‘Đừng cầu xin sự thương hại từ IS’

T

T$

Guest
Lucy Williamson BBC News, Paris

  • 10 tháng 3 2015
Chia sẻ
150309222803_french_journalist_nicolas_henin__640x360_ap_nocredit.jpg
Khoảnh khắc Henin đoàn tụ với gia đình Một con tin người Pháp, người bị Nhà nước Hồi giáo (IS) giam cầm trong 10 tháng, đã kể với BBC về khoảng thời gian ông ta bị giam cầm và sự giao tiếp giữa ông với những người canh giữ.
Ông Nicolas Henin đã đánh dấu sự ra mắt cuốn sách dành cho trẻ em mà ông viết trong khi đang bị IS giam giữ cùng một đồng nghiệp khác là nhà báo Pháp Pierre Torres.
[h=2]Trò chơi giải sầu[/h]Cuốn sách có nhan đề là ‘Nhím Bố có về nhà không?’ được viết cho đứa con gái năm tuổi của Henin và được xuất bản trong tuần này.
Cuốn sách được hai nhà báo viết một cách bí mật vào lúc đêm tối trên một miếng giấy gói pho mát.
Henin cho biết câu chuyện trong cuốn sách bắt nguồn từ một trò chơi giải sầu giữa các con tin do ông David Haines, nhân viên cứu trợ người Anh mà sau này đã bị IS hành hình, nghĩ ra.
“Nội dung của trò chơi là nghĩ ra con vật nào mô tả chính xác nhất tình cảnh của mình,” ông Henin nói, “Tôi nói là con nhím. Tôi thích ý tưởng là mình được bảo vệ tốt – ngay cả khi cách tự vệ của nhím hoàn toàn ngu ngốc.”
Để bảo vệ mình trong hoàn cảnh bị giam giữ, ông nói ông đã sử dụng chiến thuật ‘hoàn toàn ngu ngốc’ như thế: “Tôi đã biến mình thành một quả bóng.”
Họ (các chiến binh IS) nói ngôn ngữ của chúng ta. Họ cũng có những sở thích văn hóa như chúng ta. Họ xem những bộ phim chúng ta xem. Họ chơi những trò chơi điện tử mà con em chúng ta chơi. Họ là sản phẩm của nền văn hóa chúng ta, của thế giới chúng ta.Nhà báo Nicolas Henin, người từng bị IS giam giữ​

Nhưng, không có cách bảo vệ nào ‘thật sự có hiệu quả cả’. “Là một con tin, anh đơn giản chỉ là một con rối mà thôi,” ông nói.
Ông cũng kể lại những trao đổi giữa các tù nhân với các chiến binh của Nhà nước Hồi giáo giam giữ họ.
Những cuộc trao đổi như vậy là rất quan trọng để có được thức ăn và thuốc men thiết yếu. Nhưng chúng cũng cho thấy chi tiết bất ngờ về những kẻ giam giữ họ.
[h=2]‘Người của chúng ta’[/h]
150227021302_victims_isis_624x351_bbc_nocredit.jpg
Những con tin đã bị IS hành quyết “Tôi để ý thấy những kẻ thánh chiến này không có liên quan gì với nền văn hóa bản địa – tức văn hóa Ả Rập hay Hồi giáo – họ là những người lớn lên trong các xã hội phương Tây của chúng ta,” ông nói.
“Họ nói ngôn ngữ của chúng ta. Họ cũng có những sở thích văn hóa như chúng ta. Họ xem những bộ phim chúng ta xem. Họ chơi những trò chơi điện tử mà con em chúng ta chơi. Họ là sản phẩm của nền văn hóa chúng ta, của thế giới chúng ta.”
Tuy nhiên, ông không chịu nói cụ thể về Mohammed Emwazi, người còn được biết đến với tên gọi ‘Chiến binh John’ với lý do rằng nhà báo người Anh John Cantlie vẫn còn đang bị giam cầm.
Các con tin khác, trong đó Alan Henning, nhân viên cứu trợ người Anh và các người Mỹ James Foley, Stephen Sotloff và Peter Kassig đã bị hành quyết.
150302105907_jihadi_john_640x360_ap.jpg
Henin từ chối nói về đao phủ 'Jihadi John' Một kỹ sư người Nga có tên là Sergey Gorbunov, người bị hành quyết trong lúc Henin còn bị giam cầm, được các tù nhân còn lại tưởng nhớ trong một buổi lễ đơn sơ, ông cho biết.
“Mọi người đều tỏ lòng thành kính với anh ấy. John Cantlie phát biểu rồi sau đó chúng tôi dành một phút mặc niệm,” ông nói.
[h=2]‘Bị ép làm việc ác’[/h]Nói chuyện với một số những kẻ giam giữ trong suốt 10 tháng làm con tin, Henin nói rằng ông đã nhìn thấy ‘những đốm lửa nghi ngờ’ và ‘rất nhiều niềm tin xấu’ bởi vì họ phải nghĩ rằng việc họ làm là đúng trong khi một số hành động của họ không thể nào biện minh được.
Đó là những con người có tâm hồn yếu ớt. Ngay khi họ đến nơi, những kẻ tuyển mộ đã ép họ phải làm việc ác và không có cách gì họ có thể trở lại như xưa.Nhà báo Nicolas Henin​

Ông nói ông tin rằng nhiều kẻ thánh chiến khởi đầu với một mong muốn thật sự là giúp đỡ những nạn nhân ở Syria.
Nhưng, ông nói, ‘đó là những con người có tâm hồn yếu ớt. Ngay khi họ đến nơi, những kẻ tuyển mộ đã ép họ phải làm việc ác và không có cách gì họ có thể trở lại như xưa’.
“Tôi nhớ lại hai kẻ giam giữ mà tôi có dịp nói chuyện cùng. Cuộc nói chuyện cho thấy họ có niềm tin không vững và thậm chí họ còn hối tiếc về việc họ đang làm,” ông kể.
Nói chuyện với những kẻ giam giữ có thể có ích nhưng ‘chắn chắn họ không có lòng thương’, ông nói.
“Cầu xin sự thương hại từ bọn họ là điều dở nhất. Thật ngu ngốc. Đừng bao giờ làm việc đó,” ông nói.


Theo BBC Vietnamese
 
Back
Top