[h=2]Sau nhiều ngày đói khát, liên tục di chuyển, 23 người Việt thuộc bảy gia đình cuối cùng ở Tacloban cũng đã đến được Moal Boal, một thị trấn nhỏ cách TP.Cebu hơn 100 km trưa 22/11. Để tìm được nhau, họ đã phải vượt qua không biết bao nhiêu hiểm nguy, kể cả việc hai lần quay lại tâm bão Tacloban chỉ với hy vọng tìm được xác.[/h]
Vì sao người Việt phải lẩn trốn?
Liên tục di chuyển hàng trăm km quanh Cebu, liên tục thay đổi số điện thoại để tránh sự chú ý, không một ai, kể cả các nhân viên đại sứ quán Việt Nam ở Philippines biết nơi những người Việt này đã trú ngụ trong hơn một tuần qua. Đêm 16/11, những người Việt ở Tacloban đến được thành phố đổ nát Ormoc đã chia làm hai ngả, một nửa đi phà sang Cebu, số còn lại đi phà sang Bohol cách đó khoảng 150 km. Mỗi người đều tìm cách tá túc ở nhà người quen rồi dần dà tụ lại được ở Moal Boal trưa ngày 22/11.
Bữa cơm đầu tiên sau hai tuần đói khổ
Về sau này, anh Hùng, “thủ lĩnh” người Việt ở Tacloban cho biết, phần lớn người Việt qua đây qua đường du lịch và đều đã quá hạn, người lâu nhất là 10 năm, ít nhất cũng sáu tháng nên luôn phải tránh sự chú ý của nhà chức trách. Thêm nữa, trong khi người dân Tacloban và Ormoc phần lớn sống là ngư dân thì người Việt sang làm thương mại, buôn bán nhỏ nên đời sống cũng khá giả hơn. Anh Mẫn chủ nhà trước đây cũng có một căn nhà ở Tacloban nhưng nhà anh đã một lần bị đốt nhà, cướp hàng hóa khi siêu bão Haiyan chưa đổ vào.
Sau khi cả nhóm chạy được ra Ormoc lánh nạn, một số phóng viên Việt Nam sang đã thuê người Philippines cùng đi tìm kiếm họ. Vừa tới nơi, chưa kịp hiểu tình hình, các nhà báo này đã quay phim, chụp ảnh ngay nơi họ đang trú ngụ dưới sự chứng kiến của những người Philippines dẫn đường. Không ai biết trước điều gì sẽ xảy ra với mình giữa thời buổi loạn lạc này, nhất là ở Philippines mọi người dân đều có thể sở hữu sung ống mà không cần đăng ký. Ngay khi nhóm phóng viên này rời đi, lập tức những con người khốn khổ này lại vất vả tìm nơi ở mới, an toàn hơn.
Nhờ một thông tin hú họa, tình cờ chúng tôi biết những người Việt này đã về đến Moal Boal. Ngoài dòng thông tin ngắn ngủi ấy, không một thông tin nào khác, không điện thoại hay địa chỉ liên hệ. Sau hai giờ chạy xe trên đường cao tốc quốc gia, đến được khu chợ thị trấn Moal Boal, lại mất thêm thời gian tìm kiếm, trưa 23/11, chúng tôi đã đến được căn nhà của anh chị Mẫn – Phấn ở cách chợ 4 km.
Hai anh chị làm nghề buôn gạo ở đây. Căn nhà cấp bốn 60 m2 đông nghịt người. Không đủ chỗ, anh Mẫn phải thuê thêm một phòng trọ rộng 7m2 ở phía đối diện, làm chỗ ngả lưng cho 18 người đàn ông. Đúng giờ ăn trưa, bữa cơm đạm bạc được dọn ra. Rất nhanh chóng, nồi cơm to đùng, tô canh và nồi thịt kho hết veo. Bỏ qua những gian khổ đã qua và những khó khăn sắp tới, được ăn một bữa cơm Việt Nam sau hai tuần đói khát là điều hạnh phúc nhất với họ lúc này.
Hành trình vào cõi chết
Sau bữa cơm trưa, chúng tôi phải chia tay hai thành niên trong nhóm. Đinh Văn Dìn cho biết, mình được cộng đồng ủy quyền quay lại Tacloban để nhặt nhạnh những đồ đạc mà họ hy vọng còn sót lại và chưa bị người Philippines thu gom trước. Khi chạy thoát thân, họ chỉ kịp có mỗi bộ quần áo trên người.
Hành trình trở lại vẫn là vượt qua eo biển rộng 45 km giữa Cebu và Ormoc rồi tiếp tục chạy hơn 100 km vào Tacloban, con đường chết nơi họ đã mở đường máu chạy ra. Tuy nhiên, Dìn nói, con đường trở vào giờ đây đã đỡ hơn nhiều so với hành trình những con người dũng cảm ở Ormoc đã lao vào ngay trong đêm 8/11 để cứu những người đồng hương Việt Nam. Mất 3 ngày nữa, họ mới quay trở lại đây.
Ông Hùng - "thủ lĩnh" của 23 người Việt vừa thoát khỏi Tacloban đến tạm trú ở thị trấn Moal Boal
Sau khi bão Haiyan qua đi ít giờ, chiều 8/11, giữa thành phố Ormoc đổ nát, những người Việt ở đây vừa nghe thông tin về sự kiện kinh hoàng tại Tacloban vừa liên tục nhận được điện thoại từ Việt Nam sang nhờ tìm kiếm người thân. Không suy nghĩ lâu, anh Huỳnh Ngọc Sang và Nguyễn Kim Kha dồn hết số xăng ở các xe ô tô khác vào chiếc xe bán tải rồi lao vào ngay trong đêm. “Lúc đó không kịp suy nghĩ gì, chỉ một chút hy vọng mong manh là còn người sống sót. Chứ thâm tâm lúc đó cũng chỉ dám nghĩ rằng phải tận mặt nhìn thấy xác để thông báo lại về nước”, anh Sang kể. Thùng xe chất đầy xăng dầu, lại chất thêm chiếc xe motor để khi nào không còn đường chạy ô tô thì đem ra sử dụng.
Trời tối đen như mực, con đường đèo núi ngổn ngang đất đá, cây đổ và xác người. Cả hai người im lặng đi, cố gắng không nhìn những gì diễn ra xung quanh. Hàng loạt ngôi làng chết trôi lại phía sau. Sự cẩn thận của hai người không thừa. Hai giờ sáng trên một đỉnh đèo, chiếc xe đã nổ lốp nhưng họ vẫn cố lết, cuối cùng cũng đến được một trạm sửa chữa. Họ đã phải lấy số, xếp hàng chờ đến lượt mượn đồ để tự vá xăm xe. Sau khi chờ 199 chiếc xe, họ đã tự vá được lốp xe mình.
Anh Kha bổ sung: Khi còn cách thành phố Tacloban 30 km và 18 km, có hai ngôi làng chết sạch không còn ai. Xác chết rải rác khắp nơi. Có lẽ đây là lần đầu tiên và cuối cùng mình phải chứng kiến khung cảnh này nhưng nó sẽ ám ảnh suốt đời. Chuyến đi đó, hai anh đã cứu được ba người. Vừa trở ra Ormoc, nhận được thông tin vẫn còn ba người Việt Nam khác ket lại trong đó, lập tức anh hộc tốc lái xe lộn lại...
Điều kỳ diện trong bão và sự tiếc nuối Tacloban
Gia đình ông Hùng là một người vừa từ Tacloban chạy ra Moal Boal. Trong thành phố một thời được coi là thiên đường ấy, ông sở hữu căn nhà to nhất khu Barangy 62, ngay bên cạnh trung tâm hội nghị thành phố - tòa nhà Convention – đối diện Barangi 61, nơi chúng tôi hàng ngày theo chân đội SF 01 đến nhặt xác.
Convention Center, nơi hàng trăm người đã chết vì ngạt nước. Rất may mắn, người Việt Nam không vào đây tránh bão
Cậu con trai của ông đã thoát chết một cách thần kỳ trong siêu bão Haiyan. Khi con sóng đầu tiên ập đến, ngôi nhà ông bị cuốn trôi mất nóc. Cậu con trai ông đã trèo lên bờ tường nóc nhà. Từ xa, thấy con sóng thứ hai, trên bờ tường cheo leo cách mặt đất 10 m, cậu trai 23 tuổi chạy thoăn thoắt. Vừa kịp lấy sức nhảy sang ôm chặt lấy cây dừa bên cạnh cũng là lúc con sóng đổ xuống. Cả đoạn tường dài đổ up… Cậu đã ôm chặt ngọn dừa cho tới khi nước rút.
Ông Hùng bảo, điều may mắn nhất là ông và những người Việt hàng xóm đã không chạy vào trú bão trong Convention Center. Đó là tòa nhà tròn cao 5 tầng, kiên cố, rộng mênh mông. Cả ngàn người Philippines đã vào đó tránh bão. Họ đã không bị sóng cuốn đi nhưng đã vĩnh viễn nằm lại vì đuối nước. Phần lớn người trú bão trong đó đã chết. Hàng ngày, khi còn ở Tacloban, chúng tôi vẫn chứng kiến các đội tìm kiếm lần lượt vào đó đưa thi thể ra dù bão đã qua tới hai tuần.
Điều ông Hùng và cộng đồng 100 người Việt ở Tacloban tiếc nuối nhất là họ không còn cơ hội trở lại thành phố mình đã gắn bó nhiều năm nay. Người Việt sang Tacloban hầu hết làm nghề buôn bán nhỏ, kinh doanh thương mại. Phần lớn người dân Tacloban làm nghề đi biển nên rất nghèo, hầu hết là mua chịu. Giờ thành phố đã bị phá hủy, chưa biết đến khi nào mới tái thiết, kinh tế mới phục hồi, vì thế người Việt buôn bán cũng không còn cơ hội kiếm sống.
Giờ con đường sống duy nhất của họ là trở về tổ quốc. Nhưng đa số sang đây theo con đường du lịch, cứ hai tháng một lần phải ra cơ quan chức năng nộp thuế visa, người ở lâu nhất cũng đã 10 năm, hầu hết đều đã không nộp thuế từ lâu. Nay muốn trở về, riêng số tiền thuế phải đóng đã lên tới 800 triệu đồng, số tiền phạt lên tới tiền tỷ. Trắng tay, họ chỉ còn biết trông vào sự cứu giúp của đại sứ quán Viêt Nam ở Manila. Bí thư sứ quán Hoàng Nghĩa Cảng cho biết, đại sứ quán đã làm tờ trình lên chính phủ Philippines. Trong hoàn cảnh hoạn nạn hiện nay, có lẽ chính phủ bạn sẽ linh động giải quyết. Nhưng cũng cần phải có thời gian.
Thái An (Từ Cebu, Philippines)
Xin qúy bạn ủng hộ các nhà tài trợ của chúng tôi . Thành thật cám ơn
Vì sao người Việt phải lẩn trốn?
Liên tục di chuyển hàng trăm km quanh Cebu, liên tục thay đổi số điện thoại để tránh sự chú ý, không một ai, kể cả các nhân viên đại sứ quán Việt Nam ở Philippines biết nơi những người Việt này đã trú ngụ trong hơn một tuần qua. Đêm 16/11, những người Việt ở Tacloban đến được thành phố đổ nát Ormoc đã chia làm hai ngả, một nửa đi phà sang Cebu, số còn lại đi phà sang Bohol cách đó khoảng 150 km. Mỗi người đều tìm cách tá túc ở nhà người quen rồi dần dà tụ lại được ở Moal Boal trưa ngày 22/11.
Bữa cơm đầu tiên sau hai tuần đói khổ
Về sau này, anh Hùng, “thủ lĩnh” người Việt ở Tacloban cho biết, phần lớn người Việt qua đây qua đường du lịch và đều đã quá hạn, người lâu nhất là 10 năm, ít nhất cũng sáu tháng nên luôn phải tránh sự chú ý của nhà chức trách. Thêm nữa, trong khi người dân Tacloban và Ormoc phần lớn sống là ngư dân thì người Việt sang làm thương mại, buôn bán nhỏ nên đời sống cũng khá giả hơn. Anh Mẫn chủ nhà trước đây cũng có một căn nhà ở Tacloban nhưng nhà anh đã một lần bị đốt nhà, cướp hàng hóa khi siêu bão Haiyan chưa đổ vào.
Sau khi cả nhóm chạy được ra Ormoc lánh nạn, một số phóng viên Việt Nam sang đã thuê người Philippines cùng đi tìm kiếm họ. Vừa tới nơi, chưa kịp hiểu tình hình, các nhà báo này đã quay phim, chụp ảnh ngay nơi họ đang trú ngụ dưới sự chứng kiến của những người Philippines dẫn đường. Không ai biết trước điều gì sẽ xảy ra với mình giữa thời buổi loạn lạc này, nhất là ở Philippines mọi người dân đều có thể sở hữu sung ống mà không cần đăng ký. Ngay khi nhóm phóng viên này rời đi, lập tức những con người khốn khổ này lại vất vả tìm nơi ở mới, an toàn hơn.
Nhờ một thông tin hú họa, tình cờ chúng tôi biết những người Việt này đã về đến Moal Boal. Ngoài dòng thông tin ngắn ngủi ấy, không một thông tin nào khác, không điện thoại hay địa chỉ liên hệ. Sau hai giờ chạy xe trên đường cao tốc quốc gia, đến được khu chợ thị trấn Moal Boal, lại mất thêm thời gian tìm kiếm, trưa 23/11, chúng tôi đã đến được căn nhà của anh chị Mẫn – Phấn ở cách chợ 4 km.
Hai anh chị làm nghề buôn gạo ở đây. Căn nhà cấp bốn 60 m2 đông nghịt người. Không đủ chỗ, anh Mẫn phải thuê thêm một phòng trọ rộng 7m2 ở phía đối diện, làm chỗ ngả lưng cho 18 người đàn ông. Đúng giờ ăn trưa, bữa cơm đạm bạc được dọn ra. Rất nhanh chóng, nồi cơm to đùng, tô canh và nồi thịt kho hết veo. Bỏ qua những gian khổ đã qua và những khó khăn sắp tới, được ăn một bữa cơm Việt Nam sau hai tuần đói khát là điều hạnh phúc nhất với họ lúc này.
Hành trình vào cõi chết
Sau bữa cơm trưa, chúng tôi phải chia tay hai thành niên trong nhóm. Đinh Văn Dìn cho biết, mình được cộng đồng ủy quyền quay lại Tacloban để nhặt nhạnh những đồ đạc mà họ hy vọng còn sót lại và chưa bị người Philippines thu gom trước. Khi chạy thoát thân, họ chỉ kịp có mỗi bộ quần áo trên người.
Hành trình trở lại vẫn là vượt qua eo biển rộng 45 km giữa Cebu và Ormoc rồi tiếp tục chạy hơn 100 km vào Tacloban, con đường chết nơi họ đã mở đường máu chạy ra. Tuy nhiên, Dìn nói, con đường trở vào giờ đây đã đỡ hơn nhiều so với hành trình những con người dũng cảm ở Ormoc đã lao vào ngay trong đêm 8/11 để cứu những người đồng hương Việt Nam. Mất 3 ngày nữa, họ mới quay trở lại đây.
Ông Hùng - "thủ lĩnh" của 23 người Việt vừa thoát khỏi Tacloban đến tạm trú ở thị trấn Moal Boal
Sau khi bão Haiyan qua đi ít giờ, chiều 8/11, giữa thành phố Ormoc đổ nát, những người Việt ở đây vừa nghe thông tin về sự kiện kinh hoàng tại Tacloban vừa liên tục nhận được điện thoại từ Việt Nam sang nhờ tìm kiếm người thân. Không suy nghĩ lâu, anh Huỳnh Ngọc Sang và Nguyễn Kim Kha dồn hết số xăng ở các xe ô tô khác vào chiếc xe bán tải rồi lao vào ngay trong đêm. “Lúc đó không kịp suy nghĩ gì, chỉ một chút hy vọng mong manh là còn người sống sót. Chứ thâm tâm lúc đó cũng chỉ dám nghĩ rằng phải tận mặt nhìn thấy xác để thông báo lại về nước”, anh Sang kể. Thùng xe chất đầy xăng dầu, lại chất thêm chiếc xe motor để khi nào không còn đường chạy ô tô thì đem ra sử dụng.
Trời tối đen như mực, con đường đèo núi ngổn ngang đất đá, cây đổ và xác người. Cả hai người im lặng đi, cố gắng không nhìn những gì diễn ra xung quanh. Hàng loạt ngôi làng chết trôi lại phía sau. Sự cẩn thận của hai người không thừa. Hai giờ sáng trên một đỉnh đèo, chiếc xe đã nổ lốp nhưng họ vẫn cố lết, cuối cùng cũng đến được một trạm sửa chữa. Họ đã phải lấy số, xếp hàng chờ đến lượt mượn đồ để tự vá xăm xe. Sau khi chờ 199 chiếc xe, họ đã tự vá được lốp xe mình.
Anh Kha bổ sung: Khi còn cách thành phố Tacloban 30 km và 18 km, có hai ngôi làng chết sạch không còn ai. Xác chết rải rác khắp nơi. Có lẽ đây là lần đầu tiên và cuối cùng mình phải chứng kiến khung cảnh này nhưng nó sẽ ám ảnh suốt đời. Chuyến đi đó, hai anh đã cứu được ba người. Vừa trở ra Ormoc, nhận được thông tin vẫn còn ba người Việt Nam khác ket lại trong đó, lập tức anh hộc tốc lái xe lộn lại...
Điều kỳ diện trong bão và sự tiếc nuối Tacloban
Gia đình ông Hùng là một người vừa từ Tacloban chạy ra Moal Boal. Trong thành phố một thời được coi là thiên đường ấy, ông sở hữu căn nhà to nhất khu Barangy 62, ngay bên cạnh trung tâm hội nghị thành phố - tòa nhà Convention – đối diện Barangi 61, nơi chúng tôi hàng ngày theo chân đội SF 01 đến nhặt xác.
Convention Center, nơi hàng trăm người đã chết vì ngạt nước. Rất may mắn, người Việt Nam không vào đây tránh bão
Cậu con trai của ông đã thoát chết một cách thần kỳ trong siêu bão Haiyan. Khi con sóng đầu tiên ập đến, ngôi nhà ông bị cuốn trôi mất nóc. Cậu con trai ông đã trèo lên bờ tường nóc nhà. Từ xa, thấy con sóng thứ hai, trên bờ tường cheo leo cách mặt đất 10 m, cậu trai 23 tuổi chạy thoăn thoắt. Vừa kịp lấy sức nhảy sang ôm chặt lấy cây dừa bên cạnh cũng là lúc con sóng đổ xuống. Cả đoạn tường dài đổ up… Cậu đã ôm chặt ngọn dừa cho tới khi nước rút.
Ông Hùng bảo, điều may mắn nhất là ông và những người Việt hàng xóm đã không chạy vào trú bão trong Convention Center. Đó là tòa nhà tròn cao 5 tầng, kiên cố, rộng mênh mông. Cả ngàn người Philippines đã vào đó tránh bão. Họ đã không bị sóng cuốn đi nhưng đã vĩnh viễn nằm lại vì đuối nước. Phần lớn người trú bão trong đó đã chết. Hàng ngày, khi còn ở Tacloban, chúng tôi vẫn chứng kiến các đội tìm kiếm lần lượt vào đó đưa thi thể ra dù bão đã qua tới hai tuần.
Điều ông Hùng và cộng đồng 100 người Việt ở Tacloban tiếc nuối nhất là họ không còn cơ hội trở lại thành phố mình đã gắn bó nhiều năm nay. Người Việt sang Tacloban hầu hết làm nghề buôn bán nhỏ, kinh doanh thương mại. Phần lớn người dân Tacloban làm nghề đi biển nên rất nghèo, hầu hết là mua chịu. Giờ thành phố đã bị phá hủy, chưa biết đến khi nào mới tái thiết, kinh tế mới phục hồi, vì thế người Việt buôn bán cũng không còn cơ hội kiếm sống.
Giờ con đường sống duy nhất của họ là trở về tổ quốc. Nhưng đa số sang đây theo con đường du lịch, cứ hai tháng một lần phải ra cơ quan chức năng nộp thuế visa, người ở lâu nhất cũng đã 10 năm, hầu hết đều đã không nộp thuế từ lâu. Nay muốn trở về, riêng số tiền thuế phải đóng đã lên tới 800 triệu đồng, số tiền phạt lên tới tiền tỷ. Trắng tay, họ chỉ còn biết trông vào sự cứu giúp của đại sứ quán Viêt Nam ở Manila. Bí thư sứ quán Hoàng Nghĩa Cảng cho biết, đại sứ quán đã làm tờ trình lên chính phủ Philippines. Trong hoàn cảnh hoạn nạn hiện nay, có lẽ chính phủ bạn sẽ linh động giải quyết. Nhưng cũng cần phải có thời gian.
Thái An (Từ Cebu, Philippines)
Xin qúy bạn ủng hộ các nhà tài trợ của chúng tôi . Thành thật cám ơn