T
T$
Guest
Phúc trình hàng năm của Ủy ban Bảo vệ các Nhà báo, CPJ, về “Tấn công vào Báo chí” ghi nhận có 44 phóng viên, chủ bút và nhiếp ảnh viên báo chí bị sát hại và 145 người bị giam giữ trong năm ngoái. Các tác giả phúc trình nói rằng đây là con số nhà báo bị cầm tù cao nhất kể từ năm 1996.
Gần một nửa số nhà báo bị cầm tù là ở Iran và Trung Quốc, với mỗi quốc gia có 34 nhà báo bị giam giữ.
Một nhóm khác ngày càng có nhiều người bị tù đầy nhiều hơn là các blogger, chiếm gần phân nửa số người đang ở trong tù. Pakistan được xem như là quốc gia nguy hiểm nhất cho một nhà báo đến công tác.
Ông Bob Dietz, điều phối viên đặc trách chương trình châu Á cho CPJ, nói có ít nhất 8 nhà báo bị giết tại Pakistan vào năm ngoái:
“Hầu hết những nhà báo thiệt mạng tại Pakistan trong năm qua hoặc là bị kẹt giữa hai lằn đạn hoặc là đến nơi làm phóng sự về những cuộc đánh bom khủng bố rồi bị một quả bom thứ hai sát hại. Và có một hay hai nhà báo bị nhắm vào. Năm nay, chúng ta thấy rõ là một nhà báo uy tín tại Karachi đã trở thành mục tiêu của vụ bắn giết. Và điều chúng ta đang thấy là bạo động từ Afghanistan tràn qua biên giới và xâm nhập vào Pakistan, khiến cho các nhà báo địa phương ngạc nhiên thấy rằng ở đó nguy hiểm hơn Afghanistan.”
Tuy nhiên Iraq, trong năm 2004 và 2005 được xem là quốc gia nguy hiểm nhất đối với các nhà báo với hàng chục người thiệt mạng đã chứng kiến một sự cải thiện đáng kể. Ủy ban Bảo vệ các Nhà báo nói có 5 ký giả bị sát hại tại nước này vào năm ngoái, con số thấp nhất kể từ khi cuộc xung đột bắt đầu vào năm 2003.
Ủy ban Bảo vệ các Nhà báo cũng thấy có sự cải thiện tại Cuba, nơi 17 nhà báo bị cầm tù được trả tự do trong năm 2010. Ủy ban nói đó là hệ quả của một sự can thiệp lâu dài và không thể nào xảy ra nếu không có sự chú ý của quốc tế đến vấn đề này trong một thời gian dài lâu.
Phúc trình về “Tấn công vào Báo chí” cũng ghi nhận khuynh hướng kiểm duyệt báo chí ngày càng tăng tại Châu Mỹ La tinh và Trung Quốc; trả thù chống lại các cuộc điều tra của nhà báo tại châu Phi và việc sử dụng luật chống khủng bố để đàn áp việc phổ biến thông tin và quan điểm tại Trung Đông và Bắc Phi.
Phúc trình nói 90% những trường hợp nhà báo bị giết hại không tìm ra thủ phạm và trong số những nạn nhân bị giết, hơn 60% nhận được những lời đe dọa trong tuần lễ trước khi chết. Ủy ban Bảo vệ các Nhà báo kêu gọi chấm dứt việc làm ngơ không bị trừng phạt thủ phạm trong những trường hợp như thế.
Tuy nhiên, tổ chức hoạt động để đảm bảo tự do báo chí trên toàn thế giới này chỉ trích không những những chính phủ riêng lẻ đã thất bại trong việc bảo vệ và khuyến khích tự do báo chí mạnh mẽ mà còn chỉ trích những định chế toàn cầu như Liên Hiệp Quốc, tổ chức các Quốc gia châu Mỹ, Liên Hiệp Châu Phi và các tổ chức khác đã theo đuổi một đường lối nửa vời, không nhất quán torng việc bảo vệ tự do báo chí.
Ông Joel Simon, giám đốc CPL phát biểu trong một cuộc họp báo tại Liên Hiệp Quốc nêu ra trường hợp ông Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon để chỉ trích và nói rằng ông Ban đã không chúc mừng ông Lưu Hiểu Ba, một nhà hoạt động cho nhân quyền Trung Quốc bị cầm tù đã được giải Nobel Hòa bình năm ngoái.
Ông Simon nói Liên Hiệp Quốc, đặc biệt là ông Tổng Thư Ký cần phải là một người thẳng thắn lên tiếng bênh vực cho tự do bày tỏ ý kiến và tự do báo chí:
"Có những lúc ông đã đưa ra những lời tuyên bố công khai tích cực nhưng điều chúng ta không được thấy là một đường lối kiên định trong vấn đề này. Và kiên định là một điều rất quan trọng, bởi vì nó cho thấy một sự cam kết đối với nguyên tắc vượt lên trên những tính toán chính trị, và đó là điều chúng ta muốn thấy.”
Phát ngôn viên của Tổng Thư Ký Ban Ki-moon bác bỏ chỉ trích này, nói rằng ông Tổng Thư Ký đã kiên định nói về sự quan trọng của tự do báo chí trong những buổi nói chuyện công cộng cũng như ở hậu trường.
Gần một nửa số nhà báo bị cầm tù là ở Iran và Trung Quốc, với mỗi quốc gia có 34 nhà báo bị giam giữ.
Một nhóm khác ngày càng có nhiều người bị tù đầy nhiều hơn là các blogger, chiếm gần phân nửa số người đang ở trong tù. Pakistan được xem như là quốc gia nguy hiểm nhất cho một nhà báo đến công tác.
Ông Bob Dietz, điều phối viên đặc trách chương trình châu Á cho CPJ, nói có ít nhất 8 nhà báo bị giết tại Pakistan vào năm ngoái:
“Hầu hết những nhà báo thiệt mạng tại Pakistan trong năm qua hoặc là bị kẹt giữa hai lằn đạn hoặc là đến nơi làm phóng sự về những cuộc đánh bom khủng bố rồi bị một quả bom thứ hai sát hại. Và có một hay hai nhà báo bị nhắm vào. Năm nay, chúng ta thấy rõ là một nhà báo uy tín tại Karachi đã trở thành mục tiêu của vụ bắn giết. Và điều chúng ta đang thấy là bạo động từ Afghanistan tràn qua biên giới và xâm nhập vào Pakistan, khiến cho các nhà báo địa phương ngạc nhiên thấy rằng ở đó nguy hiểm hơn Afghanistan.”
Tuy nhiên Iraq, trong năm 2004 và 2005 được xem là quốc gia nguy hiểm nhất đối với các nhà báo với hàng chục người thiệt mạng đã chứng kiến một sự cải thiện đáng kể. Ủy ban Bảo vệ các Nhà báo nói có 5 ký giả bị sát hại tại nước này vào năm ngoái, con số thấp nhất kể từ khi cuộc xung đột bắt đầu vào năm 2003.
Ủy ban Bảo vệ các Nhà báo cũng thấy có sự cải thiện tại Cuba, nơi 17 nhà báo bị cầm tù được trả tự do trong năm 2010. Ủy ban nói đó là hệ quả của một sự can thiệp lâu dài và không thể nào xảy ra nếu không có sự chú ý của quốc tế đến vấn đề này trong một thời gian dài lâu.
Phúc trình về “Tấn công vào Báo chí” cũng ghi nhận khuynh hướng kiểm duyệt báo chí ngày càng tăng tại Châu Mỹ La tinh và Trung Quốc; trả thù chống lại các cuộc điều tra của nhà báo tại châu Phi và việc sử dụng luật chống khủng bố để đàn áp việc phổ biến thông tin và quan điểm tại Trung Đông và Bắc Phi.
Phúc trình nói 90% những trường hợp nhà báo bị giết hại không tìm ra thủ phạm và trong số những nạn nhân bị giết, hơn 60% nhận được những lời đe dọa trong tuần lễ trước khi chết. Ủy ban Bảo vệ các Nhà báo kêu gọi chấm dứt việc làm ngơ không bị trừng phạt thủ phạm trong những trường hợp như thế.
Tuy nhiên, tổ chức hoạt động để đảm bảo tự do báo chí trên toàn thế giới này chỉ trích không những những chính phủ riêng lẻ đã thất bại trong việc bảo vệ và khuyến khích tự do báo chí mạnh mẽ mà còn chỉ trích những định chế toàn cầu như Liên Hiệp Quốc, tổ chức các Quốc gia châu Mỹ, Liên Hiệp Châu Phi và các tổ chức khác đã theo đuổi một đường lối nửa vời, không nhất quán torng việc bảo vệ tự do báo chí.
Ông Joel Simon, giám đốc CPL phát biểu trong một cuộc họp báo tại Liên Hiệp Quốc nêu ra trường hợp ông Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon để chỉ trích và nói rằng ông Ban đã không chúc mừng ông Lưu Hiểu Ba, một nhà hoạt động cho nhân quyền Trung Quốc bị cầm tù đã được giải Nobel Hòa bình năm ngoái.
Ông Simon nói Liên Hiệp Quốc, đặc biệt là ông Tổng Thư Ký cần phải là một người thẳng thắn lên tiếng bênh vực cho tự do bày tỏ ý kiến và tự do báo chí:
"Có những lúc ông đã đưa ra những lời tuyên bố công khai tích cực nhưng điều chúng ta không được thấy là một đường lối kiên định trong vấn đề này. Và kiên định là một điều rất quan trọng, bởi vì nó cho thấy một sự cam kết đối với nguyên tắc vượt lên trên những tính toán chính trị, và đó là điều chúng ta muốn thấy.”
Phát ngôn viên của Tổng Thư Ký Ban Ki-moon bác bỏ chỉ trích này, nói rằng ông Tổng Thư Ký đã kiên định nói về sự quan trọng của tự do báo chí trong những buổi nói chuyện công cộng cũng như ở hậu trường.