[h=2]Giữa lòng Sài Gòn hoa lệ, quán bún bò 1.000 đồng được mở ở đường Nguyễn Ngọc Nhựt (Quận Tân Phú) bán cho người lao động nghèo thực sự khiến người ta cảm động.[/h]
Bún bò 1.000 đồng cho người lao động nghèo
Khai trương từ 6/3, quán cơm tương trợ Nụ Cười 2 ở số 46/22 Nguyễn Ngọc Nhựt, quận Tân Phú, TP.HCM do anh Quý đứng ra thành lập, bán cơm 2.000 đồng/phần vào các ngày chẵn và bún bò Huế 1.000 đồng một tô.
Anh Quý bảo bún bò thỉnh thoảng mới bán được vì quán còn xin hỗ trợ từ nhiều phía, hiện quán mới tự túc được 60% chi phí
Được biết, thỉnh thoảng vào một số ngày chẵn trong tháng, dưới sự tài trợ của quán bún bò Sông Hương ở Gò Dầu (Tân Phú), quán cơm Nụ cười 2 có bán thêm bún bò để đổi món cho bà con tới ăn. Anh Quý, quản lý quán cho biết: "Nhưng không phải tuần nào cũng có ngày chẵn bán bún bò vì còn phụ thuộc vào quán bún bò Sông Hương. Bởi vậy, trong 1 tháng có khoảng 8-9 ngày chúng tôi bán bún bò giá 1.000 đồng cho người nghèo. Ăn cơm riết cũng ngán, có bún bò đổi món cho bà con sẽ thiết thực hơn". Thực sự, quán bún bò 1.000 đồng đã thu hút được đông đảo người nghèo tìm đến ăn. Với giá thành rẻ, tô bún to, đầy đặn nên nhiều người ở khá xa như Gò Vấp, Bình Thạnh vẫn ráng tìm đến ăn tô bún ấm áp, thơm thảo tình người.
Anh Quý chia sẻ 60% kinh phí mở quán bún bò là nguồn tiền tự túc nhờ vận động tấm lòng hảo tâm của chủ quán bún bò ở Tân Phú nói trên...Ngoài ra các chi phí khác như tiền trà đá, khăn giấy, rau ăn kèm, tiền lương cho người trông xe...do quán tự túc hoặc xin thêm của các nhà hảo tâm khác.
Từng người xếp hàng theo thứ tự vào ăn
Họ đứng theo trật tự và không chen lấn, xô đẩy
Từng người đưa tiền và nhân viên giao phiếu ăn cho họ rất lịch sự
Nhiều khách ăn và trẻ em được hướng dẫn rửa tay sạch sẽ trước khi ăn
Cách thức bán bún bò của quán là mọi người xếp hàng, đưa tiền và lấy phiếu rồi ngồi vào bàn ăn chờ phục vụ mang đến. Tất cả các hoạt động này đều diễn ra trong trật tự và không ai bảo ai, người đến ăn sau khi gửi xe thì tự động xếp hàng theo trật tự và không hề có cảnh chen lấn diễn ra.
Tuy chật chội nhưng người ăn rất nhường nhịn nhau
Bên trong nhà bếp rất sạch sẽ, rau được xếp đĩa gọn gàng
Phục vụ đều đeo găng tay
Bún được để ngay ngắn từng tô chuẩn bị bưng ra cho khách ăn
Tuy chật chội nhưng cung cách nấu nướng của nhà bếp rất sạch sẽ và đảm bảo vệ sinh, mọi người đều đeo găng tay khi lấy thức ăn. Nhân viên ở quán cơm làm từ thiện nhưng họ rất vui vẻ, tận tình phục vụ chu đáo cho khách khi họ cần thêm chanh, ớt...và trên gương mặt ai cũng rạng rỡ những nụ cười hạnh phúc.
Đội ngũ phục vụ ở đây là những tình nguyện viên toàn phần, như bếp trưởng Thanh Việt là thiết kế thời trang, ngày trước anh đã nấu cơm cho trung tâm Ung Bướu, chị nữ tổng quản của quán kiêm bảo mẫu có lương là 1.000.000 đồng/tháng, bác trông xe là Nguyễn Văn Riêm là người dân địa phương được quán thuê về làm với mức lương 1.050.000 đồng/tháng.
"Chúng tôi mong có nhiều quán bún bò như này hơn nữa"
Trò chuyện cùng chúng tôi, nhiều người ăn bún bò tại đây cho biết, họ rất hạnh phúc với những bữa cơm miễn phí dành cho người nghèo như thế này. Tuy bán với giá siêu rẻ 1.000 đồng/tô nhưng bát bún bò ở đây rất đầy đặn và đủ vị, không thua kém bán bún bò ở ngoài tiệm chút nào. Cụ thể, bát bún bò có bún sạch, thịt giò heo, thịt nạm, chả lụa, hành lá, hành củ, ăn kèm là đĩa giá, rau quế, chanh, bắp chuối, rau muống chẻ và ít ớt tươi, sa tế để bàn.
Hai chị em Thủy, Thường hay đến quán cơm, bún bò ăn vì họ thực sự thấy hạnh phúc vì có những quán như thế dành cho người nghèo
Chị Lệ Thủy, 40 tuổi, ngụ tại Tân Kỳ, Tân Quý ( Tân Phú ) cho biết: "Tôi ăn cơm và bún bò ở quán Nụ Cười 2 đã 6 lần rồi và lần nào cũng thấy vui và hạnh phúc vì đồ ăn ngon và cách phục vụ rất dễ thương của nhân viên trong quán. Và cứ đi bán vé số về là 2 chị em tui lại rủ nhau qua đây ăn". Vừa nói chị vừa cười rạng rỡ.
Còn với em gái là chị Thường, 30 tuổi, bị khuyết tật ở chân thì quán bún bò Nụ Cười 2 không chỉ là địa chỉ bán bún bò rẻ nhất Sài Gòn mà đến đây chị còn gặp được nhiều bạn bè cùng cảnh ngộ, cùng trò chuyện, tâm sự những câu chuyện buồn vui của đời thường vì "người như chúng tôi đến quán Nụ Cười 2 ăn đông lắm, hàng ngày mưu sinh ngoài đường cũng chưa biết hết mặt nhau, nhưng cùng xếp hàng đi ăn khiến chúng tôi thân nhau hơn".
Chị Kim Dung bán vé số phấn khởi ví quán cơm, bún bò giá rẻ
Gặp chị Kim Dung, người khuyết tật bán vé số, chị phấn khởi kể: "Ngày trước tui không biết đến quán bún bò từ thiện này đâu, toàn ăn ở vỉa hè hoặc bánh mì qua bữa vì tiền không có nhiều. Nay được bạn bè giới thiệu, tôi đi bán ở xa mấy cũng ráng trưa về đây ăn bát bún bò nhỏ nhưng tràn đầy nghĩa tình". Vậy bên chị rủ thêm một người bạn bán chung cứ thứ 2,4,6 lại tới đây ăn. "Tính ra một tháng cũng tiết kiệm được nhiều lắm", bạn chị Kim Dung cho biết.
Hai chị bán vé số rất vui vì hôm nay được ăn bún bò ngon và rẻ
Chưa hết, chị Ngân, quê Vĩnh Phúc, 27 tuổi vào Sài Gòn làm nghề nhặt phế liệu gần 5 năm thì quán bún bò 1.000 đồng thực sự là cứu cánh cho những cơn đói buổi trưa của chị: "Hàng ngày đi làm em ráng hết sức tiết kiệm, gom góp chút tiền gửi về quê nuôi con. Quê nghèo, không buôn bán gì được ra tiền, nên ăn bữa trưa mấy chục ngàn xót lắm. Thế nên biết có quán bún bò giá rẻ như cho thế này khiến người lao động nghèo như tụi em thấy hạnh phúc lắm".
Chị Dung còn tìm được nhiều bạn trong những quán cơm từ thiện thế này
Khi được hỏi về mong muốn của họ, các chị đều cho biết họ ước những quán bún bò từ thiện được mở nhiều hơn nữa. Vì nhiều khi điều kiện mưu sinh họ không thể về kịp buổi trưa để ăn bữa cơm ý nghĩa này. Vậy nên: "Ước gì quận nào cũng có những quán cơm, bún bò bán như thế này để chúng em đi đâu cũng ăn được".
Bún bò 1.000 đồng cho người lao động nghèo
Khai trương từ 6/3, quán cơm tương trợ Nụ Cười 2 ở số 46/22 Nguyễn Ngọc Nhựt, quận Tân Phú, TP.HCM do anh Quý đứng ra thành lập, bán cơm 2.000 đồng/phần vào các ngày chẵn và bún bò Huế 1.000 đồng một tô.
Anh Quý bảo bún bò thỉnh thoảng mới bán được vì quán còn xin hỗ trợ từ nhiều phía, hiện quán mới tự túc được 60% chi phí
Được biết, thỉnh thoảng vào một số ngày chẵn trong tháng, dưới sự tài trợ của quán bún bò Sông Hương ở Gò Dầu (Tân Phú), quán cơm Nụ cười 2 có bán thêm bún bò để đổi món cho bà con tới ăn. Anh Quý, quản lý quán cho biết: "Nhưng không phải tuần nào cũng có ngày chẵn bán bún bò vì còn phụ thuộc vào quán bún bò Sông Hương. Bởi vậy, trong 1 tháng có khoảng 8-9 ngày chúng tôi bán bún bò giá 1.000 đồng cho người nghèo. Ăn cơm riết cũng ngán, có bún bò đổi món cho bà con sẽ thiết thực hơn". Thực sự, quán bún bò 1.000 đồng đã thu hút được đông đảo người nghèo tìm đến ăn. Với giá thành rẻ, tô bún to, đầy đặn nên nhiều người ở khá xa như Gò Vấp, Bình Thạnh vẫn ráng tìm đến ăn tô bún ấm áp, thơm thảo tình người.
Anh Quý chia sẻ 60% kinh phí mở quán bún bò là nguồn tiền tự túc nhờ vận động tấm lòng hảo tâm của chủ quán bún bò ở Tân Phú nói trên...Ngoài ra các chi phí khác như tiền trà đá, khăn giấy, rau ăn kèm, tiền lương cho người trông xe...do quán tự túc hoặc xin thêm của các nhà hảo tâm khác.
Từng người xếp hàng theo thứ tự vào ăn
Họ đứng theo trật tự và không chen lấn, xô đẩy
Từng người đưa tiền và nhân viên giao phiếu ăn cho họ rất lịch sự
Nhiều khách ăn và trẻ em được hướng dẫn rửa tay sạch sẽ trước khi ăn
Cách thức bán bún bò của quán là mọi người xếp hàng, đưa tiền và lấy phiếu rồi ngồi vào bàn ăn chờ phục vụ mang đến. Tất cả các hoạt động này đều diễn ra trong trật tự và không ai bảo ai, người đến ăn sau khi gửi xe thì tự động xếp hàng theo trật tự và không hề có cảnh chen lấn diễn ra.
Tuy chật chội nhưng người ăn rất nhường nhịn nhau
Bên trong nhà bếp rất sạch sẽ, rau được xếp đĩa gọn gàng
Phục vụ đều đeo găng tay
Bún được để ngay ngắn từng tô chuẩn bị bưng ra cho khách ăn
Tuy chật chội nhưng cung cách nấu nướng của nhà bếp rất sạch sẽ và đảm bảo vệ sinh, mọi người đều đeo găng tay khi lấy thức ăn. Nhân viên ở quán cơm làm từ thiện nhưng họ rất vui vẻ, tận tình phục vụ chu đáo cho khách khi họ cần thêm chanh, ớt...và trên gương mặt ai cũng rạng rỡ những nụ cười hạnh phúc.
Đội ngũ phục vụ ở đây là những tình nguyện viên toàn phần, như bếp trưởng Thanh Việt là thiết kế thời trang, ngày trước anh đã nấu cơm cho trung tâm Ung Bướu, chị nữ tổng quản của quán kiêm bảo mẫu có lương là 1.000.000 đồng/tháng, bác trông xe là Nguyễn Văn Riêm là người dân địa phương được quán thuê về làm với mức lương 1.050.000 đồng/tháng.
"Chúng tôi mong có nhiều quán bún bò như này hơn nữa"
Trò chuyện cùng chúng tôi, nhiều người ăn bún bò tại đây cho biết, họ rất hạnh phúc với những bữa cơm miễn phí dành cho người nghèo như thế này. Tuy bán với giá siêu rẻ 1.000 đồng/tô nhưng bát bún bò ở đây rất đầy đặn và đủ vị, không thua kém bán bún bò ở ngoài tiệm chút nào. Cụ thể, bát bún bò có bún sạch, thịt giò heo, thịt nạm, chả lụa, hành lá, hành củ, ăn kèm là đĩa giá, rau quế, chanh, bắp chuối, rau muống chẻ và ít ớt tươi, sa tế để bàn.
Hai chị em Thủy, Thường hay đến quán cơm, bún bò ăn vì họ thực sự thấy hạnh phúc vì có những quán như thế dành cho người nghèo
Chị Lệ Thủy, 40 tuổi, ngụ tại Tân Kỳ, Tân Quý ( Tân Phú ) cho biết: "Tôi ăn cơm và bún bò ở quán Nụ Cười 2 đã 6 lần rồi và lần nào cũng thấy vui và hạnh phúc vì đồ ăn ngon và cách phục vụ rất dễ thương của nhân viên trong quán. Và cứ đi bán vé số về là 2 chị em tui lại rủ nhau qua đây ăn". Vừa nói chị vừa cười rạng rỡ.
Còn với em gái là chị Thường, 30 tuổi, bị khuyết tật ở chân thì quán bún bò Nụ Cười 2 không chỉ là địa chỉ bán bún bò rẻ nhất Sài Gòn mà đến đây chị còn gặp được nhiều bạn bè cùng cảnh ngộ, cùng trò chuyện, tâm sự những câu chuyện buồn vui của đời thường vì "người như chúng tôi đến quán Nụ Cười 2 ăn đông lắm, hàng ngày mưu sinh ngoài đường cũng chưa biết hết mặt nhau, nhưng cùng xếp hàng đi ăn khiến chúng tôi thân nhau hơn".
Chị Kim Dung bán vé số phấn khởi ví quán cơm, bún bò giá rẻ
Gặp chị Kim Dung, người khuyết tật bán vé số, chị phấn khởi kể: "Ngày trước tui không biết đến quán bún bò từ thiện này đâu, toàn ăn ở vỉa hè hoặc bánh mì qua bữa vì tiền không có nhiều. Nay được bạn bè giới thiệu, tôi đi bán ở xa mấy cũng ráng trưa về đây ăn bát bún bò nhỏ nhưng tràn đầy nghĩa tình". Vậy bên chị rủ thêm một người bạn bán chung cứ thứ 2,4,6 lại tới đây ăn. "Tính ra một tháng cũng tiết kiệm được nhiều lắm", bạn chị Kim Dung cho biết.
Hai chị bán vé số rất vui vì hôm nay được ăn bún bò ngon và rẻ
Chưa hết, chị Ngân, quê Vĩnh Phúc, 27 tuổi vào Sài Gòn làm nghề nhặt phế liệu gần 5 năm thì quán bún bò 1.000 đồng thực sự là cứu cánh cho những cơn đói buổi trưa của chị: "Hàng ngày đi làm em ráng hết sức tiết kiệm, gom góp chút tiền gửi về quê nuôi con. Quê nghèo, không buôn bán gì được ra tiền, nên ăn bữa trưa mấy chục ngàn xót lắm. Thế nên biết có quán bún bò giá rẻ như cho thế này khiến người lao động nghèo như tụi em thấy hạnh phúc lắm".
Chị Dung còn tìm được nhiều bạn trong những quán cơm từ thiện thế này
Khi được hỏi về mong muốn của họ, các chị đều cho biết họ ước những quán bún bò từ thiện được mở nhiều hơn nữa. Vì nhiều khi điều kiện mưu sinh họ không thể về kịp buổi trưa để ăn bữa cơm ý nghĩa này. Vậy nên: "Ước gì quận nào cũng có những quán cơm, bún bò bán như thế này để chúng em đi đâu cũng ăn được".