T
T$
Guest
Liên đoàn Ký giả Quốc tế nói rằng năm 2010 là một năm tồi tệ đối với tự do truyền thông ở Trung Quốc – và cảnh báo rằng năm nay cũng sẽ không kém phần ảm đạm.
Phúc trình hàng năm của liên đoàn cho rằng Cơ quan Tuyên truyền Trung ương của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã ban hành vô số các lệnh cấm nhằm trấn áp truyền thông trong năm ngoái.
Bà Serenade Woo, điều phối viên dự án của liên đoàn đặc trách vấn đề Hong Kong và Trung Quốc, nói rằng nút thòng lọng đã càng được thắt chặt khi ông Lưu Hiểu Ba được trao giải Nobel Hòa bình hồi năm ngoái.
Bà Woo nói: "Chính phủ trung ương vẫn đang ban hành thêm các điều lệnh qui định về một loạt các vấn đề, và họ vẫn tiếp tục mở rộng phạm vi tới giới truyền thông. Đồng thời hiện tại cũng không hề có chút tự do báo chí nào, mặc dù Thủ tướng Ôn Gia Bảo nói rằng truyền thông đóng một vai trò là người theo dõi trong xã hội.”
Tháng trước, báo chí, đài truyền thanh và truyền hình cũng như các trang Internet đã được lệnh không được đề cập tới sự khó khăn mà hàng triệu công nhân di trú đã gặp phải khi họ mua vé về quê trước Tết Nguyên Đán, sẽ bắt đầu vào thứ Năm này.
Các bài tường trình về cuộc nổi dậy ở Ai Cập cũng đang bị cấm đoán nghiêm ngặt.
Liên đoàn này nói rằng các chỉ thị này áp đặt qui định đối với một loạt các chủ đề nhạy cảm, trong đó có lạm phát, tham nhũng và sự thiếu năng lực của các giới chức.
Cũng theo liên đoàn thì các ký giả Trung Quốc bị cấm không được tới một khu vực bị sạt lở đất gây chết người hồi tháng 8 và các nhà kiểm duyệt yêu cầu các ký giả phải viết các bài tường trình tích cực về một vụ động đất.
Các chủ biên và phóng viên vi phạm sẽ bị trừng phạt – thường là bị vu cáo.
Hồi tuần trước, hợp đồng của ông Trường Bình, một trong những nhà bình luận chính trị nổi tiếng nhất ở Trung Quốc và là phó tổng biên tập Tuần báo Miền Nam, đã bị cắt. Ông nói với các hãng tin phương Tây rằng ông bị sa thải vì các bài viết mang tính chỉ trích của mình.
Liên đoàn Ký giả Quốc tế tường trình rằng năm ngoái đã có một số dấu hiệu đáng khích lệ nhỏ.
Thủ tướng Ôn Gia Bảo đã kêu gọi các nhà báo đóng vai trò giám sát xã hội, và hồi tháng 10, 23 cựu giới chức Đảng Cộng sản đã gửi một bức thư ngỏ kêu gọi chính phủ trung ương ngừng hoạt động kiểm duyệt.
Tuy nhiên, bà Woo nói rằng thực tế thì có rất ít sự thay đổi và năm 2011 chắc chắn là luật lệ sẽ không được nới lỏng.
Bà Woo nói: Thành thật mà nói tôi không nghĩ rằng điều đó sẽ diễn ra trong một hay hai năm tới. Tuy nhiên tôi nghĩ rằng điều dễ dàng nhất mà chính phủ có thể làm là ngưng trừng phạt các ký giả bởi họ đang hành nghề của mình.
Liên đoàn kêu gọi Trung Quốc giữ lời hứa mà họ đã đưa ra trước Đại hội Thể thao Olympic Bắc Kinh năm 2008 về việc dần nới lỏng các hạn chế.
Tuy nhiên, các cuộc nổi dậy ở Tây Tạng và Tân Cương kể từ đó đã khiến các hành động trấn áp và kiểm duyệt càng gia tăng và các hình thức kiểm soát truyền thông càng trở nên tinh vi hơn.
Phúc trình hàng năm của liên đoàn cho rằng Cơ quan Tuyên truyền Trung ương của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã ban hành vô số các lệnh cấm nhằm trấn áp truyền thông trong năm ngoái.
Bà Serenade Woo, điều phối viên dự án của liên đoàn đặc trách vấn đề Hong Kong và Trung Quốc, nói rằng nút thòng lọng đã càng được thắt chặt khi ông Lưu Hiểu Ba được trao giải Nobel Hòa bình hồi năm ngoái.
Bà Woo nói: "Chính phủ trung ương vẫn đang ban hành thêm các điều lệnh qui định về một loạt các vấn đề, và họ vẫn tiếp tục mở rộng phạm vi tới giới truyền thông. Đồng thời hiện tại cũng không hề có chút tự do báo chí nào, mặc dù Thủ tướng Ôn Gia Bảo nói rằng truyền thông đóng một vai trò là người theo dõi trong xã hội.”
Tháng trước, báo chí, đài truyền thanh và truyền hình cũng như các trang Internet đã được lệnh không được đề cập tới sự khó khăn mà hàng triệu công nhân di trú đã gặp phải khi họ mua vé về quê trước Tết Nguyên Đán, sẽ bắt đầu vào thứ Năm này.
Các bài tường trình về cuộc nổi dậy ở Ai Cập cũng đang bị cấm đoán nghiêm ngặt.
Liên đoàn này nói rằng các chỉ thị này áp đặt qui định đối với một loạt các chủ đề nhạy cảm, trong đó có lạm phát, tham nhũng và sự thiếu năng lực của các giới chức.
Cũng theo liên đoàn thì các ký giả Trung Quốc bị cấm không được tới một khu vực bị sạt lở đất gây chết người hồi tháng 8 và các nhà kiểm duyệt yêu cầu các ký giả phải viết các bài tường trình tích cực về một vụ động đất.
Các chủ biên và phóng viên vi phạm sẽ bị trừng phạt – thường là bị vu cáo.
Hồi tuần trước, hợp đồng của ông Trường Bình, một trong những nhà bình luận chính trị nổi tiếng nhất ở Trung Quốc và là phó tổng biên tập Tuần báo Miền Nam, đã bị cắt. Ông nói với các hãng tin phương Tây rằng ông bị sa thải vì các bài viết mang tính chỉ trích của mình.
Liên đoàn Ký giả Quốc tế tường trình rằng năm ngoái đã có một số dấu hiệu đáng khích lệ nhỏ.
Thủ tướng Ôn Gia Bảo đã kêu gọi các nhà báo đóng vai trò giám sát xã hội, và hồi tháng 10, 23 cựu giới chức Đảng Cộng sản đã gửi một bức thư ngỏ kêu gọi chính phủ trung ương ngừng hoạt động kiểm duyệt.
Tuy nhiên, bà Woo nói rằng thực tế thì có rất ít sự thay đổi và năm 2011 chắc chắn là luật lệ sẽ không được nới lỏng.
Bà Woo nói: Thành thật mà nói tôi không nghĩ rằng điều đó sẽ diễn ra trong một hay hai năm tới. Tuy nhiên tôi nghĩ rằng điều dễ dàng nhất mà chính phủ có thể làm là ngưng trừng phạt các ký giả bởi họ đang hành nghề của mình.
Liên đoàn kêu gọi Trung Quốc giữ lời hứa mà họ đã đưa ra trước Đại hội Thể thao Olympic Bắc Kinh năm 2008 về việc dần nới lỏng các hạn chế.
Tuy nhiên, các cuộc nổi dậy ở Tây Tạng và Tân Cương kể từ đó đã khiến các hành động trấn áp và kiểm duyệt càng gia tăng và các hình thức kiểm soát truyền thông càng trở nên tinh vi hơn.