3 tháng để học ngoại ngữ

samnv.90

Junior Member
( kỹ năng sống )-Một phương pháp học giúp bạn rút ngắn được thời gian.
Ngày nay trên khắp thế giới, hơn 8 triệu người vẫn tiếp tục dùng phương pháp “hiệu quả nhất” để học một hoặc vài ngoại ngữ. Cách học gì mà hiệu quả như vậy…
Khi bạn học một thứ tiếng nào đó bạn có thể chọn một trong hai cách: hoặc là bạn học ngữ pháp, từ vựng, ngữ âm…liên miên hết tháng này sang tháng khác, hoặc là bạn quay lại cách mà bạn học nói tiếng mẹ đẻ khi còn nhỏ.
Bạn có thể không nhớ, nhưng lúc bé bạn đả bắt đầu nói những âm đầu tiên, những từ đơn giản: bố, mẹ…rồi bạn bắt đầu nói những cụm từ mà có khi bạn chẳng hiểu gì cả. Rồi rất nhanh chóng, bạn đã nói bà hiểu được, rồi làm người khác hiểu được ý mình. Đây chính là cách học tốt nhất để học bất cứ ngoại ngữ nào.


Tại sao chỉ cần có ba tháng…
Là một đứa trẻ, bạn sẽ học nói do “vô tình” thôi. Cậu bé bắt chước bố mẹ mình mà không hề biết tại sao lại làm được như vậy. Với bạn, học ngoại ngữ lại khác. Bạn học có mục đích hẳn hoi. Vì thế, chỉ cần 3 tháng (mỗi ngày dành độ nửa tiếng) là đủ để bạn có thể nói dễ dàng bất cứ ngoại ngữ nào.
Học như thế nào…
Bạn mua một cuốn băng cassette (có kèm sách) cho trình độ ban đầu của ngoại ngữ bạn chọn. Các băng này đều do các chuyên gia ngôn ngữ dọan cả. Bạn bắt đầu nghe đi nghe lại băng này. Chính nhờ sự lặp lại này trên cassette, từ vựng và cách phát âm sẽ chặt vào bộ nhớ của bạn mà khỏi cần lo lắng lắm về “năng khiếu”, hay IQ của mình. Khi bạn nói ngoại ngữ mới này, các câu nói sẽ tự đến với bạn một cách tự nhiên như tiếng mẹ đẻ vậy. Có ba giai đoạn như sau:
1. Nghe: Trước tiên, bạn phải tập cho tai mình quen với những âm thanh của thứ tiếng mới. Nghe nhưng đừng có hiểu gì cả. Bằng cách đơn giản này, bạn sẽ dần nắm được những âm, ngữ điệu và các phản xạ ngôn ngữ – một yếu tố rất quan trọng khi học ngoại ngữ.
2. Đọc: hãy tìm đọc những cuốn sách ngoại ngữ đơn giản, có tranh ảnh minh họa. Vừa đọc text và các bài đàm thoại vừa tra từ mới. Ngữ pháp, động từ, cách diễn đạt, cùng các cấu trúc đặc biệt đều có trong bài đàm thoại cả. bạn sẽ ngấm chúng một cách tự nhiên mà khỏi cần nhọc công.
3. Nói: bạn nghe và lặp lại theo băng những âm, từ, cụm từ, rồi dần dà bạn sẽ diễn đạt hoàn chỉnh. Khi đã được rồi, bạn sẽ cảm thấy thiếu thốn từ vựng. Nhưng theo phương pháp trên bạn sẽ tăng vốn từ nhanh thôi. Tồi bạn sẽ nói được những câu dài hơn và hoàn chỉnh hơn. Hãy đi từ dễ đến khó, chỉ sau 3 tháng bạn sẽ thấy mình nói được ngoại ngữ mới một cách ngon lành.
Chúc bạn thành công.

 
Phân biệt kỹ năng sống và kỹ năng mềm
, mình có đọc được một bài viết khá hay trên web nên muốn chia sẻ cùng mọi người kỹ năng mềmkỹ năng sốngKhi tìm hiểu về

Trong quá trình làm việc như một diễn giả chuyên nghiệp trong lãnh vực đào tạo và phát triển con người (đặc biệt là về kỹ năng sống), tôi vẫn thường được nhiều khán thính giả hỏi rằng:

Kỹ năng sống và kỹ năng mềm liệu có khác nhau không?
Kỹ năng sống khác kỹ năng mềm ở những điểm nào?
Tại sao khóa học Tôi Tài Giỏi! là khóa học về kỹ năng sống chứ không phải là khóa học kỹ năng mềm?
Tôi tin rằng, không chỉ có những khán thính giả ấy thắc mắc mà còn rất nhiều người khác thắc mắc, nhất là khi có quá nhiều khóa học kỹ năng mềm xuất hiện ở Việt Nam như nấm mọc sau mưa, nhưng nhân viên tư vấn và thậm chí đôi khi người giảng lại không định nghĩa được thế nào là kỹ năng sống và thế nào là kỹ năng mềm, chứ đừng nói là nói lên sự khác biệt.
Chính vì lý do đó, tôi viết bài viết này với mong mỏi chia sẻ một chút hiểu biết của mình về kỹ năng sống và kỹ năng mềm mà tôi đã tiếp thu được qua quá trình nghiên cứu và đào tạo kỹ năng sống.
Điều đầu tiên và quan trọng nhất bạn cần nắm rõ là: Kỹ năng sống và kỹ năng mềm không phải là hai thứ khác nhau, và càng không phải là hai thứ giống nhau, mà kỹ năng mềm chính là một phần của kỹ năng sống, hay kỹ năng sống bao gồm kỹ năng mềm và một số kỹ năng khác mà tôi sẽ chia sẻ sau đây.
Nhưng trước hết hãy cùng định nghĩa kỹ năng mềm. Kỹ năng mềm là một thuật ngữ xã hội học chỉ những kỹ năng có liên quan đến việc sử dụng ngôn ngữ, khả năng hòa nhập xã hội, thái độ và hành vi ứng xử áp dụng vào việc giao tiếp giữa người với người. Một số kỹ năng có thể được coi là kỹ năng mềm bao gồm:
Kỹ năng giao tiếp
Kỹ năng làm việc nhóm
Kỹ năng lãnh đạo người khác
Kỹ năng nói chuyện trước đám đông
Kỹ năng giải quyết xung đột và hòa giải
Kỹ năng thấu hiểu và thông cảm với người khác
Kỹ năng thương lượng
Kỹ năng bán hàng
Kỹ năng xây dựng đội ngũ
Kỹ năng tạo ảnh hưởng
Kỹ năng lắng nghe
Kỹ năng từ chối một cách khéo léo
…v.v…
Nói chung, kỹ năng mềm là những kỹ năng có liên quan đến việc hòa mình vào, sống với hay tương tác với xã hội, cộng đồng, tập thể hoặc tổ chức.
Kỹ năng sống bao gồm những kỹ năng mềm nói trên, cộng thêm những kỹ năng giúp chúng ta phản ứng hiệu quả trước những thách thức của cuộc sống, và từ đó vươn lên mạnh mẽ để thành công hơn, như là:
Lòng tự trọng
Sự tự tin
Kỹ năng tự tạo động lực hay tự động viên bản thân
Kỹ năng tự nhận thức giá trị của bản thân
Kỹ năng nhận thức điểm mạnh và điểm yếu của mình
Kỹ năng đặt mục tiêu cho mình trong cuộc sống
Kỹ năng làm chủ và tự đánh giá bản thân
Kỹ năng suy nghĩ tích cực
Kỹ năng học tập và tự học
Kỹ năng quản lý thời gian
Những kỹ năng sống được làm đậm và in nghiêng là những kỹ năng sống được huấn luyện trong khóa học Tôi Tài Giỏi! (tùy độ tuổi và nhu cầu của học viên, cũng như mức độ quan trọng của mỗi loại kỹ năng, mà Tôi Tài Giỏi! có các phần học tương ứng từ cơ bản đến chuyên sâu).
Mong rằng, bài viết của tôi đã giúp bạn có một cái nhìn rõ ràng hơn về kỹ năng mềm và kỹ năng sống, và hiểu rõ tại sao Tôi Tài Giỏi! không được xem là một khóa học kỹ năng mềm thông thường mà là khóa học kỹ năng sống hàng đầu Việt Nam hiện nay.
 
Kỹ năng sống cho trẻ mầm non - Hãy dạy trẻ từ ý thức
Thời gian gần đây, chủ đề dạy kỹ năng sống cho trẻ được rất nhiều phụ huynh quan tâm. Bên cạnh đó, để đáp ứng nhu cầu về kỹ năng sống cho trẻ, các trung tâm dạy kỹ năng sống cũng lần lượt ra đời. Tuy nhiên dạy trẻ kỹ năng sống như thế nào lại là một vấn đề cần đặt ra nhiều câu hỏi.
Kỹ năng sống cho trẻ là cung cấp cho trẻ những kỹ năng gì và dạy trẻ kỹ năng đó như thế nào?
Có thể bởi từ “kỹ năng sống” còn rất mới mẻ nên chúng ta có vẻ quan trọng hóa “kỹ năng sống” mà không để ý rằng: trong cuộc sống hàng ngày ở nhà và ở trường trẻ vẫn được rèn luyện về ‘kỹ năng sống” cơ bản.
Có thể hiểu ở đây hai vấn đề: hành động và kỹ năng.
Khi tôi dạy trẻ rằng: con hãy lượm rác trên sân trường và trong lớp, trẻ thực hiện yêu cầu của cô, đó là hành động. Hầu hết các trẻ lứa tuổi mầm non đều biết các hành động đơn giản: nhặt rác, chào hỏi người lớn, xin lỗi và cám ơn… Nhưng để những hành động đó trở thành kỹ năng thì lại cần một quá trình. Hành động của trẻ trở thành kỹ năng khi trẻ thấy một cộng rác, trẻ nhặt bỏ vào thùng mà không cần ai nhắc nhở, vì khi đó trẻ làm vì ý thức: thấy có rác là phải bỏ vào thùng, chứ không làm vì người khác sai bảo.
Như vậy, bên cạnh việc dạy trẻ các hành động: bảo vệ môi trường, tránh xa nơi nguy hiểm, biết xin lỗi, cám ơn… chúng ta cần dạy trẻ ý thức được những việc làm đó và trẻ thực hiện các hành động đó vì ý thức trẻ hiểu chứ không phải vì người lớn bắt trẻ phải làm, khi đó kỹ năng sống của trẻ được hình thành và theo trẻ đến suốt cuộc đời.
Khi hiểu được bản chất của việc dạy kỹ năng sống cho trẻ: “đưa hành động vào trong ý thức” thì việc dạy kỹ năng sống cho trẻ nên đơn giản và các bậc cha mẹ và thầy cô đều có thể thực hiện được mà không phải băn khoăn là làm sao để dạy trẻ kỹ năng sống.
Làm sao để hình thành được ý thức của trẻ thông qua các hành động?
Việc dạy hành động cho trẻ quá đơn giản: nhặt một cọng rác, nói một câu xin lỗi, một câu cám ơn, nhận biết những hành động, nơi chốn và con người có thể gây nguy hại cho trẻ…Nhưng để trẻ hiểu được ý nghĩa của các hành động trên và thực hiện hành động trên và chính ý thức của trẻ thúc đẩy trẻ làm chứ không phải do bị ép buộc thì lại là một vấn đề khác.
Để trẻ hành động bằng ý thức chứ không phải bằng bản năng hay bị ép buộc, trước hết, người lớn phải giải thích cho trẻ hiểu ý nghĩa của các hành động trên và người lớn chính là tấm gương cho trẻ thực hiện và noi theo.
Ví dụ: khi chúng ta dạy trẻ nói lời cám ơn khi nhận được sự giúp đỡ của người khác hoặc khi người khác làm một điều gì đó cho mình. Nhưng trong mối quan hệ giữa những người thân trong gia đình hoặc giữa các cô giáo và giữa cô giáo với trẻ, người lớn không nói lời cám ơn thì trẻ cũng sẽ không hình thành được ý thức của việc nên cám ơn người khác.
Khi thấy trên sân trường có lá cây, cô giáo đi qua và bảo trẻ: con hãy nhặt bỏ vào thùng rác đi. Khi ấy trẻ sẽ nhặt vì bị sai khiến.
Cũng tình huống trên: cô nhặt lá cây bỏ vào thùng rác và hỏi trẻ: con biết tại sao cô bỏ lá cây vào thùng rác không? giải thích cho trẻ hiểu: việc làm này nhằm giữ sân trường sạch đẹp cho các con học và chơi. Lần sau thấy rác trẻ sẽ tự động nhặt rác vì trẻ hiểu rằng: nhặt rác là làm sạch sân trường.
Để dạy trẻ kỹ năng sống, chính người lớn hãy tỏ ra rằng mình là người sống có kỹ năng và hình thành kỹ năng sống cho trẻ thông qua chính việc hình thành ý thức cho trẻ trong việc thực hiện các hành động trong giao tiếp cũng như trong việc bảo vệ chính bản thân trẻ.
 
Back
Top