T
T$
Guest
Bộ trưởng Thương mại Ấn Độ Anand Sharma đã kỳ hiệp định hợp tác kinh tế với đối tác phía Malaysia tại Kuala Lumpur hôm nay, 2 ngày sau khi ông kết thúc một thỏa thuận tương tự tại thủ đô Tokyo của Nhật Bản.
Các hiệp định nhắm mục đích cắt giảm hoặc loại bỏ các sắc thuế đánh vào đa số hàng hóa trong 10 năm sắp tới. Các hiệp định này cũng mở rộng cơ hội đầu tư giữa Ấn Độ và các quốc gia Đông Á, và tự do hóa mậu dịch trong khu vực dịch vụ.
Bộ trưởng Thương mại Sharma nói các hiệp định sẽ có ảnh hưởng quyết định trong khu vực và góp phần vào sự hòa nhập kinh tế lớn hơn của châu Á.
Trong thập niên vừa qua, Ấn Độ đã tìm cách nhìn xa hơn các đối tác thương mại truyền thống ở châu Âu và Hoa Kỳ, và mở rộng mậu dịch với Đông và Đông Nam châu Á.
Ông S.K.Mohanty thuộc cơ quan khảo cứu Research and Information Systems có trụ sở ở New Delhi nói rằng Malaysia và Nhật Bản sẽ không chỉ cung cấp thêm các thị trường và cơ hội mới cho Ấn Độ.
Theo ông, hai nước này còn là một nguồn nhập khẩu rẻ tiến cho khối dân hơn 1 tỷ người của Ấn Độ.
“Thị trường nội địa của Ấn Độ đang tăng trưởng rất nhanh, và nhu cầu trong nước là một yếu tố chính góp phần vào thành tích tăng trưởng ngày càng tăng của chúng ta. Vì thế các mặt hàng nhập rẻ tiền và có chất lượng từ khu vực cũng đem lại lợi ích cho nền kinh tế Ấn Độ. Và đồng thời chúng ta cũng tiếp cận thẳng được với khu vực và có khả năng mở rộng khối lượng thương mại với khu vực.”
Thỏa thuận với Malaysia dự kiến sẽ góp phần tăng gấp đôi kim ngạch thương mại từ 8 tỷ đôla hiện nay lên tới khoảng 15 tỷ đôla vào năm 2015. Thương mại với Nhật Bản hiện đang ở khoảng 10 tỷ đôla cũng sẽ được tăng thêm.
Trong năm 2009, Ấn Độ đã ký các hiệp định thương mại với 10 thành viên của Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á, tức ASEAN.
Các kinh tế gia cho rằng các hiệp định này đang giúp Ấn Độ hòa nhập tốt hơn vào một khu vực năng động về kinh tế với 600 triệu người, nơi các tỷ lệ tăng trưởng cao hơn so với các mức ở các nước Tây phương.
Các hiệp định này cũng được ký vào một thời điểm quan trọng khi châu Á nổi lên thành một trung tâm sinh hoạt kinh tế quan trọng trên toàn cầu.
Các hiệp định nhắm mục đích cắt giảm hoặc loại bỏ các sắc thuế đánh vào đa số hàng hóa trong 10 năm sắp tới. Các hiệp định này cũng mở rộng cơ hội đầu tư giữa Ấn Độ và các quốc gia Đông Á, và tự do hóa mậu dịch trong khu vực dịch vụ.
Bộ trưởng Thương mại Sharma nói các hiệp định sẽ có ảnh hưởng quyết định trong khu vực và góp phần vào sự hòa nhập kinh tế lớn hơn của châu Á.
Trong thập niên vừa qua, Ấn Độ đã tìm cách nhìn xa hơn các đối tác thương mại truyền thống ở châu Âu và Hoa Kỳ, và mở rộng mậu dịch với Đông và Đông Nam châu Á.
Ông S.K.Mohanty thuộc cơ quan khảo cứu Research and Information Systems có trụ sở ở New Delhi nói rằng Malaysia và Nhật Bản sẽ không chỉ cung cấp thêm các thị trường và cơ hội mới cho Ấn Độ.
Theo ông, hai nước này còn là một nguồn nhập khẩu rẻ tiến cho khối dân hơn 1 tỷ người của Ấn Độ.
“Thị trường nội địa của Ấn Độ đang tăng trưởng rất nhanh, và nhu cầu trong nước là một yếu tố chính góp phần vào thành tích tăng trưởng ngày càng tăng của chúng ta. Vì thế các mặt hàng nhập rẻ tiền và có chất lượng từ khu vực cũng đem lại lợi ích cho nền kinh tế Ấn Độ. Và đồng thời chúng ta cũng tiếp cận thẳng được với khu vực và có khả năng mở rộng khối lượng thương mại với khu vực.”
Thỏa thuận với Malaysia dự kiến sẽ góp phần tăng gấp đôi kim ngạch thương mại từ 8 tỷ đôla hiện nay lên tới khoảng 15 tỷ đôla vào năm 2015. Thương mại với Nhật Bản hiện đang ở khoảng 10 tỷ đôla cũng sẽ được tăng thêm.
Trong năm 2009, Ấn Độ đã ký các hiệp định thương mại với 10 thành viên của Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á, tức ASEAN.
Các kinh tế gia cho rằng các hiệp định này đang giúp Ấn Độ hòa nhập tốt hơn vào một khu vực năng động về kinh tế với 600 triệu người, nơi các tỷ lệ tăng trưởng cao hơn so với các mức ở các nước Tây phương.
Các hiệp định này cũng được ký vào một thời điểm quan trọng khi châu Á nổi lên thành một trung tâm sinh hoạt kinh tế quan trọng trên toàn cầu.