T
T$
Guest
Ông Pranab Mukherjee, Bộ trưởng Tài chánh Ấn Độ đã đệ trình bản điều tra kinh tế thường niên cho các nhà làm luật hôm thứ Sáu, bản điều tra này được xem là phần mở đầu cho bản ngân sách quốc gia sẽ đệ trình vào ngày thứ Hai.
Bản điều tra cảnh báo rằng Ấn có thể đối mặt với một tình trạng trì trệ nguồn đầu tư nước ngoài, trừ khi họ điều chỉnh lại việc quản lý đất đai và các tài nguyên thiên nhiên để sử dụng trong công nghiệp và thương mại.
Nhưng ông Anjan Roy, một kinh tế gia thuộc Liên đoàn các phòng Thương Mại và Công Nghiệp Ấn Độ, cho rằng đầu tư trực tiếp từ nước ngoài chỉ đóng vai trò thứ yếu trong sự tăng trưởng tổng thể của Ấn. Ông nhận định:
“Đa số các nguồn đầu tư đến từ nội địa, đó là một tin vui. Điều đó cho thấy người Ấn Độ chúng tôi đầu tư và tiết kiệm nhiều. Dựa trên cơ sở đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế năm nay có thể hơn 9%.”
Nhưng ông cũng nhìn nhận cuộc điều tra cho thấy một số ngành công nghiệp và ngành sản xuất thành phẩm đang chậm lại; muốn đảo ngược tình hình cần đầu tư vào vốn con người:
“Bản điều tra chỉ ra rằng việc huấn luyện kỹ năng và đổi mới kỹ năng cho người lao động phải được khích lệ và xem là động cơ của tăng trưởng kinh tế Ấn Độ. Như vậy, bản điều tra đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc cải tổ trong các trường đại học và khu vực giáo dục cao đẳng.”
Một trong những thách thức chính của Ấn Độ là ngăn chặn vật giá leo thang, đặc biệt là giá thực phẩm, mà không gây ảnh hưởng đến động lực tăng trưởng toàn bộ của quốc gia.
Các giới chức Ấn nói rằng một sự tăng trưởng mạnh mẽ rất cần để đưa hàng trăm triệu người Ấn ra khỏi tình trạng nghèo nàn tuyệt vọng, cung ứng những dịch vụ cơ bản, và cải thiện điều kiện vệ sinh.
Trong bản ngân sách đệ trình vào thứ Hai này, Ấn Độ dự kiến sẽ tìm kiếm nguồn đầu tư để cải thiện số cung trong nông nghiệp, trong đó có việc cải thiện điều kiện tồn trữ và chuyên chở các loại lương thực thiết yếu.
Ông Roy còn nêu ra rằng Ấn Độ đang theo dõi sát tình hình bất ổn tại Lybia và vùng Trung Đông, nguồn nhập năng lượng chính của Ấn:
“Ấn Độ phải nhập gần 75 tới 80% nhu cầu về dầu của mình. Cho nên, bất kỳ vấn đề nào xảy ra tại Trung Đông mà đẩy giá dầu lên cũng là điều đáng quan ngại.”
Nhiều người tiên liệu Ấn Độ sẽ là nền kinh tế lớn thứ 3 trên thế giới vào năm 2050. Cuộc điều tra trên tiên đoán kim ngạch xuất khẩu của Ấn sẽ vượt quá 200 tỉ vào năm tới.
Bản điều tra cảnh báo rằng Ấn có thể đối mặt với một tình trạng trì trệ nguồn đầu tư nước ngoài, trừ khi họ điều chỉnh lại việc quản lý đất đai và các tài nguyên thiên nhiên để sử dụng trong công nghiệp và thương mại.
Nhưng ông Anjan Roy, một kinh tế gia thuộc Liên đoàn các phòng Thương Mại và Công Nghiệp Ấn Độ, cho rằng đầu tư trực tiếp từ nước ngoài chỉ đóng vai trò thứ yếu trong sự tăng trưởng tổng thể của Ấn. Ông nhận định:
“Đa số các nguồn đầu tư đến từ nội địa, đó là một tin vui. Điều đó cho thấy người Ấn Độ chúng tôi đầu tư và tiết kiệm nhiều. Dựa trên cơ sở đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế năm nay có thể hơn 9%.”
Nhưng ông cũng nhìn nhận cuộc điều tra cho thấy một số ngành công nghiệp và ngành sản xuất thành phẩm đang chậm lại; muốn đảo ngược tình hình cần đầu tư vào vốn con người:
“Bản điều tra chỉ ra rằng việc huấn luyện kỹ năng và đổi mới kỹ năng cho người lao động phải được khích lệ và xem là động cơ của tăng trưởng kinh tế Ấn Độ. Như vậy, bản điều tra đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc cải tổ trong các trường đại học và khu vực giáo dục cao đẳng.”
Một trong những thách thức chính của Ấn Độ là ngăn chặn vật giá leo thang, đặc biệt là giá thực phẩm, mà không gây ảnh hưởng đến động lực tăng trưởng toàn bộ của quốc gia.
Các giới chức Ấn nói rằng một sự tăng trưởng mạnh mẽ rất cần để đưa hàng trăm triệu người Ấn ra khỏi tình trạng nghèo nàn tuyệt vọng, cung ứng những dịch vụ cơ bản, và cải thiện điều kiện vệ sinh.
Trong bản ngân sách đệ trình vào thứ Hai này, Ấn Độ dự kiến sẽ tìm kiếm nguồn đầu tư để cải thiện số cung trong nông nghiệp, trong đó có việc cải thiện điều kiện tồn trữ và chuyên chở các loại lương thực thiết yếu.
Ông Roy còn nêu ra rằng Ấn Độ đang theo dõi sát tình hình bất ổn tại Lybia và vùng Trung Đông, nguồn nhập năng lượng chính của Ấn:
“Ấn Độ phải nhập gần 75 tới 80% nhu cầu về dầu của mình. Cho nên, bất kỳ vấn đề nào xảy ra tại Trung Đông mà đẩy giá dầu lên cũng là điều đáng quan ngại.”
Nhiều người tiên liệu Ấn Độ sẽ là nền kinh tế lớn thứ 3 trên thế giới vào năm 2050. Cuộc điều tra trên tiên đoán kim ngạch xuất khẩu của Ấn sẽ vượt quá 200 tỉ vào năm tới.