T
T$
Guest
Cao ủy Tị nạn Liên hiệp quốc cho hay bạo động tại Libya đã gây ra một cuộc di tản ồ ạt của hơn 140.000 người sang nước láng giềng Tunisia và Ai Cập trong 10 ngày qua, trong khi tình hình tại biên giới với Tunisia lên đến mức "khủng hoảng."
Người phát ngôn Melissa Fleming của Cao ủy Tị nạn hôm qua nói rằng khoảng 75.000 người từ Libya đã di tản sang Tunisia, phần lớn trong số này là những người Ai Cập di cư.
Bà Fleming cho biết có khoảng 14.000 người trong tổng số vừa kể đã băng sang biên giới hôm thứ Hai, con số cao nhất tính đến nay.
Một số lượng người tương đương như vậy theo ước tính đã băng qua biên giới trong ngày hôm qua.
Bà Fleming nói rằng di chuyển hàng chục ngàn người di tản ra khỏi khu vực biên giới Tunisia đông đúc hiện nay là một vấn đề cấp thiết để tránh một cuộc khủng hoảng nhân đạo, thế nhưng phương tiện chuyên chở rất khan hiếm.
Bà Fleming cho biết cơ quan tị nạn của Liên hiệp quốc đã dựng đủ lều trại tại khu vực biên giới cho khoảng 12.000 người, và có kế hoạch không vận thêm lều trại và tiếp liệu đến cho khoảng 10.000 người nữa trong ngày mai.
Cao ủy Tị nạn Liên hiệp quốc ước tính gần 70.000 người từ Libya đã băng sang biên giới Ai Cập kể từ ngày 19 tháng 2, tuy nhiên tình hình tại biên giới ở đây không quá nghiêm trọng vì hầu hết những người di tản là người Ai Cập và họ đã di chuyển đến các tỉnh thành khác của nước này.
Các cơ quan cứu trợ cho hay hàng chục ngàn người di tản mang quốc tịch nước ngoài đang bị kẹt ở Libya và không thể rời khỏi đó được.
Theo các cơ quan này thì khoảng 40.000 người bị kẹt bên biên giới Tunisia và đang chờ được cấp giấy phép để băng qua biên giới, trong lúc hàng ngàn ngàn khác đang chờ được di tản ở thành phố cảng Benghazi ở miền đông Libya.
Các cơ quan này nói rằng hầu hết những người di tản bị kẹt là công dân của các nước châu Á và châu Phi nghèo, và chính phủ của họ không có khả năng hoặc không tích cực cứu giúp họ.
Cao ủy Tị nạn và Tổ chức Di dân Quốc tế đã công bố một lời kêu gọi khẩn cấp hôm qua đề nghị các chính phủ giúp di tản các di dân bằng cách cung cấp các phương tiện vận chuyển như máy bay, tàu bè và chuyên gia.
Các cơ quan này cảnh báo rằng tình trạng đông đúc người di tản ở khu vực biên giới Libya-Tunisia đang xấu đi từng giờ.
Người phát ngôn Melissa Fleming của Cao ủy Tị nạn hôm qua nói rằng khoảng 75.000 người từ Libya đã di tản sang Tunisia, phần lớn trong số này là những người Ai Cập di cư.
Bà Fleming cho biết có khoảng 14.000 người trong tổng số vừa kể đã băng sang biên giới hôm thứ Hai, con số cao nhất tính đến nay.
Một số lượng người tương đương như vậy theo ước tính đã băng qua biên giới trong ngày hôm qua.
Bà Fleming nói rằng di chuyển hàng chục ngàn người di tản ra khỏi khu vực biên giới Tunisia đông đúc hiện nay là một vấn đề cấp thiết để tránh một cuộc khủng hoảng nhân đạo, thế nhưng phương tiện chuyên chở rất khan hiếm.
Bà Fleming cho biết cơ quan tị nạn của Liên hiệp quốc đã dựng đủ lều trại tại khu vực biên giới cho khoảng 12.000 người, và có kế hoạch không vận thêm lều trại và tiếp liệu đến cho khoảng 10.000 người nữa trong ngày mai.
Cao ủy Tị nạn Liên hiệp quốc ước tính gần 70.000 người từ Libya đã băng sang biên giới Ai Cập kể từ ngày 19 tháng 2, tuy nhiên tình hình tại biên giới ở đây không quá nghiêm trọng vì hầu hết những người di tản là người Ai Cập và họ đã di chuyển đến các tỉnh thành khác của nước này.
Các cơ quan cứu trợ cho hay hàng chục ngàn người di tản mang quốc tịch nước ngoài đang bị kẹt ở Libya và không thể rời khỏi đó được.
Theo các cơ quan này thì khoảng 40.000 người bị kẹt bên biên giới Tunisia và đang chờ được cấp giấy phép để băng qua biên giới, trong lúc hàng ngàn ngàn khác đang chờ được di tản ở thành phố cảng Benghazi ở miền đông Libya.
Các cơ quan này nói rằng hầu hết những người di tản bị kẹt là công dân của các nước châu Á và châu Phi nghèo, và chính phủ của họ không có khả năng hoặc không tích cực cứu giúp họ.
Cao ủy Tị nạn và Tổ chức Di dân Quốc tế đã công bố một lời kêu gọi khẩn cấp hôm qua đề nghị các chính phủ giúp di tản các di dân bằng cách cung cấp các phương tiện vận chuyển như máy bay, tàu bè và chuyên gia.
Các cơ quan này cảnh báo rằng tình trạng đông đúc người di tản ở khu vực biên giới Libya-Tunisia đang xấu đi từng giờ.