[h=5](PL&XH) -Những năm gần đây, dư luận liên tục sửng sốt và “nóng” lên bởi một bộ phận giới trẻ. Từ kiểu cách ăn mặc thời trang đến những tư thế tạo hình chụp ảnh một cách “kỳ quái”, từ những bộ trang phục “không thể ngắn hơn” đến những bức hình không thể “độc” hơn.[/h]
Những năm gần đây, dư luận liên tục sửng sốt và “nóng” lên bởi một bộ phận giới trẻ. Từ kiểu cách ăn mặc thời trang đến những tư thế tạo hình chụp ảnh một cách “kỳ quái”, từ những bộ trang phục “không thể ngắn hơn” đến những bức hình không thể “độc” hơn. Xung quanh vấn đề này, nhiều người lớn tuổi đã phải đặt câu hỏi: Phải chăng nhận thức của giới trẻ về văn hóa đang có “vấn đề”?
Mặc nội y dạo phố.
Đua nhau theo “mốt” ...
“Phải mặc thật ngắn mới có thể khoe hết vẻ đẹp của cơ thể”, đó là suy nghĩ của một bộ phận giới trẻ. Hình ảnh các teen girl mặc trên người cái áo “mỏng tang” cùng với chiếc quần soóc ngắn “cũn” xuất hiện ngày càng nhiều trên khắp đường phố, đặc biệt là vào buổi tối ngày hè. Không có bất cứ sự e thẹn hay ngại ngùng gì bởi đa phần các em đều coi đó là “mốt”.
Xã hội đang phát triển, kinh tế đang phát triển thì con người cũng cần phải phát triển cả về nhận thức cũng như có sự thay đổi về hình thức và cách ăn mặc bên ngoài. Đó là quy luật và chúng ta không thể đi ngược lại. “Giờ này đi chơi ai còn mặc áo trắng quần âu nữa hả anh? Mặc vậy, sao em gây được sự chú ý đối với bọn con trai”, em Linh, học sinh lớp 8, cười và phân trần. Quả thật, hình ảnh giản dị và mộc mạc của lứa tuổi học trò chỉ còn xuất hiện lác đác ngoài giờ học. Thay vào đó, các “hot girl” và “hot boy” luôn diện trên người những bộ quần áo sặc sỡ, sành điệu. “Mặc thế nào để người ta phải chú ý đến mình mới là đỉnh cao”, là suy nghĩ của một số bạn trẻ.
Thực tế hiện nay, một bộ phận giới trẻ đã và đang chạy theo sự phát triển của xã hội một cách quá nhanh, khi khả năng suy nghĩ cũng như tầm nhận thức trong các em về vấn đề văn hóa, mà ở đây là văn hóa truyền thống, vẫn còn quá “hạn chế”. Các em cứ cố chạy theo một thứ văn hóa mới khi chưa phát triển một cách toàn diện về tư duy nhận thức. Về truyền thống, nước ta vốn là một nước phong kiến nên vẫn còn mang đậm chất Nho giáo. Cho nên, những lễ nghi trong giao tiếp ứng xử, trong văn hóa ăn mặc chưa thể quá cởi mở và quá thoáng như các nước phương Tây.
Theo chị Minh, người có 10 năm kinh nghiệm về may mặc tại quận Thanh Xuân, phong cách ăn mặc cũng thể hiện một phần bản chất tính cách của con người và nó cũng phần nào cho thấy sự phát triển xã hội. Nhiều bạn trẻ cứ nghĩ, mặc đẹp là phải chọn cho mình những trang phục ngắn, mỏng hoặc ôm sát người nhằm khoe và thể hiện “đường nét” cơ thể cũng như tính cách của mình. Một số bạn quá mải chạy theo chọn những trang phục “kiểu cách”, “cầu kỳ” nhưng trông lại không phù hợp. Thậm chí, có lúc còn cảm thấy rất “kệch cỡm” và “lố bịch”. Vậy, đó đâu có thể gọi là “mốt” được (?)...
Bức ảnh phản cảm ngồi trên mộ tổ bị cư dân mạng phản đối.
Ảnh phải “độc” mới gây sốc ...
Những bức ảnh chụp tại các khu di tích đã là chuyện thường đối với một số bạn trẻ. Đủ mọi tư thế được các bạn nghĩ ra như “xoa” đầu rùa và đứng trên mình rùa trong Văn miếu, ngồi trên các khu mộ, tạo dáng ở các tượng đài lịch sử,... đã và đang là những bức hình nhận được nhiều lượt “view” (người xem) trong giới trẻ, đặc biệt là trên facebook. Có lẽ, với một số bạn trẻ thì đó là một cách để thể hiện mình và gây sự chú ý của mọi người, bất chấp điều đó có nhận được sự ủng hộ của cộng đồng hay không ?
Bạn Tùng, 16 tuổi, cho biết: “Bọn em chỉ chụp ảnh để “câu view”, tạo ấn tượng với mọi người thôi mà, chứ có vấn đề gì đâu. Giờ mà chỉ chụp ảnh loanh quanh mấy cái công viên hay bảo tàng gì đó thì “quê” lắm, nhiều người đã chụp rồi: “Tiêu chí chụp của bọn em là càng “độc” càng tốt, quan trọng là phải “câu” được nhiều “view”. Như thế, chúng nó mới thấy được “đẳng cấp” của mình”.
Cách đây không lâu, bức hình một bạn trai cười khoái chí khi ngồi trên khu mộ tổ được tung lên mạng đã gây xôn xao và khiến cho nhiều người bức xúc về bức ảnh “độc” nhưng thiếu sự tôn kính với người đã mất. Mới đây, nghệ sĩ hài Hiệp “gà” lại tạo dáng đánh đu trên tượng đài lịch sử một cách “hồn nhiên” khiến cho dư luận một lần nữa xôn xao. Phải chăng, đây là cách gây sự chú ý, tạo “tiếng vang” cho giới trẻ? Có lẽ là không ! Những bức hình này đã, đang và sẽ làm xấu đi hình ảnh của con người và đất nước ta. Đồng thời, nó cũng thể hiện một “lỗ hổng” lớn về văn hóa truyền thống đối với một bộ phận giới trẻ.
Lệch lạc về văn hóa...
Trao đổi với PV, ông Mạnh Hùng, nguyên Phó trưởng phòng Biên tập phim Đài truyền hình Việt Nam, cho biết, ông đã duyệt rất nhiều bộ phim của nước ngoài, từ nền văn hóa tư bản tới thời kỳ phong kiến. Nhìn chung, mỗi thời kỳ có những giai đoạn lịch sử phát triển khác nhau, do đó suy nghĩ và văn hóa ứng xử có khác nhau. Nhưng họ đều có chung một điểm là luôn trân trọng những gì liên quan đến tâm linh, đến lịch sử, đến tín ngưỡng của nhau. Đó là văn hóa, một thứ văn hóa không bị “mai một” theo thời gian.
Tại nước ta hiện nay, văn hóa luôn được gìn giữ và phát huy nhưng một bộ phận giới trẻ lại có những “lỗ hổng” khá lớn về văn hóa, từ ăn mặc đến giao tiếp ứng xử. Có lẽ, một phần nguyên nhân là sự phát triển quá nhanh của mạng internet, khiến chúng ta chưa có nhiều biện pháp ngăn ngừa cũng như giáo dục các em về những tác hại tiêu cực. Phần còn lại là sự lơ là giáo dục trong thời kỳ mở cửa.
Nguyễn Tuấn
Những năm gần đây, dư luận liên tục sửng sốt và “nóng” lên bởi một bộ phận giới trẻ. Từ kiểu cách ăn mặc thời trang đến những tư thế tạo hình chụp ảnh một cách “kỳ quái”, từ những bộ trang phục “không thể ngắn hơn” đến những bức hình không thể “độc” hơn. Xung quanh vấn đề này, nhiều người lớn tuổi đã phải đặt câu hỏi: Phải chăng nhận thức của giới trẻ về văn hóa đang có “vấn đề”?
Mặc nội y dạo phố.
Đua nhau theo “mốt” ...
“Phải mặc thật ngắn mới có thể khoe hết vẻ đẹp của cơ thể”, đó là suy nghĩ của một bộ phận giới trẻ. Hình ảnh các teen girl mặc trên người cái áo “mỏng tang” cùng với chiếc quần soóc ngắn “cũn” xuất hiện ngày càng nhiều trên khắp đường phố, đặc biệt là vào buổi tối ngày hè. Không có bất cứ sự e thẹn hay ngại ngùng gì bởi đa phần các em đều coi đó là “mốt”.
Xã hội đang phát triển, kinh tế đang phát triển thì con người cũng cần phải phát triển cả về nhận thức cũng như có sự thay đổi về hình thức và cách ăn mặc bên ngoài. Đó là quy luật và chúng ta không thể đi ngược lại. “Giờ này đi chơi ai còn mặc áo trắng quần âu nữa hả anh? Mặc vậy, sao em gây được sự chú ý đối với bọn con trai”, em Linh, học sinh lớp 8, cười và phân trần. Quả thật, hình ảnh giản dị và mộc mạc của lứa tuổi học trò chỉ còn xuất hiện lác đác ngoài giờ học. Thay vào đó, các “hot girl” và “hot boy” luôn diện trên người những bộ quần áo sặc sỡ, sành điệu. “Mặc thế nào để người ta phải chú ý đến mình mới là đỉnh cao”, là suy nghĩ của một số bạn trẻ.
Thực tế hiện nay, một bộ phận giới trẻ đã và đang chạy theo sự phát triển của xã hội một cách quá nhanh, khi khả năng suy nghĩ cũng như tầm nhận thức trong các em về vấn đề văn hóa, mà ở đây là văn hóa truyền thống, vẫn còn quá “hạn chế”. Các em cứ cố chạy theo một thứ văn hóa mới khi chưa phát triển một cách toàn diện về tư duy nhận thức. Về truyền thống, nước ta vốn là một nước phong kiến nên vẫn còn mang đậm chất Nho giáo. Cho nên, những lễ nghi trong giao tiếp ứng xử, trong văn hóa ăn mặc chưa thể quá cởi mở và quá thoáng như các nước phương Tây.
Theo chị Minh, người có 10 năm kinh nghiệm về may mặc tại quận Thanh Xuân, phong cách ăn mặc cũng thể hiện một phần bản chất tính cách của con người và nó cũng phần nào cho thấy sự phát triển xã hội. Nhiều bạn trẻ cứ nghĩ, mặc đẹp là phải chọn cho mình những trang phục ngắn, mỏng hoặc ôm sát người nhằm khoe và thể hiện “đường nét” cơ thể cũng như tính cách của mình. Một số bạn quá mải chạy theo chọn những trang phục “kiểu cách”, “cầu kỳ” nhưng trông lại không phù hợp. Thậm chí, có lúc còn cảm thấy rất “kệch cỡm” và “lố bịch”. Vậy, đó đâu có thể gọi là “mốt” được (?)...
Bức ảnh phản cảm ngồi trên mộ tổ bị cư dân mạng phản đối.
Ảnh phải “độc” mới gây sốc ...
Những bức ảnh chụp tại các khu di tích đã là chuyện thường đối với một số bạn trẻ. Đủ mọi tư thế được các bạn nghĩ ra như “xoa” đầu rùa và đứng trên mình rùa trong Văn miếu, ngồi trên các khu mộ, tạo dáng ở các tượng đài lịch sử,... đã và đang là những bức hình nhận được nhiều lượt “view” (người xem) trong giới trẻ, đặc biệt là trên facebook. Có lẽ, với một số bạn trẻ thì đó là một cách để thể hiện mình và gây sự chú ý của mọi người, bất chấp điều đó có nhận được sự ủng hộ của cộng đồng hay không ?
Bạn Tùng, 16 tuổi, cho biết: “Bọn em chỉ chụp ảnh để “câu view”, tạo ấn tượng với mọi người thôi mà, chứ có vấn đề gì đâu. Giờ mà chỉ chụp ảnh loanh quanh mấy cái công viên hay bảo tàng gì đó thì “quê” lắm, nhiều người đã chụp rồi: “Tiêu chí chụp của bọn em là càng “độc” càng tốt, quan trọng là phải “câu” được nhiều “view”. Như thế, chúng nó mới thấy được “đẳng cấp” của mình”.
Cách đây không lâu, bức hình một bạn trai cười khoái chí khi ngồi trên khu mộ tổ được tung lên mạng đã gây xôn xao và khiến cho nhiều người bức xúc về bức ảnh “độc” nhưng thiếu sự tôn kính với người đã mất. Mới đây, nghệ sĩ hài Hiệp “gà” lại tạo dáng đánh đu trên tượng đài lịch sử một cách “hồn nhiên” khiến cho dư luận một lần nữa xôn xao. Phải chăng, đây là cách gây sự chú ý, tạo “tiếng vang” cho giới trẻ? Có lẽ là không ! Những bức hình này đã, đang và sẽ làm xấu đi hình ảnh của con người và đất nước ta. Đồng thời, nó cũng thể hiện một “lỗ hổng” lớn về văn hóa truyền thống đối với một bộ phận giới trẻ.
Lệch lạc về văn hóa...
Trao đổi với PV, ông Mạnh Hùng, nguyên Phó trưởng phòng Biên tập phim Đài truyền hình Việt Nam, cho biết, ông đã duyệt rất nhiều bộ phim của nước ngoài, từ nền văn hóa tư bản tới thời kỳ phong kiến. Nhìn chung, mỗi thời kỳ có những giai đoạn lịch sử phát triển khác nhau, do đó suy nghĩ và văn hóa ứng xử có khác nhau. Nhưng họ đều có chung một điểm là luôn trân trọng những gì liên quan đến tâm linh, đến lịch sử, đến tín ngưỡng của nhau. Đó là văn hóa, một thứ văn hóa không bị “mai một” theo thời gian.
Tại nước ta hiện nay, văn hóa luôn được gìn giữ và phát huy nhưng một bộ phận giới trẻ lại có những “lỗ hổng” khá lớn về văn hóa, từ ăn mặc đến giao tiếp ứng xử. Có lẽ, một phần nguyên nhân là sự phát triển quá nhanh của mạng internet, khiến chúng ta chưa có nhiều biện pháp ngăn ngừa cũng như giáo dục các em về những tác hại tiêu cực. Phần còn lại là sự lơ là giáo dục trong thời kỳ mở cửa.
Nguyễn Tuấn