Sự vô lương tâm của một bộ phận người dân thật đáng lên án.
Anh Chính đang giải trình.
Sáng nay, tin tức về một giám đốc công ty xây dựng tên Vũ Trường Chính bị móc túi giữa ngã tư lớn tại quận 3 tràn ngập trên mặt báo. Điều đọng lại sau mẩu tin đó, không phải là chuyện bọn cướp quá táo tợn – mà là lòng tham bất tận của con người.
Do có việc cần phải giao dịch, anh Vũ Trường Chính, sinh năm 1969 đang tạm trú ở Phú Nhuận mới mang 50 triệu đồng, toàn tờ mệnh giá 500 ngàn ở trong túi rồi đi xuống quận trung tâm. Khoảng 9h15 phút sáng, lúc đến giao lộ Bà Huyện Thanh Quan – Võ Văn Tần, phường 6, quận 3, lúc ông dừng lại chờ tín hiệu giao thông, thì 4 đối tượng đi trên 2 xe gắn máy kè sát hai bên của ông Chính.
Đầu tiên, người ngồi phía sau phía bên tay phải thọc tay vào túi quần để móc cọc tiền. Theo phản xạ, ông Chính liền buông tay ga xe máy, chụp tay kẻ cướp. Dù tên cướp không lấy được tiền, cố gắng tẩu thoát nhưng cục tiền 50 triệu đồng rớt xuống đường, vung vãi khắp nơi.
Người đàn ông thẩn thờ đi lượm tiền vào 6/2011.
Nghe tiếng truy hô của ông Chính, một số người chạy ra hỗ trợ vây bắt bọn cướp, tuy nhiên vẫn có một số người thay vì giúp đỡ mọi người bắt cướp, lại chạy tới nhặt tiền rồi… biến mất. Sau khi tàn cuộc, ông Chính chỉ nhận lại có 30,5 triệu đồng, do một số người tốt bụng nhặt giúp rồi đưa lại.
Còn 19,5 triệu đồng đã bay theo những người đi đường vô lương tâm khác. Trong vụ việc này, người ta chẳng biết đâu là cướp đâu là dân thường? Vì bọn cướp đã thất bại, không lấy đồng nào, thậm chí còn để lại một chiếc xe máy nhưng tiền thì vẫn cứ mất.
Trong khi, nhiều người dân, dù không tự tay cướp túi tiền ông Chính, nhưng họ đã lấy tiền của ông. Khổ chủ vẫn đang đứng đó, tiền là của ông Chính chứ không phải của rơi vô chủ, hành động của nhiều người đi đường tham lam đó chẳng khác nào ăn cướp.
Tuy ranh giới giữa cái thiện và ác rất mong manh nhưng không thể phủ nhận tiền ai làm ra cũng rất cực khổ. Có thể nói, tất cả người dân tham gia lượm tiền và sáng nay, không nhiều thì ít hẳn trong đầu sẽ vang lên câu hỏi: "Nên lượm tiền bỏ chạy hay đưa lại cho khổ chủ?". Với nhiều người dân lao động chân tay vất vả, chỉ cần nhặt được khoảng 4 tờ, đã bằng cả một tháng lương của họ, lo cho gia đình được bao nhiêu thứ.
Mà theo họ, đây cũng không phải là hành động phi pháp gì. Thêm nữa, tiền rơi nhiều như vậy hẳn người ta rất giàu, mất có vài tờ cũng chẳng sao. Chính vì ai cũng mang suy nghĩ đó nên khi nhặt tiền họ không có cảm giác tội lỗi. Họ hẳn cũng không nghĩ rằng có khi đó là số tiền dành dụm để: trả nợ, trả tiền viện phí,... của khổ chủ. Thế nên, thay vì lao vào đánh nhau với bọn cướp, thì họ dừng lại cúi xuống nhặt tiền và bỏ đi.
Người dân đang "hôi" dưa hấu.
Còn với vài người khác những người đã giúp đỡ ông Chính thật sự. Đúng là họ cũng thích tiền thật đấy, nhưng rõ ràng đây không phải là tiền của họ. Thêm nữa, người ta đang bị nạn, lấy tiền của họ nữa quả là quá tàn nhẫn. Chắc chắn, lương tâm của họ sẽ cắn rứt ghê gớm nếu mang tiền này về nhà. Không thể giúp bắt cướp thì thôi, ít ra họ cũng nên làm gì đó cho đồng loại gặp hoạn nạn.
Điều đáng buồn là đây chẳng phải lần đầu, sự vô lương tâm của một bộ phận người dân khiến lòng tin về con người ngày càng thấp. Tháng 06/2011, tình cảnh tương tự cũng diễn ra ở vòng xoay ngã năm An Dương Vương. Tên cướp không thành công khi giật túi xách vì bị người đàn ông quyết liệt giành lại. Nhưng, cuối cùng, người đàn ông đó cũng bị mất hết tiền trong giỏ xách, khi tiền rớt hết xuống mặt đường và rất nhiều người dân nhảy vào hôi của.
Hoặc trước đó 2 tháng, thay vì chạy ra giúp đỡ người bị nạn, nhiều người dân ở huyện Nghi Lộc, Nghệ An đã chạy ra “hôi” dưa hấu, khi một chiếc xe tải chở dưa hấu bị lật ngang. Chưa hết, tháng 07 năm nay, sau khi một chiếc xe tải chở 60 két bia Sài Gòn đỏ bị tai nạn gần ngã tư Bà Điểm, Quận 12. Thay vì tới giúp tài xế gom những chai bia chưa vỡ để người đó đỡ bị cơ quan chủ quản đền tiền, thì nhiều người có mặt gần đó vội chạy tới lật đật nhặt bia rồi mang về nhà trước sự bất lực của tài xế.
Sự vô lương tâm và lòng tham của không ít người thật đáng lên án, nhất là trong cách đối xử khi đồng loại của mình đang gặp hoạn nạn cần giúp đỡ. Một bạn đọc khi thấy cảnh này đã chia sẻ: "Lúc trước thấy tai nạn, mình chạy ra nhặt giỏ giúp cô gái bị nạn nhưng còn bị cô ấy nhìn rất khó chịu, rõ ràng là thấy có vẻ nghi ngờ mình. Nhưng thôi kệ, mình giúp người ta sẽ có ngày gặp may mắn khác, chứ nếu ai cũng vô tâm đứng nhìn thì xã hội sẽ đi về đâu?"
Quỳnh Như (Theo Báo Đất Việt)
Anh Chính đang giải trình.
Sáng nay, tin tức về một giám đốc công ty xây dựng tên Vũ Trường Chính bị móc túi giữa ngã tư lớn tại quận 3 tràn ngập trên mặt báo. Điều đọng lại sau mẩu tin đó, không phải là chuyện bọn cướp quá táo tợn – mà là lòng tham bất tận của con người.
Do có việc cần phải giao dịch, anh Vũ Trường Chính, sinh năm 1969 đang tạm trú ở Phú Nhuận mới mang 50 triệu đồng, toàn tờ mệnh giá 500 ngàn ở trong túi rồi đi xuống quận trung tâm. Khoảng 9h15 phút sáng, lúc đến giao lộ Bà Huyện Thanh Quan – Võ Văn Tần, phường 6, quận 3, lúc ông dừng lại chờ tín hiệu giao thông, thì 4 đối tượng đi trên 2 xe gắn máy kè sát hai bên của ông Chính.
Đầu tiên, người ngồi phía sau phía bên tay phải thọc tay vào túi quần để móc cọc tiền. Theo phản xạ, ông Chính liền buông tay ga xe máy, chụp tay kẻ cướp. Dù tên cướp không lấy được tiền, cố gắng tẩu thoát nhưng cục tiền 50 triệu đồng rớt xuống đường, vung vãi khắp nơi.
Người đàn ông thẩn thờ đi lượm tiền vào 6/2011.
Nghe tiếng truy hô của ông Chính, một số người chạy ra hỗ trợ vây bắt bọn cướp, tuy nhiên vẫn có một số người thay vì giúp đỡ mọi người bắt cướp, lại chạy tới nhặt tiền rồi… biến mất. Sau khi tàn cuộc, ông Chính chỉ nhận lại có 30,5 triệu đồng, do một số người tốt bụng nhặt giúp rồi đưa lại.
Còn 19,5 triệu đồng đã bay theo những người đi đường vô lương tâm khác. Trong vụ việc này, người ta chẳng biết đâu là cướp đâu là dân thường? Vì bọn cướp đã thất bại, không lấy đồng nào, thậm chí còn để lại một chiếc xe máy nhưng tiền thì vẫn cứ mất.
Trong khi, nhiều người dân, dù không tự tay cướp túi tiền ông Chính, nhưng họ đã lấy tiền của ông. Khổ chủ vẫn đang đứng đó, tiền là của ông Chính chứ không phải của rơi vô chủ, hành động của nhiều người đi đường tham lam đó chẳng khác nào ăn cướp.
Tuy ranh giới giữa cái thiện và ác rất mong manh nhưng không thể phủ nhận tiền ai làm ra cũng rất cực khổ. Có thể nói, tất cả người dân tham gia lượm tiền và sáng nay, không nhiều thì ít hẳn trong đầu sẽ vang lên câu hỏi: "Nên lượm tiền bỏ chạy hay đưa lại cho khổ chủ?". Với nhiều người dân lao động chân tay vất vả, chỉ cần nhặt được khoảng 4 tờ, đã bằng cả một tháng lương của họ, lo cho gia đình được bao nhiêu thứ.
Mà theo họ, đây cũng không phải là hành động phi pháp gì. Thêm nữa, tiền rơi nhiều như vậy hẳn người ta rất giàu, mất có vài tờ cũng chẳng sao. Chính vì ai cũng mang suy nghĩ đó nên khi nhặt tiền họ không có cảm giác tội lỗi. Họ hẳn cũng không nghĩ rằng có khi đó là số tiền dành dụm để: trả nợ, trả tiền viện phí,... của khổ chủ. Thế nên, thay vì lao vào đánh nhau với bọn cướp, thì họ dừng lại cúi xuống nhặt tiền và bỏ đi.
Người dân đang "hôi" dưa hấu.
Còn với vài người khác những người đã giúp đỡ ông Chính thật sự. Đúng là họ cũng thích tiền thật đấy, nhưng rõ ràng đây không phải là tiền của họ. Thêm nữa, người ta đang bị nạn, lấy tiền của họ nữa quả là quá tàn nhẫn. Chắc chắn, lương tâm của họ sẽ cắn rứt ghê gớm nếu mang tiền này về nhà. Không thể giúp bắt cướp thì thôi, ít ra họ cũng nên làm gì đó cho đồng loại gặp hoạn nạn.
Điều đáng buồn là đây chẳng phải lần đầu, sự vô lương tâm của một bộ phận người dân khiến lòng tin về con người ngày càng thấp. Tháng 06/2011, tình cảnh tương tự cũng diễn ra ở vòng xoay ngã năm An Dương Vương. Tên cướp không thành công khi giật túi xách vì bị người đàn ông quyết liệt giành lại. Nhưng, cuối cùng, người đàn ông đó cũng bị mất hết tiền trong giỏ xách, khi tiền rớt hết xuống mặt đường và rất nhiều người dân nhảy vào hôi của.
Hoặc trước đó 2 tháng, thay vì chạy ra giúp đỡ người bị nạn, nhiều người dân ở huyện Nghi Lộc, Nghệ An đã chạy ra “hôi” dưa hấu, khi một chiếc xe tải chở dưa hấu bị lật ngang. Chưa hết, tháng 07 năm nay, sau khi một chiếc xe tải chở 60 két bia Sài Gòn đỏ bị tai nạn gần ngã tư Bà Điểm, Quận 12. Thay vì tới giúp tài xế gom những chai bia chưa vỡ để người đó đỡ bị cơ quan chủ quản đền tiền, thì nhiều người có mặt gần đó vội chạy tới lật đật nhặt bia rồi mang về nhà trước sự bất lực của tài xế.
Sự vô lương tâm và lòng tham của không ít người thật đáng lên án, nhất là trong cách đối xử khi đồng loại của mình đang gặp hoạn nạn cần giúp đỡ. Một bạn đọc khi thấy cảnh này đã chia sẻ: "Lúc trước thấy tai nạn, mình chạy ra nhặt giỏ giúp cô gái bị nạn nhưng còn bị cô ấy nhìn rất khó chịu, rõ ràng là thấy có vẻ nghi ngờ mình. Nhưng thôi kệ, mình giúp người ta sẽ có ngày gặp may mắn khác, chứ nếu ai cũng vô tâm đứng nhìn thì xã hội sẽ đi về đâu?"
Quỳnh Như (Theo Báo Đất Việt)