T
T$
Guest
Cuộc tranh dành quyền lực diễn ra trên đường phố Abidjan, ngân hàng trung ương khu vực, và thị trường ca cao quốc tế, nay lại lan sang hội nghị thượng đỉnh AU, nơi Tổng thống Gbagbo và cựu Thủ tướng Ouattara đều hy vọng quyết định sắp đưa ra sẽ bất lợi cho địch thủ của mình.
Ông Guillaume Soro, Thủ tướng của ông Ouattara đang đi du hành khắp châu Phi tìm hậu thuẫn cho chính phủ đang đặt trụ sở tại một khách sạn. Ông nói:
“Tổ tiên của chúng ta đã tranh đấu cho độc lập. Cha anh chúng ta đấu tranh để thực hiện đa đảng, ngày nay chúng ta cần tranh đấu cho dân chủ.”
Ông Soro nói đã đến lúc lãnh đạo châu Phi cần làm rõ cho ông Gbagbo rằng ông ta cần phải ra đi:
“Chính phủ Côte d’Ivoire yêu cầu AU có quyết định cứng rắn với ông Gbagbo và tập đoàn của ông này, nếu như ông ta từ chối chuyển quyền một cách ôn hòa.”
Chính phủ của ông Gbagbo gọi lời đe dọa can thiệp quân sự của các nước châu Phi là một cú tháu cáy, và nói các lãnh đạo châu Phi sẽ thất bại trong nỗ lực ngăn cản ông Gbagbo sử dụng ngân khoản quốc gia bằng cách thay đổi người đứng đầu ngân hàng trung ương khu vực.
Ông Ahoua Don Mello, phát ngôn viên của chính phủ Gbagbo nói nền kinh tế khu vực quá phụ thuộc vào Côte d’Ivoire nên chẳng thể nào hoạt động mà không có nước này:
“Ngân hàng trung ương Tây Phi và Liên Hiệp Tiền Tệ Tây Phi không thể sống còn mà không có Côte d’Ivoire. Tất cả mọi người đều hiểu điều đó.”
Cuộc xung đột kinh tế giữa hai chính phủ đối địch này còn lan tới vấn đề xuất khẩu ca cao. Trong khi ông Ouattara kêu gọi ngưng xuất khẩu một tháng, ông Gbagbo nói cứ buôn bán như thường. Côte d'Ivoire là quốc gia sản xuất ca cao lớn nhất thế giới.
Liên Hiệp châu Phi mới đầu đứng về phía Liên Hiệp Quốc, EU và Hoa Kỳ đòi ông Gbagbo rời bỏ chức vụ, bởi vì ông Ouattara mới là người thắng cử chính đáng.
Nhưng vào lúc khai mạc hội nghị thượng đỉnh AU thì sự nhất trí đã giảm bớt, vì Nam Phi, Uganda và Angola nói cần chú ý tới khiếu nại của ông Gbagbo về tính công bằng của cuộc bầu cử.
Yêu cầu của ông Gbagbo đòi tổ chức lại bầu cử dựa trên khuyến cáo có tính hiến pháp, hủy bỏ cuộc bầu cử chọn ông Ouattara, với lý do có gian lận.
Ông Guillaume Soro, Thủ tướng của ông Ouattara đang đi du hành khắp châu Phi tìm hậu thuẫn cho chính phủ đang đặt trụ sở tại một khách sạn. Ông nói:
“Tổ tiên của chúng ta đã tranh đấu cho độc lập. Cha anh chúng ta đấu tranh để thực hiện đa đảng, ngày nay chúng ta cần tranh đấu cho dân chủ.”
Ông Soro nói đã đến lúc lãnh đạo châu Phi cần làm rõ cho ông Gbagbo rằng ông ta cần phải ra đi:
“Chính phủ Côte d’Ivoire yêu cầu AU có quyết định cứng rắn với ông Gbagbo và tập đoàn của ông này, nếu như ông ta từ chối chuyển quyền một cách ôn hòa.”
Chính phủ của ông Gbagbo gọi lời đe dọa can thiệp quân sự của các nước châu Phi là một cú tháu cáy, và nói các lãnh đạo châu Phi sẽ thất bại trong nỗ lực ngăn cản ông Gbagbo sử dụng ngân khoản quốc gia bằng cách thay đổi người đứng đầu ngân hàng trung ương khu vực.
Ông Ahoua Don Mello, phát ngôn viên của chính phủ Gbagbo nói nền kinh tế khu vực quá phụ thuộc vào Côte d’Ivoire nên chẳng thể nào hoạt động mà không có nước này:
“Ngân hàng trung ương Tây Phi và Liên Hiệp Tiền Tệ Tây Phi không thể sống còn mà không có Côte d’Ivoire. Tất cả mọi người đều hiểu điều đó.”
Cuộc xung đột kinh tế giữa hai chính phủ đối địch này còn lan tới vấn đề xuất khẩu ca cao. Trong khi ông Ouattara kêu gọi ngưng xuất khẩu một tháng, ông Gbagbo nói cứ buôn bán như thường. Côte d'Ivoire là quốc gia sản xuất ca cao lớn nhất thế giới.
Liên Hiệp châu Phi mới đầu đứng về phía Liên Hiệp Quốc, EU và Hoa Kỳ đòi ông Gbagbo rời bỏ chức vụ, bởi vì ông Ouattara mới là người thắng cử chính đáng.
Nhưng vào lúc khai mạc hội nghị thượng đỉnh AU thì sự nhất trí đã giảm bớt, vì Nam Phi, Uganda và Angola nói cần chú ý tới khiếu nại của ông Gbagbo về tính công bằng của cuộc bầu cử.
Yêu cầu của ông Gbagbo đòi tổ chức lại bầu cử dựa trên khuyến cáo có tính hiến pháp, hủy bỏ cuộc bầu cử chọn ông Ouattara, với lý do có gian lận.