình. Có sản phụ là con gái, con dâu gia đình danh giá, sợ đau nên chưa có dấu hiệu chuyển dạ sinh đã đòi mổ. Nhiều gia đình đi xem ngày, giờ, đặt dịch vụ sinh mổ... Những trường hợp như thế, thật khó cưỡng với bác sỹ. Khi khám, thấy thai nhi và sản phụ khoẻ mạnh, chúng tôi cũng tư vấn, khuyên nhủ nhưng, sinh nở như thế nào là quyền của sản phụ và gia đình họ. Nhiều ca, chúng tôi gàn, không nên mổ nhưng họ vẫn làm thủ tục mổ sinh dịch vụ. Chúng tôi đành chịu...".
Bác sỹ Thanh phân tích: "Nguy cơ biến chứng sinh mổ cao gấp đôi so với sinh thường. Những tai biến có thể xảy ra như: Biến chứng trong gây mê, gây tê; đã có trường hợp tử vong do sốc ngay trước khi mổ. Tai biến trong khi mổ như: Băng huyết, tổn thương đường tiết niệu và bàng quang... Đồng thời với những người sinh mổ nguy cơ nhiễm trùng cao hơn. Thời gian hồi phục của sản phụ mổ dài hơn, đau đớn hơn và tốn kém hơn. Sự chăm sóc và cho con bú cũng sẽ bị ảnh hưởng".
Khuyến cáo của các chuyên gia sản khoa, mổ đẻ chỉ tiến hành trong các trường hợp bắt buộc như: Xương chậu hẹp, dị hình; thai nhi quá lớn, ngôi thai ngược, mẹ có tiền sử khó đẻ hoặc có bệnh lý như: Tim mạch, hen suyễn, cường giáp; mẹ có tiền lệ về phẫu thuật; thai phụ trên 35 tuổi; thai nhi có bệnh lý không thể trải qua sinh thường... "Hãy để đứa trẻ sinh ra theo cách tự nhiên. Nếu theo mê tín thì đó là số phận của nó, còn nếu bố mẹ đi chọn ngày, giờ ép con ra ngoài chỉ là việc làm khiên cưỡng, không có giá trị tự nhiên và tín ngưỡng. Có không ít những đứa trẻ được chọn ngày, giờ đẹp để lấy ra nhưng thường xuyên ốm đau", bác sỹ Thanh nói.
Ong Lý
35 tuần tuổi, bố mẹ "ép" con chào đời
Mặc dù đã gần quá trưa, nhưng tại khu vực khám dịch vụ theo yêu cầu tại bệnh viện Phụ sản Hà Nội vẫn chen chúc kẻ đứng, người ngồi chờ đến lượt. Trong số đó có không ít sản phụ đến đây để đăng ký sinh mổ. Chị N.T.Mai (Đống Đa, Hà Nội) cho biết: "Mấy năm gần đây, đẻ mổ đã trở thành "mốt" tại khu phố chị đang sinh sống. Cứ 10 bà bầu thì 7 - 8 người chọn phương pháp mổ đẻ. Nhà tôi có 4 chị em gái thì 3 người đã chọn sinh mổ. Tôi dự định cuối tháng này sẽ đăng ký sinh theo phương pháp này". Giải thích lý do mổ đẻ, chị Mai khẳng định: "Chủ yếu là vấn đề tâm linh. Gia đình tôi, ai mang bầu đều tìm đến thầy bói để chọn ngày, giờ đẹp cho bé chào đời".
Rất nhiều sản phụ đến tìm hiểu và đăng ký sinh mổ.
Chị H.T.Hạnh (ở Thạch Thất, Hà Nội) đến bệnh viện để đăng ký đẻ mổ do "thầy" bói chỉ định ngày, giờ. Chị Hạnh kể, gia đình chị đã có hai con gái nhưng do áp lực là con trưởng nên anh chị phải sinh bằng được quý tử để nối dõi. Nghe lời rỉ tai của hàng xóm, chị đã đi xem bói, chọn ngày giờ mang bầu để có thai. Đúng như mong muốn, đứa con thứ 3 là trai. Khi thai được gần 8 tháng, anh chị lại tất tả đi nhờ "thầy" xem sinh ngày đẹp. Điều oái oăm là, sau khi nhẩm tính "thầy" bói phán: "Đứa trẻ này nếu để đúng tháng sau sinh sẽ kém cỏi, hoặc là nó sẽ không nghe lời bố mẹ mà phá phách, công việc của bố mẹ sẽ bị đổ bể". Theo lời "thầy" anh chị nên mổ cho bé ra đời khoảng tuần thứ 35, sẽ mang lại may mắn cho bố mẹ. "Tôi đang ngồi đợi để được tư vấn. Nếu bệnh viện này không đồng ý mổ thì chúng tôi sẽ tìm bệnh viện tư nhân để mổ đúng ngày, giờ "thầy" đã nói", chị Hạnh cho biết.
Theo chị Hạnh, chi phí sinh mổ theo yêu cầu cao gấp đôi, thậm chí gấp 3-4 lần so sinh thường, nhưng vì lo lắng cho tương lai của con, gia đình chị vẫn thực hiện. "Khi nhập viện, sẽ phải đóng 11 triệu đồng. Trong đó, 6 triệu đồng là cho chi phí trong quá trình mổ, số tiền còn lại sẽ tạm ứng cho tiền phòng, thuốc, tắm bé, vệ sinh cho mẹ... Ngoài ra, còn tiền cảm ơn kíp mổ nữa, lệ thường thì số tiền này là khoảng 3, 5 triệu đồng", chị Hạnh nói.
Bác sỹ Nguyễn Trọng Thanh.
Bác sỹ "tiếp tay" cho trào lưu mổ đẻ?
Theo bác sỹ Nguyễn Trọng Thanh, cố vấn chuyên môn của bệnh viện Phụ sản Hà Nội, hiện nay, việc mổ đẻ đang có xu hướng bị lạm dụng. Theo thống kê, số sản phụ được chỉ định mổ lấy thai tại Việt Nam từ 40 % - 60%, cao gấp 4 lần so với thế giới. Tại bệnh viện Phụ sản Hà Nội, theo thống kê năm 2012 có gần 46.000 ca đẻ, thì có trên 50% là sinh mổ. Đây cũng là một trong những bệnh viện có tỷ lệ mổ lấy thai lớn nhất cả nước. "Số ca mổ đẻ ngày càng tăng. Ngoài sự thiếu hiểu biết của người dân khi nằng nặc đòi bác sỹ mổ cho bằng được, theo tôi, nguyên nhân nữa đó là vấn đề y đức của người bác sỹ. Chính bác sỹ là người tiếp tay cho sinh mổ gia tăng", bác sỹ Nguyễn Trọng Thanh khẳng định.
Theo bác sỹ Thanh, một sản phụ mà cả mẹ và con đều khỏe mạnh, thì không có lý do gì phải đẻ mổ. Tuy nhiên, nếu để sinh thường, các bác sỹ, y tá phải thường xuyên thăm khám, nghe tim thai, đo huyết áp... Khi gặp tai biến, họ dễ bị kiện tụng do thiếu trách nhiệm trong thăm khám. Còn với sinh mổ, bác sỹ chỉ tiêm thuốc gây mê, gây tê giúp sản phụ bớt đau đớn và chỉ cần vài chục phút mổ là xong. Ngoài ra, mổ theo yêu cầu ở các bệnh viện tiền viện phí sẽ cao hơn, phần cảm ơn cho kíp mổ cũng có hậu hơn so với sinh thường. Với nhiều bác sỹ, mổ đẻ là biện pháp an toàn và có lợi, giúp họ tránh được nhiều rắc rối có thể xảy ra. Vì vậy, khi được sản phụ và gia đình đề nghị sinh mổ thì hầu như đều được đáp ứng.
Trao đổi về việc, có hay không việc bác sỹ tiếp tay cho sản phụ đẻ mổ để nhận nhiều tiền bồi dưỡng, một bác sỹ sản (xin được ẩn tên) phân trần: "Sinh mổ thời gian qua phổ biến vì tình trạng "phú quý sinh lễ nghĩa" của nhiều gia đình. Có sản phụ là con gái, con dâu gia đình danh giá, sợ đau nên chưa có dấu hiệu chuyển dạ sinh đã đòi mổ. Nhiều gia đình đi xem ngày, giờ, đặt dịch vụ sinh mổ... Những trường hợp như thế, thật khó cưỡng với bác sỹ. Khi khám, thấy thai nhi và sản phụ khoẻ mạnh, chúng tôi cũng tư vấn, khuyên nhủ nhưng, sinh nở như thế nào là quyền của sản phụ và gia đình họ. Nhiều ca, chúng tôi gàn, không nên mổ nhưng họ vẫn làm thủ tục mổ sinh dịch vụ. Chúng tôi đành chịu...".
Bác sỹ Thanh phân tích: "Nguy cơ biến chứng sinh mổ cao gấp đôi so với sinh thường. Những tai biến có thể xảy ra như: Biến chứng trong gây mê, gây tê; đã có trường hợp tử vong do sốc ngay trước khi mổ. Tai biến trong khi mổ như: Băng huyết, tổn thương đường tiết niệu và bàng quang... Đồng thời với những người sinh mổ nguy cơ nhiễm trùng cao hơn. Thời gian hồi phục của sản phụ mổ dài hơn, đau đớn hơn và tốn kém hơn. Sự chăm sóc và cho con bú cũng sẽ bị ảnh hưởng".
Khuyến cáo của các chuyên gia sản khoa, mổ đẻ chỉ tiến hành trong các trường hợp bắt buộc như: Xương chậu hẹp, dị hình; thai nhi quá lớn, ngôi thai ngược, mẹ có tiền sử khó đẻ hoặc có bệnh lý như: Tim mạch, hen suyễn, cường giáp; mẹ có tiền lệ về phẫu thuật; thai phụ trên 35 tuổi; thai nhi có bệnh lý không thể trải qua sinh thường... "Hãy để đứa trẻ sinh ra theo cách tự nhiên. Nếu theo mê tín thì đó là số phận của nó, còn nếu bố mẹ đi chọn ngày, giờ ép con ra ngoài chỉ là việc làm khiên cưỡng, không có giá trị tự nhiên và tín ngưỡng. Có không ít những đứa trẻ được chọn ngày, giờ đẹp để lấy ra nhưng thường xuyên ốm đau", bác sỹ Thanh nói.
Hai sản phụ bị liệt bất thường sau mổ đẻMới đây, khoa Thần kinh, bệnh viện Bạch Mai đã điều trị cho hai sản phụ được chuyển từ bệnh viện đa khoa huyện Lục Yên (tỉnh Yên Bái) do bị liệt sau khi mổ đẻ. Đó là chị Hoàng Thị Thu (30 tuổi, Xuân Long, Yên Bình) và sản phụ tên Liên. Ngay sau khi tiêm thuốc tê hai chân của chị có cảm giác bị co lại, rồi sau đó bị liệt luôn cho đến nay. Được biết, trước khi xảy ra biến chứng sau sinh mổ nói trên, cả hai sản phụ Thu và Liên đều có sức khỏe bình thường, không có bệnh kinh niên hay tiền sử gì bất thường. Hiện tại vẫn chưa có kết luận chính thức về nguyên nhân gây tai biến. |