Với rất nhiều thủ đoạn tinh vi, chỉ cần bạn không để ý một chút, sẽ dễ dàng dính bẫy của bọn lừa đảo qua điện thoại.
Tang vật của một vụ lừa đảo qua điện thoại.
Lừa đảo bằng tin nhắn điện thoại là một thủ đoạn không mới nhưng thời gian gần đây hoạt động này diễn biến ngày càng tinh vi hơn. Điều đáng nói là các đối tượng bị lừa đảo không chỉ ở thành phố mà còn lan đến cả những người dân ở vùng nông thôn với số tiền không phải là vài trăm nghìn mà đã lên tới hàng chục triệu đồng.
Tin nhắn gửi tặng
Đây là thể loại lừa đảo ra đời sớm nhất. Lợi dụng một dạo có các tổng đài, kênh phát quà tặng qua điện thoại, bọn xấu đã bày ra chiêu lừa: nhắn vài tin nhắn vu vơ như: “có người yêu quý muốn gửi tặng bạn một bài hát xxxx, muốn nghe bài hát bạn hãy nhắn lại số xxxxx”, hoặc “có số điện thoại 098123xxxx gửi tặng bạn bài hát xxxx, muốn nghe hãy gọi vào tổng đài xxxx”. Sau khi nghe xong, bạn mới biết chẳng có ai tặng cho mình hết, chỉ là những tên lừa đảo muốn bạn nghe nhạc rồi trả tiền.
Hiện nay, các tên nhắn gửi tặng còn phong phú hơn. Ví dụ: Chúc mừng bạn đã lọt vào top 10 người nhận được 10 bài hát hay nhất trong tháng, hãy soạn TN xxxx để nhận quà tặng. Mình rất cô đơn, mình muốn được làm quen với bạn, nếu bạn là nam hãy soạn TN xxxx. Số thuê bao của bạn được tặng 10 tấm hình hoa hậu áo tắm hot nhất Việt Nam, hãy soạn TN xxxx để nhận hình. Kết quả, nếu bạn làm theo hướng dẫn sẽ chẳng nhận được gì cả, kiểm tra tài khoản sẽ bị mất từ 20 đến 30 ngàn.
Cào card giúp hoặc trả lại card
Sau khi chiêu lừa bằng tin nhắn tặng quà lắng xuống, thì lừa bằng tin nhắn cào giùm card nổi lên. “Mình là Trang đây, mình xin lỗi, mình đang có việc gấp cần cào card, nhưng chung quanh đây không có chỗ bán, bạn có thể cào một cái card 200 giúp mình không?”. Và nếu bạn nhẹ dạ, mủi lòng tức bạn cũng đã mất 200 ngàn đồng. Những kẻ lừa đảo thường dùng những cái tên phổ biến như Lan, Hoa, Phương, Trang,….trong tin nhắn. Ngay cả khi số máy quen thì cũng không nên tin, biết đâu bạn mình vừa mới mất số điện thoại. Tốt nhất bạn hãy gọi điện kiểm tra.
Ngoài ra, những kẻ lừa đảo còn nghĩ ra cách đánh vào lòng trắc ẩn của nhiều người. Chúng thường nhắn tin hoặc gọi điện nói với bạn rằng, chúng vừa nạp nhầm card điện thoại vào sim của bạn, nhờ bạn nạp lại. Khi Viettel thực hiện chương trình ishare, thì những kẻ lừa đảo càng có điều kiện thuyết phục nạn nhân. Vì số tiền chúng yêu cầu không nhiều, thường là từ 30 đến 100 ngàn đồng, vì nhiều người ít khi nắm rõ số tài khoản của mình, thêm nữa chúng thường nói chuyện hoặc nhắn tin thảm thiết, nến có rất nhiều thuê bao ở nhiều mạng điện thoại cắn câu.
Điện thoại trúng thưởng
Vài năm trở lại đây, nhiều cư dân Việt Nam ở các vùng quê khắp cả nước thường xuyên nhận được nhiều cuộc điện thoại báo là bạn đã trúng thưởng chương trình gì đó. Kẻ gọi điện sẽ tự xưng là người của Viettel, Mobilphone hoặc của công ty nào đó, báo là bạn đã trúng một giải thưởng khoảng 100 đến 200 triệu đồng. Thế nên, muốn ngày mai nhận được quà tặng, bạn phải đóng thuế, 1 hoặc 2 triệu đồng. Nếu không thể chuyển khoản, có thể ra mua đủ 1 hoặc 2 triệu đồng tiền card rồi cào cho chúng. Để thúc ép nạn nhân, chúng còn “đe dọa”, nếu không nộp tiền hoặc card trước sáng mai, chúng sẽ trao quà cho người khác.
Gọi nhỡ bằng đầu nước ngoài
Thời gian gần đây, rất nhiều người dùng điện thoại di động trong các thành phố lớn nhận được các cuộc gọi nhỡ từ các số có đầu nước ngoài +881xxxxxx hay +882xxxxx. Có một số người, vì có người thân ở nước ngoài, nghĩ là họ liền ấn gọi lại, nhưng chỉ nghe đổ chuông, tín hiệu nhạc chờ hoặc là nghe các cuộc trả lời tự động; chứ tuyệt đối không nghe ai bắt máy. Rồi khi nhìn tài khoản hoặc cuối tháng nhìn hóa đơn điện thoại, mọi người mới tá hỏa khi mất một số tiền lớn.
Theo trả lời của các nhà mạng, thì đó là số điện thoại của hệ thống vệ tinh di động toàn cầu, không thuộc quản lý của cơ quan hay đất nước nào hết. Khi bạn gọi tới những số đó, thì dù đầu bên kia chỉ đổ chuông thôi bạn cũng bị mất cước phí, bạn giữ máy càng lâu càng bị mất nhiều. Số tiền mà thuê bao Việt Nam chúng ta mất khi gọi vào những số máy ma này vào khoảng 99 đến 150 ngàn đồng/phút.
Không nạp tiền cước sẽ đưa ra công an
Chúng giả danh nhà mạng điện thoại nhắc nhở khổ chủ đã mắc nợ tiền cước với con số rất lớn, nếu không chịu trả trong vòng 2 đến 3 ngày sẽ bị đưa ra công an. Có gì thắc mắc hãy nhấn số 9 để được giải đáp. Khi khổ chủ làm theo tất cả những yêu cầu của chúng, sẽ được gặp một người nói là nhân viên của tổng đài.
Sau khi khổ chủ trình bày, tên giả danh nhân viên sẽ giải thích là có thể thuê bao bị đánh cắp thông tin đăng ký điện thoại, IP…rồi nói sẽ gọi cho công an để giải quyết sự vụ. Rồi sau đó một tên giả làm công an, nói với khổ chủ rằng, ngoài bị hack điện thoại, bà còn bị một tổ chức tội phạm nào đó lấy tên đứng một tài khoản ở ngân hàng bất kỳ. Sau đó, chúng yêu cầu khổ chủ phải hợp tác điều tra bằng cách khai tất cả các tài khoản ngân hàng, số tiền trong đó,…Thậm chí chúng còn cho cung cấp số điện thoại giống cơ quan công an thật để tạo lòng tin cho khổ chủ.
Sau khi “cá cắn câu” chúng bắt khổ chủ chuyển tất cả số tiền vào tài khoản của chúng để xác minh nguồn gốc, nếu không có chuyện gì sẽ trả lại trong vòng 2 đến 24 tiếng. Tất nhiên, chẳng bao giờ chúng trả lại số tiền đó. Rất nhiều phụ nữ lớn tuổi, nhẹ dạ cả tin đã bị lừa vì chúng diễn như thật. Loại tội phạm này đã dùng kỹ thuật cao, công nghệ chèn số điện thoai, khiến số điện thoại chúng gọi đến hiển thị y như của cơ quan công an hay bất cứ công ty nào mà chúng muốn.
Quỳnh Như (Theo Báo Đất Việt)
Xin qúy bạn ủng hộ các nhà tài trợ của chúng tôi . Thành thật cám ơn
Tang vật của một vụ lừa đảo qua điện thoại.
Lừa đảo bằng tin nhắn điện thoại là một thủ đoạn không mới nhưng thời gian gần đây hoạt động này diễn biến ngày càng tinh vi hơn. Điều đáng nói là các đối tượng bị lừa đảo không chỉ ở thành phố mà còn lan đến cả những người dân ở vùng nông thôn với số tiền không phải là vài trăm nghìn mà đã lên tới hàng chục triệu đồng.
Tin nhắn gửi tặng
Đây là thể loại lừa đảo ra đời sớm nhất. Lợi dụng một dạo có các tổng đài, kênh phát quà tặng qua điện thoại, bọn xấu đã bày ra chiêu lừa: nhắn vài tin nhắn vu vơ như: “có người yêu quý muốn gửi tặng bạn một bài hát xxxx, muốn nghe bài hát bạn hãy nhắn lại số xxxxx”, hoặc “có số điện thoại 098123xxxx gửi tặng bạn bài hát xxxx, muốn nghe hãy gọi vào tổng đài xxxx”. Sau khi nghe xong, bạn mới biết chẳng có ai tặng cho mình hết, chỉ là những tên lừa đảo muốn bạn nghe nhạc rồi trả tiền.
Hiện nay, các tên nhắn gửi tặng còn phong phú hơn. Ví dụ: Chúc mừng bạn đã lọt vào top 10 người nhận được 10 bài hát hay nhất trong tháng, hãy soạn TN xxxx để nhận quà tặng. Mình rất cô đơn, mình muốn được làm quen với bạn, nếu bạn là nam hãy soạn TN xxxx. Số thuê bao của bạn được tặng 10 tấm hình hoa hậu áo tắm hot nhất Việt Nam, hãy soạn TN xxxx để nhận hình. Kết quả, nếu bạn làm theo hướng dẫn sẽ chẳng nhận được gì cả, kiểm tra tài khoản sẽ bị mất từ 20 đến 30 ngàn.
Cào card giúp hoặc trả lại card
Sau khi chiêu lừa bằng tin nhắn tặng quà lắng xuống, thì lừa bằng tin nhắn cào giùm card nổi lên. “Mình là Trang đây, mình xin lỗi, mình đang có việc gấp cần cào card, nhưng chung quanh đây không có chỗ bán, bạn có thể cào một cái card 200 giúp mình không?”. Và nếu bạn nhẹ dạ, mủi lòng tức bạn cũng đã mất 200 ngàn đồng. Những kẻ lừa đảo thường dùng những cái tên phổ biến như Lan, Hoa, Phương, Trang,….trong tin nhắn. Ngay cả khi số máy quen thì cũng không nên tin, biết đâu bạn mình vừa mới mất số điện thoại. Tốt nhất bạn hãy gọi điện kiểm tra.
Ngoài ra, những kẻ lừa đảo còn nghĩ ra cách đánh vào lòng trắc ẩn của nhiều người. Chúng thường nhắn tin hoặc gọi điện nói với bạn rằng, chúng vừa nạp nhầm card điện thoại vào sim của bạn, nhờ bạn nạp lại. Khi Viettel thực hiện chương trình ishare, thì những kẻ lừa đảo càng có điều kiện thuyết phục nạn nhân. Vì số tiền chúng yêu cầu không nhiều, thường là từ 30 đến 100 ngàn đồng, vì nhiều người ít khi nắm rõ số tài khoản của mình, thêm nữa chúng thường nói chuyện hoặc nhắn tin thảm thiết, nến có rất nhiều thuê bao ở nhiều mạng điện thoại cắn câu.
Điện thoại trúng thưởng
Vài năm trở lại đây, nhiều cư dân Việt Nam ở các vùng quê khắp cả nước thường xuyên nhận được nhiều cuộc điện thoại báo là bạn đã trúng thưởng chương trình gì đó. Kẻ gọi điện sẽ tự xưng là người của Viettel, Mobilphone hoặc của công ty nào đó, báo là bạn đã trúng một giải thưởng khoảng 100 đến 200 triệu đồng. Thế nên, muốn ngày mai nhận được quà tặng, bạn phải đóng thuế, 1 hoặc 2 triệu đồng. Nếu không thể chuyển khoản, có thể ra mua đủ 1 hoặc 2 triệu đồng tiền card rồi cào cho chúng. Để thúc ép nạn nhân, chúng còn “đe dọa”, nếu không nộp tiền hoặc card trước sáng mai, chúng sẽ trao quà cho người khác.
Gọi nhỡ bằng đầu nước ngoài
Thời gian gần đây, rất nhiều người dùng điện thoại di động trong các thành phố lớn nhận được các cuộc gọi nhỡ từ các số có đầu nước ngoài +881xxxxxx hay +882xxxxx. Có một số người, vì có người thân ở nước ngoài, nghĩ là họ liền ấn gọi lại, nhưng chỉ nghe đổ chuông, tín hiệu nhạc chờ hoặc là nghe các cuộc trả lời tự động; chứ tuyệt đối không nghe ai bắt máy. Rồi khi nhìn tài khoản hoặc cuối tháng nhìn hóa đơn điện thoại, mọi người mới tá hỏa khi mất một số tiền lớn.
Theo trả lời của các nhà mạng, thì đó là số điện thoại của hệ thống vệ tinh di động toàn cầu, không thuộc quản lý của cơ quan hay đất nước nào hết. Khi bạn gọi tới những số đó, thì dù đầu bên kia chỉ đổ chuông thôi bạn cũng bị mất cước phí, bạn giữ máy càng lâu càng bị mất nhiều. Số tiền mà thuê bao Việt Nam chúng ta mất khi gọi vào những số máy ma này vào khoảng 99 đến 150 ngàn đồng/phút.
Không nạp tiền cước sẽ đưa ra công an
Chúng giả danh nhà mạng điện thoại nhắc nhở khổ chủ đã mắc nợ tiền cước với con số rất lớn, nếu không chịu trả trong vòng 2 đến 3 ngày sẽ bị đưa ra công an. Có gì thắc mắc hãy nhấn số 9 để được giải đáp. Khi khổ chủ làm theo tất cả những yêu cầu của chúng, sẽ được gặp một người nói là nhân viên của tổng đài.
Sau khi khổ chủ trình bày, tên giả danh nhân viên sẽ giải thích là có thể thuê bao bị đánh cắp thông tin đăng ký điện thoại, IP…rồi nói sẽ gọi cho công an để giải quyết sự vụ. Rồi sau đó một tên giả làm công an, nói với khổ chủ rằng, ngoài bị hack điện thoại, bà còn bị một tổ chức tội phạm nào đó lấy tên đứng một tài khoản ở ngân hàng bất kỳ. Sau đó, chúng yêu cầu khổ chủ phải hợp tác điều tra bằng cách khai tất cả các tài khoản ngân hàng, số tiền trong đó,…Thậm chí chúng còn cho cung cấp số điện thoại giống cơ quan công an thật để tạo lòng tin cho khổ chủ.
Sau khi “cá cắn câu” chúng bắt khổ chủ chuyển tất cả số tiền vào tài khoản của chúng để xác minh nguồn gốc, nếu không có chuyện gì sẽ trả lại trong vòng 2 đến 24 tiếng. Tất nhiên, chẳng bao giờ chúng trả lại số tiền đó. Rất nhiều phụ nữ lớn tuổi, nhẹ dạ cả tin đã bị lừa vì chúng diễn như thật. Loại tội phạm này đã dùng kỹ thuật cao, công nghệ chèn số điện thoai, khiến số điện thoại chúng gọi đến hiển thị y như của cơ quan công an hay bất cứ công ty nào mà chúng muốn.
Ngăn chặn bằng cách nào?Chỉ thị 04 của Bộ trưởng Bộ TT-TT nêu rõ: Yêu cầu các doanh nghiệp viễn thông di động phải nhắn tin vào tất cả các thuê bao thuộc mạng của mình nhằm nâng cao nhận thức cho người sử dụng về phòng chống tin nhắn rác, tin nhắn lừa đảo với nội dung “Doanh nghiệp cảnh báo tin nhắn rác: Để tránh bị LỪA ĐẢO, MẤT TIỀN NGOÀI Ý MUỐN, khi sử dụng các dịch vụ qua tin nhắn SMS, đề nghị quý khách tìm hiểu kỹ về GIÁ CƯỚC và DỊCH VỤ”. Chỉ thị cũng khuyến cáo người dân cần cảnh giác, không nhắn tin phản hồi hoặc làm theo hướng dẫn đối với các tin nhắn không rõ nguồn gốc, có nội dung quảng cáo, mời chào hoặc mạo danh các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân. Đặc biệt, không nhắn tin đến các đầu số cung cấp dịch vụ nội dung qua tin nhắn nếu bản thân người sử dụng chưa hiểu rõ ràng hoặc không nắm chắc thông tin về dịch vụ và giá cước dịch vụ. |
Xin qúy bạn ủng hộ các nhà tài trợ của chúng tôi . Thành thật cám ơn