T
T$
Guest
[h=1]‘Quân đội Iraq thiếu ý chí chiến đấu’[/h]
Ông Carter đã có lời chỉ trích quân đội Iraq nặng nề Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter nói sự tháo chạy của quân đội Iraq ở thành phố Ramadi cho thấy họ thiếu ý chí chiến đấu với Nhà nước Hồi giáo (IS).
Ông Carter nói trên chương trình ‘State of the Union’ của kênh truyền hình CNN rằng quân đội Iraq ‘có số lượng áp đảo’ so với IS nhưng lại chọn phương án rút lui.
Người đứng đầu Ủy ban Quốc phòng và An ninh Iraq phản ứng, nói rằng nhận định này của ông Carter là ‘không thực tế và không có cơ sở’.
Chính phủ Iraq đã triển khai các dân quân Shia đến khu vực để tìm cách ngăn chặn đà tiến quân của IS.
Hôm thứ Bảy ngày 23/5, các dân quân đã chiếm lại Husayba nằm ở phía đông Ramadi, thủ phủ tỉnh Anbar, và giao tranh ác liệt vẫn tiếp diễn ở khu vực trong ngày Chủ nhật 24/5.
Mỹ đã đổ tiền của vào huấn luyện và vũ trang cho quân đội Iraq kể từ khi họ rút quân đội chiến đấu vào cuối năm 2011.
Tuy nhiên, quân đội Iraq đã gánh chịu một số thất bại trước IS trong những năm qua và phải bỏ lại các khí tài do Mỹ cung cấp.
[h=2]‘Đáng quan ngại’[/h]“Điều rõ ràng là quân đội Iraq không có ý chí chiến đấu. Quân số đối phương không hề đông hơn họ. Trên thực tế, quân đội Iraq có số lượng áp đảo quân đối phương,” ông Carter nói khi nhận xét về sự thất thủ của Ramadi.
Mô tả tình hình là ‘rất đáng quan ngại’, ông nói thêm: “Chúng tôi có thể huấn luyện cho họ. Chúng tôi có thể cung cấp khí tài cho họ nhưng rõ ràng chúng tôi không thể tạo cho họ ý chí chiến đấu.”
Ông Carter nói Mỹ tiếp tục huấn luyện và cung cấp vũ khí cho quân chính phủ Iraq với hy vọng họ sẽ có tinh thần chiến đấu.
Phóng viên BBC Rajini Vaidyanathan ở Washington cho biết bình luận của ông Carter là nhận định cay đắng đối với một đội quân mà người Mỹ đã huấn luyện và càng khiến cho những người nói rằng cách duy nhất để đánh bại IS là đưa quân Mỹ vào tham chiến trở nên mạnh miệng. Đến nay Washington vẫn loại trừ khả năng này.
Thủ tướng Iraq Haider al-Abadi nói với với phóng viên BBC John Simpson rằng ông ‘bất ngờ’ với những lời bình luận của ông Carter.
Quân đội Iraq đã tháo chạy khỏi Ramadi khi quân IS tiến vào “Ông Carter rất ủng hộ Iraq và tôi chắc rằng ông ấy đã nhận quá nhiều thông tin sai lệch,” ông nói.
Ông Abadi cũng nhấn mạnh rằng Iraq sẽ chiếm lại Ramadi ‘trong vòng vài ngày’.
Ông Hakim al-Zamili, người đứng đầu ủy ban an ninh và quốc phòng của Quốc hội Iraq, còn chỉ trích ông Carter gay gắt hơn.
[h=2]‘Tìm cách đổ lỗi’[/h]Ông Zamili nói với hãng tin AP rằng phía Mỹ ‘đã không cung cấp cho Iraq trang thiết bị tốt, vũ khí tốt và không có sự hỗ trợ từ trên không’ ở Ramadi và Mỹ đang ‘tìm cách đổ lỗi cho người khác’.
Ông Carter biện hộ cho chính sách không kích của Mỹ để yểm trợ cho lực lượng trên bộ của Iraq và nói rằng thất bại cuối cùng của IS tùy thuộc vào người dân Iraq.
Ông nói: “Chúng tôi có thể tham gia vào việc đánh bại IS, nhưng chúng tôi không thể làm cho Iraq trở thành một nơi đàng hoàng để người dân sinh sống. Chúng tôi không thể làm cho chiến thắng có ý nghĩa về lâu dài. Chỉ có người dân Iraq mới làm được việc đó. Và trong trường hợp này là các bộ tộc Sunni nằm ở phía tây.”
Tỉnh Anbar, vốn có đa số dân là người Hồi giáo dòng Sunni, trải dài trên một vùng rộng lớn về phía tây Baghdad cho đến biên giới Syria. Nơi đây có những tuyến đường chủ chốt nối Iraq với Syria và Jordan.
Iraq đã triển khai lực lượng dân quân người Shia trong nỗ lực giành lại Ramadi Sự thất thủ của Ramadi, vốn nằm cách Baghdad chỉ có 110km, bị xem là sự bẽ mặt đối với Chính phủ Iraq. Hàng ngàn dân thường đã bỏ chạy khỏi thành phố này.
Mỹ tin rằng quân đội Iraq đã bỏ lại các xe tăng, pháo và xe thiết giáp chở quân.
Việc triển khai lực lượng dân quân người Shia đến tỉnh có đông người Sunni đã làm bùng phát lo ngại về xung đột giáo phái.
Bên cạnh Ramadi, trong tuần qua IS cũng đã chiếm được cửa khẩu biên giới cuối cùng giữa Iraq và Syria do chính phủ Syria kiểm soát. Ở Syria, họ cũng đã chiếm được thành phố cổ Palmyra.
Một số nhà quan sát ước tính IS giờ đây đã kiểm soát khoảng 50% lãnh thổ Syria và một phần ba lãnh thổ Iraq.
Hôm 24/5, truyền hình Nhà nước Syria đưa tin IS đã sát hại ít nhất 400 người, trong số đó có phụ nữ và trẻ em, ở Palmyra kể từ khi họ chiếm được nơi này. Tuy nhiên, tin này chưa được kiểm chứng độc lập.
Theo BBC Vietnamese
- 25 tháng 5 2015
Ông Carter nói trên chương trình ‘State of the Union’ của kênh truyền hình CNN rằng quân đội Iraq ‘có số lượng áp đảo’ so với IS nhưng lại chọn phương án rút lui.
Người đứng đầu Ủy ban Quốc phòng và An ninh Iraq phản ứng, nói rằng nhận định này của ông Carter là ‘không thực tế và không có cơ sở’.
Chính phủ Iraq đã triển khai các dân quân Shia đến khu vực để tìm cách ngăn chặn đà tiến quân của IS.
Hôm thứ Bảy ngày 23/5, các dân quân đã chiếm lại Husayba nằm ở phía đông Ramadi, thủ phủ tỉnh Anbar, và giao tranh ác liệt vẫn tiếp diễn ở khu vực trong ngày Chủ nhật 24/5.
Mỹ đã đổ tiền của vào huấn luyện và vũ trang cho quân đội Iraq kể từ khi họ rút quân đội chiến đấu vào cuối năm 2011.
Tuy nhiên, quân đội Iraq đã gánh chịu một số thất bại trước IS trong những năm qua và phải bỏ lại các khí tài do Mỹ cung cấp.
[h=2]‘Đáng quan ngại’[/h]“Điều rõ ràng là quân đội Iraq không có ý chí chiến đấu. Quân số đối phương không hề đông hơn họ. Trên thực tế, quân đội Iraq có số lượng áp đảo quân đối phương,” ông Carter nói khi nhận xét về sự thất thủ của Ramadi.
Chúng tôi có thể huấn luyện cho họ (quân đội Iraq). Chúng tôi có thể cung cấp khí tài cho họ nhưng rõ ràng chúng tôi không thể tạo cho họ ý chí chiến đấu.Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter
Mô tả tình hình là ‘rất đáng quan ngại’, ông nói thêm: “Chúng tôi có thể huấn luyện cho họ. Chúng tôi có thể cung cấp khí tài cho họ nhưng rõ ràng chúng tôi không thể tạo cho họ ý chí chiến đấu.”
Ông Carter nói Mỹ tiếp tục huấn luyện và cung cấp vũ khí cho quân chính phủ Iraq với hy vọng họ sẽ có tinh thần chiến đấu.
Phóng viên BBC Rajini Vaidyanathan ở Washington cho biết bình luận của ông Carter là nhận định cay đắng đối với một đội quân mà người Mỹ đã huấn luyện và càng khiến cho những người nói rằng cách duy nhất để đánh bại IS là đưa quân Mỹ vào tham chiến trở nên mạnh miệng. Đến nay Washington vẫn loại trừ khả năng này.
Thủ tướng Iraq Haider al-Abadi nói với với phóng viên BBC John Simpson rằng ông ‘bất ngờ’ với những lời bình luận của ông Carter.
Ông Abadi cũng nhấn mạnh rằng Iraq sẽ chiếm lại Ramadi ‘trong vòng vài ngày’.
Ông Hakim al-Zamili, người đứng đầu ủy ban an ninh và quốc phòng của Quốc hội Iraq, còn chỉ trích ông Carter gay gắt hơn.
[h=2]‘Tìm cách đổ lỗi’[/h]Ông Zamili nói với hãng tin AP rằng phía Mỹ ‘đã không cung cấp cho Iraq trang thiết bị tốt, vũ khí tốt và không có sự hỗ trợ từ trên không’ ở Ramadi và Mỹ đang ‘tìm cách đổ lỗi cho người khác’.
Ông Carter biện hộ cho chính sách không kích của Mỹ để yểm trợ cho lực lượng trên bộ của Iraq và nói rằng thất bại cuối cùng của IS tùy thuộc vào người dân Iraq.
Ông nói: “Chúng tôi có thể tham gia vào việc đánh bại IS, nhưng chúng tôi không thể làm cho Iraq trở thành một nơi đàng hoàng để người dân sinh sống. Chúng tôi không thể làm cho chiến thắng có ý nghĩa về lâu dài. Chỉ có người dân Iraq mới làm được việc đó. Và trong trường hợp này là các bộ tộc Sunni nằm ở phía tây.”
Tỉnh Anbar, vốn có đa số dân là người Hồi giáo dòng Sunni, trải dài trên một vùng rộng lớn về phía tây Baghdad cho đến biên giới Syria. Nơi đây có những tuyến đường chủ chốt nối Iraq với Syria và Jordan.
Mỹ tin rằng quân đội Iraq đã bỏ lại các xe tăng, pháo và xe thiết giáp chở quân.
Việc triển khai lực lượng dân quân người Shia đến tỉnh có đông người Sunni đã làm bùng phát lo ngại về xung đột giáo phái.
Bên cạnh Ramadi, trong tuần qua IS cũng đã chiếm được cửa khẩu biên giới cuối cùng giữa Iraq và Syria do chính phủ Syria kiểm soát. Ở Syria, họ cũng đã chiếm được thành phố cổ Palmyra.
Một số nhà quan sát ước tính IS giờ đây đã kiểm soát khoảng 50% lãnh thổ Syria và một phần ba lãnh thổ Iraq.
Hôm 24/5, truyền hình Nhà nước Syria đưa tin IS đã sát hại ít nhất 400 người, trong số đó có phụ nữ và trẻ em, ở Palmyra kể từ khi họ chiếm được nơi này. Tuy nhiên, tin này chưa được kiểm chứng độc lập.
Theo BBC Vietnamese