‘Triều Tiên thử hạt nhân khi có cảm giác bị bỏ rơi’

T

T$

Guest
Trao đổi với Zing.vn, Thiếu tướng Lê Văn Cương nhận định Triều Tiên tiến hành vụ thử hạt nhân lần thứ 4 vì cảm giác bị bỏ rơi khi thế giới đang quan tâm nhiều vấn đề khác.
Ảnh chụp bãi thử hạt nhân Punggye-ri ngày 4/1/2013 (bên trái) và ngày 23/1/2013. Ảnh:

Ngày 6/1, các cơ quan khảo sát địa chấn ghi nhận động đất mạnh 5,1 độ Richter trên bán đảo Triều Tiên. Tâm chấn động đất nằm gần bãi thử hạt nhân của Bình Nhưỡng. Vài giờ sau, Triều Tiên tuyên bố thử thành công vũ khí hạt nhân. Đây là lần thứ 4 Triều Tiên tiến hành thử vũ khí hủy diệt hàng loạt trong 10 năm.

[h=3]Biện pháp mặc cả[/h]
Thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu chiến lược, Bộ Công an, cho rằng Triều Tiên có lý do để tiến hành vụ thử hạt nhân trong thời điểm này. Nó là cách gây chú ý của Bình Nhưỡng cũng như là biện pháp tạo ưu thế để mặc cả với các nước trong và ngoài khu vực.

tuongcuong.jpg

Thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu chiến lược, Bộ Công an. Ảnh: Công Khanh

“Vào thời điểm này, các cường quốc tập trung vào tình hình Syria, bất ổn Trung Đông hay những căng thẳng trên Biển Đông. Triều Tiên cảm thấy họ không được quan tâm, bị bỏ rơi, nên buộc phải làm gì đó để để thu hút sự chú ý của cộng đồng quốc tế”, tướng Cương nhận định.

Theo ông Cương, Triều Tiên theo đuổi chương trình sở hữu vũ khí hạt nhân bất chấp sự phản đối của cộng đồng quốc tế bởi Bình Nhưỡng cho rằng đây là cách duy nhất để buộc Mỹ phải nói chuyện với họ. Triều Tiên và Mỹ luôn ở thế đối nghịch từ năm 1953 tới nay. Bình Nhưỡng lấy cớ chống lại chính sách thù địch của Mỹ để rút khỏi Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân năm 2003.

Ngoài ra, Triều Tiên thua thiệt hơn so với Hàn Quốc về nhiều mặt, trong đó rõ rệt nhất là về kinh tế. Chính vì vậy, một vụ thử vũ khí hạt nhân giúp họ chứng minh được sự tồn tại của mình cũng như được thế giới tôn trọng. Nó cũng giúp Triều Tiên không bị quá lu mờ trước Hàn Quốc.

“Thử hạt nhân còn là phương tiện mặc cả của Triền Tiên với các bên trước những phiên đàm phán với quốc tế về chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng. Triều Tiên cũng muốn gây áp lực để đạt được việc đàm phán song phương với Mỹ và mặc cả với Hàn Quốc. Thử hạt nhân giúp nâng cao vị thế của Bình Nhưỡng, giúp họ có thể mặc cả được nhiều hơn”, tướng Cương khẳng định.

Vụ thử hạt nhân của Triều Tiên chắc chắn sẽ buộc Mỹ phải hành động. Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc... cũng sẽ sớm lên tiếng về vụ việc. Bắc Kinh nhiều khả năng sẽ lại trở thành trung gian trong căng thẳng lần này. Các nước lớn buộc phải cậy nhờ Bắc Kinh nhằm gây sức ép với Triều Tiên.

[h=3]Khiêu khích nghiêm trọng[/h]
“Vụ thử hạt nhân là sự khiêu khích nghiêm trọng của Triều Tiên. Nó kéo lùi quan hệ với các nước lớn ở trong và ngoài khu vực cũng như các thành tựu mà các bên đã đạt được xung quanh vấn đề giữa hai miền Triều Tiên”, Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Trường, Chủ tịch Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Phát triển Quan hệ Quốc tế, nhận định.

truong.jpg
Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Trường,
cựu đại sứ Việt Nam tại Thụy Điển, Mexico, Panama, Peru và Phần Lan. Ảnh: Hồng Duy

Ông Trường cũng cho rằng Triều Tiên chọn thời điểm để tiến hành vụ thử vũ khí hạt nhân. Theo một số nguồn tin, sự kiện này có thể được lên lịch diễn ra gần thời điểm sinh nhật của nhà lãnh đạo Kim Jong Un, ngày 8/1. Nó có thể làm tăng uy tín của nhà lãnh đạo cũng như gia tăng sự ủng hộ của người dân.

"Giống như những sự kiện trước đó, các nước lớn trong và ngoài khu vực sẽ gây áp lực với Triều Tiên. Trung Quốc, đồng minh thân cận nhất của Bình Nhưỡng, cũng sẽ lên tiếng. Liên Hợp Quốc có thể sẽ thông qua các biện pháp trừng phạt mới. Tuy nhiên, Triều Tiên vẫn sẽ theo đuổi tham vọng sở hữu vũ khí hạt nhân của mình. Các biện pháp trừng phạt khó có thể buộc Triều Tiên thay đổi", Tiến sĩ Trường nhận định.


p-89EKCgBk8MZdE.gif
 
Back
Top