T
T$
Guest
(ThuVienBao.com) - Câu chuyện nào từ “Bi, đừng sợ”?Nếu ai đó đến rạp để được nghe kể một câu chuyện có tình tiết, có xung đột, có cao trào và giải quyết xung đột thì “Bi, đừng sợ” không phải là lựa chọn thích hợp. Bởi giống như kịch bản trước đó của Phan Đăng Di là “Chơi vơi”, “Bi, đừng sợ” gần như không có cốt truyện. Thay vào đó là những lát cắt tách biệt phản ánh đời sống riêng của từng nhân vật. Thứ duy nhất ràng buộc là những nhân vật ấy sống chung trong một căn nhà, nhưng thiếu tiếng nói, tiếng cười và tình cảm gia đình.
Thông qua những lát cắt ấy, Phan Đăng Di muốn thể hiện sự đối lập giữa những mảng sáng – tối trong cuộc sống. Đó là trong veo,* hồn nhiên của tuổi thơ trong con mắt của cậu bé Bi và những khoảng riêng đầy ẩn ức của những người lớn trong gia đình. Nhưng có vẻ như điều mà đạo diễn phản ánh quá trừu tượng, trựu tượng đến mức những khán giả đã hiểu đến chân tơ kẽ tóc của bộ phim vẫn cảm thấy chới với khi bước ra khỏi rạp. Là bởi vì tất cả mông lung quá!Có một điều không thực sự thoải mái khi xem phim là trong suốt gần 2 tiếng đồng hồ, nhân vật không có diễn biến tâm lý và gần như không có sự kết nối. Chỉ thấy một người ông quằn quại trong những cơn đau, người cha dìm mình trong những bữa rượu, người mẹ mòn mỏi chờ chồng, người cô đau đáu với những dục vọng riêng. Nhưng không ai hiểu vì sao* họ lại vậy? Và đến kết thúc cũng không ai hiểu, rồi họ sẽ ra sao?
Một điểm nữa không thực sự thuyết phục là cảm giác ức chế mà bộ phim mang lại. Không chỉ là những tình tiết rề rà thiếu kết nối mà còn bởi đạo diễn đang đi quá xa đời sống thực của con người Việt. Thật khó để tin những đối tượng mà Phan Đăng Di mang vào phim là một gia đình. Bởi ở đó chỉ thấy sự lạnh* lẽo, quá lỏng lẻo. Nếu cứ theo cái cách mà Phan Đăng Di nhìn trong phim thì khán giả sẽ không còn khái niệm một gia đình nữa.
Cắt giảm nhưng vẫn ngồn ngộn cảnh nóng
Trước khi bản cuối cùng của “Bi, đừng sợ” ra mắt báo chí (và đây cũng là bản công chiếu với công chúng), khá nhiều người đã có trong tay phiên bản gốc của bộ phim này. Điểm khác nhau dễ nhận thấy giữa bản gốc và bản công chiếu là sự cắt giảm đáng kể cảnh nóng (tới 60%). Thế nhưng, những khán giả lần đầu được xem bộ phim này vẫn không khỏi sửng sốt trước những cảnh nóng quá trần trụi đã bày ra trước mắt.
Cảnh nóng trong “Bi, đừng sợ” không phải kiểu câu khách rẻ tiền như nhiều bộ phim giải trí gần đây bởi đằng sau mỗi cảnh ấy là một câu chuyện, một ý nghĩa. Thế nhưng có vẻ như Phan Đăng Di đã làm quá mọi chuyện khi mà rõ ràng anh có thể xử lý những cảnh ấy một cách nhẹ nhàng, tế nhị hơn. Bắt đầu là cảnh mẹ Bi (Kiều Trinh) muốn được gần gũi chồng nhưng không được đáp lại.Có nhất thiết phải để hành động nữ diễn viên luồn tay vào quần bạn diễn một phân khúc dài đến thế hay không? Hoặc như cảnh khi bố Bi không được cô bé gội đầu “đáp ứng” và về nhà “yêu” vợ trong trang thái của một con thú khát tình. Tiếc thay là ở đoạn cao trào, thể hiện sự trần tục trong hành động của bố Bi lại bị cắt và giữ lại đoạn khi mọi sự đã xong, chỉ còn 2 thân thể lõa lồ phơi trọn trên màn ảnh. Liệu hai thân thể ấy có thể hiện được cái ham muốn dục vọng tầm thường, thiếu tình yêu của bố Bi?
Trong khi đó, rất nhiều cảnh nóng được cho làm nên mấu chốt nội dung trong phim thì lại bị cắt bỏ. Trong phim, cô của Bi (diễn viên Hoa Thúy đóng) cũng là một điểm nhấn. Đó là một người cô* luống tuổi chưa chồng với những đam mê dục vọng đời thường.Những khát khao ấy được gửi trọn trong những viên đá nhằm khỏa lấp ham muốn trong những đêm khuya khoắt. Thế nhưng những cảnh đó lại bị cắt đi khiến hành động đập đá mỗi đêm của người cô trở nên vô lý và khó hiểu. Đó là chưa nói những ẩn ức trong tâm hồn người cô trở nên nhạt nhòa và kéo theo đó, hàng loạt tình tiết xoay quanh nhân vật này trở nên thiếu thuyết phục.
Phim sẽ ra mắt từ ngày 18/03. Những hình ảnh ra mắt phim Bi, đừng sợ:
Diễn viên Kiều Trinh, vai mẹ Bi
NSND Lê Khanh
Nghệ sĩ Trung Hiếu
Bài và ảnh: Tùng Chi
2sao.net
Thông qua những lát cắt ấy, Phan Đăng Di muốn thể hiện sự đối lập giữa những mảng sáng – tối trong cuộc sống. Đó là trong veo,* hồn nhiên của tuổi thơ trong con mắt của cậu bé Bi và những khoảng riêng đầy ẩn ức của những người lớn trong gia đình. Nhưng có vẻ như điều mà đạo diễn phản ánh quá trừu tượng, trựu tượng đến mức những khán giả đã hiểu đến chân tơ kẽ tóc của bộ phim vẫn cảm thấy chới với khi bước ra khỏi rạp. Là bởi vì tất cả mông lung quá!Có một điều không thực sự thoải mái khi xem phim là trong suốt gần 2 tiếng đồng hồ, nhân vật không có diễn biến tâm lý và gần như không có sự kết nối. Chỉ thấy một người ông quằn quại trong những cơn đau, người cha dìm mình trong những bữa rượu, người mẹ mòn mỏi chờ chồng, người cô đau đáu với những dục vọng riêng. Nhưng không ai hiểu vì sao* họ lại vậy? Và đến kết thúc cũng không ai hiểu, rồi họ sẽ ra sao?
Một điểm nữa không thực sự thuyết phục là cảm giác ức chế mà bộ phim mang lại. Không chỉ là những tình tiết rề rà thiếu kết nối mà còn bởi đạo diễn đang đi quá xa đời sống thực của con người Việt. Thật khó để tin những đối tượng mà Phan Đăng Di mang vào phim là một gia đình. Bởi ở đó chỉ thấy sự lạnh* lẽo, quá lỏng lẻo. Nếu cứ theo cái cách mà Phan Đăng Di nhìn trong phim thì khán giả sẽ không còn khái niệm một gia đình nữa.
Cắt giảm nhưng vẫn ngồn ngộn cảnh nóng
Trước khi bản cuối cùng của “Bi, đừng sợ” ra mắt báo chí (và đây cũng là bản công chiếu với công chúng), khá nhiều người đã có trong tay phiên bản gốc của bộ phim này. Điểm khác nhau dễ nhận thấy giữa bản gốc và bản công chiếu là sự cắt giảm đáng kể cảnh nóng (tới 60%). Thế nhưng, những khán giả lần đầu được xem bộ phim này vẫn không khỏi sửng sốt trước những cảnh nóng quá trần trụi đã bày ra trước mắt.
Cảnh nóng trong “Bi, đừng sợ” không phải kiểu câu khách rẻ tiền như nhiều bộ phim giải trí gần đây bởi đằng sau mỗi cảnh ấy là một câu chuyện, một ý nghĩa. Thế nhưng có vẻ như Phan Đăng Di đã làm quá mọi chuyện khi mà rõ ràng anh có thể xử lý những cảnh ấy một cách nhẹ nhàng, tế nhị hơn. Bắt đầu là cảnh mẹ Bi (Kiều Trinh) muốn được gần gũi chồng nhưng không được đáp lại.Có nhất thiết phải để hành động nữ diễn viên luồn tay vào quần bạn diễn một phân khúc dài đến thế hay không? Hoặc như cảnh khi bố Bi không được cô bé gội đầu “đáp ứng” và về nhà “yêu” vợ trong trang thái của một con thú khát tình. Tiếc thay là ở đoạn cao trào, thể hiện sự trần tục trong hành động của bố Bi lại bị cắt và giữ lại đoạn khi mọi sự đã xong, chỉ còn 2 thân thể lõa lồ phơi trọn trên màn ảnh. Liệu hai thân thể ấy có thể hiện được cái ham muốn dục vọng tầm thường, thiếu tình yêu của bố Bi?
Trong khi đó, rất nhiều cảnh nóng được cho làm nên mấu chốt nội dung trong phim thì lại bị cắt bỏ. Trong phim, cô của Bi (diễn viên Hoa Thúy đóng) cũng là một điểm nhấn. Đó là một người cô* luống tuổi chưa chồng với những đam mê dục vọng đời thường.Những khát khao ấy được gửi trọn trong những viên đá nhằm khỏa lấp ham muốn trong những đêm khuya khoắt. Thế nhưng những cảnh đó lại bị cắt đi khiến hành động đập đá mỗi đêm của người cô trở nên vô lý và khó hiểu. Đó là chưa nói những ẩn ức trong tâm hồn người cô trở nên nhạt nhòa và kéo theo đó, hàng loạt tình tiết xoay quanh nhân vật này trở nên thiếu thuyết phục.
Phim sẽ ra mắt từ ngày 18/03. Những hình ảnh ra mắt phim Bi, đừng sợ:
Diễn viên Kiều Trinh, vai mẹ Bi
NSND Lê Khanh
Nghệ sĩ Trung Hiếu
Bài và ảnh: Tùng Chi
2sao.net