Số lượng website ở Việt Nam bị hack đã tăng hơn gấp đôi lần trong năm 2009, trong đó có nhiều website của các cơ quan chính phủ, theo thống kê của Bkis.
Các website bị tấn công chủ yếu là các công ty cung cấp dịch vụ Internet, các công ty tài chính, ngân hàng và các cơ quan chính phủ. Riêng trong 2 tháng 11 & 12-2009, Bkis thống kê được 18 website của các bộ và các sở đã bị hacker tấn công.
Ngoài lý do bảo mật lỏng lẻo, theo ông Nguyễn Tử Quảng, Tổng giám đốc Bkis, nhiều công ty phát triển website không hiểu nhiều về bảo mật, trong khi đó đa số đơn vị khi đi thuê viết website đã không đặt ra đầu bài đảm bảo an ninh.
Với website của các cơ quan nhà nước, ông Nguyễn Tử Quảng cho rằng cần có quy định bắt buộc có hạng mục về kiểm tra an ninh, có chuyên viên chuyên trách về quản trị hệ thống mạng riêng và lo việc bảo mật.
Mạng GhostNet bị phát hiện vào tháng 3-2009 đã tấn công vào 1.300 máy tính của 103 quốc gia trên thế giới, trong đó Việt Nam đứng thứ hai về số lượng máy tính bị mạng này tấn công sau Đài Loan. Việt Nam cũng đứng thứ 4 trong danh sách quốc gia bị lây nhiễm sâu Conficker nặng nề nhất, với khoảng 73.000 máy tính bị nhiễm.
Khảo sát của hãng bảo mật Anchor Intelligence công bố vào tháng 7-2009 cũng khẳng định Việt Nam là quốc gia đứng đầu về tỷ lệ gian lận click chuột quảng cáo trực tuyến. Tỷ lệ click chuột quảng cáo gian lận của Việt Nam là 48%, cao gần gấp hai lần so với quốc gia đứng thứ hai là Canada (27,7%) và Mỹ (25,6%).
Theo khảo sát của Anchor Intelligence, tỷ lệ gian lận quảng mạng của Việt Nam cao chủ yếu là "dân số online" tăng nhanh trong khi môi trường bảo mật lỏng lẻo, dùng phần mềm bảo mật lậu hoặc không cập nhật thường xuyên. Điều đó khiến cho máy tính ở Việt Nam dễ bị các tổ chức tội phạm quốc tế lợi dụng, biến chúng thành các “cỗ máy” gian lận quảng cáo.
Bảo mật lỏng lẻo là nguyên nhân làm gia tăng tình trạng hack website ở Việt Nam- Ảnh minh họa: ICTNews
Theo thống kê của Bkis về tình hình an ninh mạng ở Việt Nam, có 1.037 website của Việt Nam đã bị hacker tấn công trong năm 2009, tăng hơn gấp đôi so với năm 2008 (461 website) và gấp ba lần so với năm 2007 (342 website). Trong năm 2009, có hơn 47.000 biến thể virus máy tính mới xuất hiện tại Việt Nam, tăng khoảng 30% so với năm 2008. Các website bị tấn công chủ yếu là các công ty cung cấp dịch vụ Internet, các công ty tài chính, ngân hàng và các cơ quan chính phủ. Riêng trong 2 tháng 11 & 12-2009, Bkis thống kê được 18 website của các bộ và các sở đã bị hacker tấn công.
Ngoài lý do bảo mật lỏng lẻo, theo ông Nguyễn Tử Quảng, Tổng giám đốc Bkis, nhiều công ty phát triển website không hiểu nhiều về bảo mật, trong khi đó đa số đơn vị khi đi thuê viết website đã không đặt ra đầu bài đảm bảo an ninh.
Với website của các cơ quan nhà nước, ông Nguyễn Tử Quảng cho rằng cần có quy định bắt buộc có hạng mục về kiểm tra an ninh, có chuyên viên chuyên trách về quản trị hệ thống mạng riêng và lo việc bảo mật.
Nguồn: Bkis
Sự yếu kém của các website ở Việt Nam đã thể hiện rất rõ trong hai vụ hack đình đám nhất năm 2009: hệ thống mạng máy tính gián điệp GhostNet và sâu Conficker.Mạng GhostNet bị phát hiện vào tháng 3-2009 đã tấn công vào 1.300 máy tính của 103 quốc gia trên thế giới, trong đó Việt Nam đứng thứ hai về số lượng máy tính bị mạng này tấn công sau Đài Loan. Việt Nam cũng đứng thứ 4 trong danh sách quốc gia bị lây nhiễm sâu Conficker nặng nề nhất, với khoảng 73.000 máy tính bị nhiễm.
Khảo sát của hãng bảo mật Anchor Intelligence công bố vào tháng 7-2009 cũng khẳng định Việt Nam là quốc gia đứng đầu về tỷ lệ gian lận click chuột quảng cáo trực tuyến. Tỷ lệ click chuột quảng cáo gian lận của Việt Nam là 48%, cao gần gấp hai lần so với quốc gia đứng thứ hai là Canada (27,7%) và Mỹ (25,6%).
Theo khảo sát của Anchor Intelligence, tỷ lệ gian lận quảng mạng của Việt Nam cao chủ yếu là "dân số online" tăng nhanh trong khi môi trường bảo mật lỏng lẻo, dùng phần mềm bảo mật lậu hoặc không cập nhật thường xuyên. Điều đó khiến cho máy tính ở Việt Nam dễ bị các tổ chức tội phạm quốc tế lợi dụng, biến chúng thành các “cỗ máy” gian lận quảng cáo.
Theo ICTNews (Theo TTO )