T
T$
Guest
(ThuVienBao.com) - Dự báo được nhắc đến nhiều nhất sau thảm họa 11/3 là thiệt hại kinh tế, tiếp đến là những nguy cơ liên quan đến khủng hoảng hạt nhân và tác động chính trị lâu dài với Nhật. Nhưng trong mọi kịch bản, vẫn có những tia hy vọng với đất nước Mặt Trời mọc.
Sóng thần hung dữ ầm ầm tiến vào khu dân cư ở thành phố Natori, thuộc quận Miyagi, miền bắc Nhật.
Sóng thần khổng lồ tái diễn: Nhật Bản có thể sẽ tiếp tục phải hứng chịu những dư chấn có cường độ mạnh – Cơ quan Khí tượng Nhật Bản (JMA) hôm qua cảnh báo và kêu gọi người dân tiếp tục cảnh giác. Theo JMA, cho đến tối 22/3, cơ quan này đã phát hiện hơn 60 dư chấn ở khu vực phía đông Nhật Bản, với cường độ đo được cao hơn 4 độ. Các dư chấn đang ngày càng thưa hơn nhưng các dư chấn có cường độ cao bằng hoặc hơn 7 độ vẫn có thể xảy ra. Các dư chấn mạnh có thể làm đổ những căn nhà đã bị phá hủy bởi thảm họa động đất và sóng thần vừa qua hoặc tạo ra các đợt sóng thần khổng lồ khác.
Các nhà khoa học cho rằng trong thảm hoạ hôm 11/3, con đê được xây để bảo vệ nhà máy Fukushima khỏi nạn sóng thần đã phải chịu đựng một cú sốc tương đương với 1.000 chiếc máy bay Boeing 747 cùng lao vào một lúc. Cơn sóng thần cao đến 14m đã nhấn chìm hệ thống làm nguội của nhà máy. Được hoàn thành vào năm 2009, đê chắn này có chiều sâu 20m và được sách Kỷ lục Guinness công nhận là đê chắn sóng sâu nhất thế giới. Phần thân đê cao tới 8m so với mặt nước biển. Lượng xi măng sử dụng để làm con đê này lên tới 7 triệu m3. Trước thảm họa động đất và sóng thần vừa qua, con đê này kéo dài từ phía Bắc tới phía Nam của vịnh Kamaisshi, với chiều dài lên tới 2km. Tuy nhiên, sau thảm họa, có khoảng 800m thân đê về phía Bắc đã bị phá hủy. Phần còn lại cũng bị tàn phá nặng nề.
Thiệt hại kinh tế hơn 300 tỷ USD: Ngân hàng thế giới (WB) dự báo Nhật Bản có thể thiệt hại 235 tỷ USD do thảm họa (tương đương 4% GDP), trong khi Chính phủ Nhật Bản ước tính thiệt hại do động đất có thể lên đến từ 15.000-25.000 tỷ yên (185-308 tỷ USD). Hôm nay, Bộ trưởng Kinh tế Kaoru Yosano sẽ có báo cáo về con số thiệt hại kinh tế tại cuộc họp nội các.
Các thảm họa thiên tai ở Nhật Bản cũng sẽ ảnh hưởng đến phần còn lại của châu Á, nhưng hiện vẫn còn quá sớm để đưa ra các ước tính chi phí đối với khu vực. Về trung hạn, tác động lớn nhất là đối với lĩnh vực thương mại và tài chính. Tuy nhiên, tờ Financial Times của Anh nhận định: Tác động này sẽ sớm chấm dứt và châu Á sẽ vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng bình quân 8%/năm, trừ phi xảy ra một thảm họa hạt nhân cực lớn ở Nhật Bản. Dù chiếm 6% tổng GDP toàn cầu, kinh tế Nhật Bản không còn quan trọng đối với châu Á như trước đây. Ngoài ra, kinh tế Nhật Bản sẽ nhanh chóng phục hồi. Ivailo Izvorski, chuyên gia phụ trách Đông Á tại WB, dự đoán tác động kinh tế của trận động đất tại Nhật Bản tới châu Á sẽ chỉ kéo dài 2-3 tháng.
Chi phí khổng lồ làm sạch hạt nhân: Theo các chuyên gia, cuộc khủng hoảng hạt nhân ở Fukushima sẽ để lại vấn đề làm sạch hạt nhân đối với Nhật Bản và công việc này sẽ kéo dài nhiều năm, thậm chí nhiều thập kỷ với chi phí rất lớn. "Tăng trưởng GDP thật sự của Nhật Bản sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực đến giữa năm nay. Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế có thể tăng trong những quý sau nhờ những nỗ lực tái thiết mà có thể kéo dài 5 năm", WB cho biết trong Báo cáo cập nhật tình hình kinh tế khu vực Đông Á và Thái Bình Dương. Tuy nhiên, nhiều nhà phân tích cho rằng WB có thể quá lạc quan và trong đánh giá đã bỏ qua nhiều vấn đề hiện thực, thời gian 5 năm tái thiết là không thực hiện được. Cuộc khủng hoảng hạt nhân xuất phát từ các nhà máy điện hạt nhân bị hư hại do ảnh hưởng của động đất và sóng thần đã làm tình hình trở nên phức tạp hơn và tác động sẽ phụ thuộc vào thời gian giải quyết vấn đề kéo dài trong bao lâu.
Phóng xạ hạt nhân từ Nhật Bản đã "bay" tới Châu Âu, dù chỉ là một lượng rất nhỏ. Theo Reuters, đã phát hiện phóng xạ tại thủ đô của Aixơlen và đây là lần đầu tiên chất phóng xạ được cho là phát tán từ các sự cố hạt nhân ở Nhật Bản được phát hiện ở Châu Âu. Trong khi đó, quan chức cấp cao thuộc Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) James Lyons cho biết phóng xạ vẫn tiếp tục phát tán từ nhà máy điện hạt nhân bị hư hại do thảm họa động đất và sóng thần ở Nhật Bản, song chưa rõ chính xác nguồn phát tán của phóng xạ này. Bộ Y tế Nhật Bản sáng 23/3 cho biết chất phóng xạ vượt giới hạn cho phép đã được phát hiện trong sữa tươi chưa qua xử lý và 11 loại rau củ tại các khu vực gần nhà máy điện hạt nhân bị hư hại. WHO ngày 21/3 đã cảnh báo tình hình thực phẩm nhiễm xạ ở Nhật Bản là nghiêm trọng. Pháp đã thúc giục Ủy ban Châu Âu áp đặt việc "kiểm soát mang tính hệ thống" đối với việc nhập khẩu các sản phẩm tươi sống từ Nhật Bản vào EU.
Cảnh báo vấn đề năng lượng: Năng lượng sẽ chi phối khả năng hồi phục của kinh tế NB, trong bối cảnh mà nguồn năng lượng hạt nhân, cung ứng cho một phần ba nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của NB, đang gặp vấn đề và nguồn dầu thô nhập khẩu, cung cấp cho 60% còn lại, cũng có nguy cơ bị ảnh hưởng do tình hình bấp bênh tại Trung Đông.Tác động của tình trạng thiếu năng lượng sẽ vô cùng to lớn, không chỉ đối với Nhật – nơi hoạt động kinh tế đang tạm thời bị tê liệt – mà còn ảnh hưởng dây chuyền đến cả thế giới.
Công ty Điện lực Tokyo (TEPCO), đơn vị quản lý Nhà máy Điện hạt nhân Fukushima I, vừa thông báo TEPCO đang cân nhắc xây dựng các nhà máy điện chạy bằng khí đốt để đảm bảo nguồn cung cấp điện năng ổn định trong mùa Hè tới. Sau thảm họa động đất và sóng thần vừa qua, TEPCO đang thúc giục việc khôi phục các nhà máy nhiệt điện đã bị đóng cửa để bổ sung thêm khoảng 5 triệu KW điện trong tháng 3/2011. Tuy nhiên, cho dù nếu tất cả các nhà máy nhiệt điện này có hoạt động trở lại, Nhật Bản vẫn sẽ thiếu khoảng 8 triệu KW điện trong mùa Hè tới do nhu cầu sử dụng điều hòa không khí tăng cao.
Nhật Bản sẽ vượt qua cuộc khủng hoảng hạt nhân vì có đội ngũ con người chuyên nghiệp và quả cảm
Mối lo hạt nhân – không quá nghiêm trọng: Người đứng đầu Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) Yukiya Amano cho rằng Nhật Bản sẽ vượt qua cuộc khủng hoảng hạt nhân vì có đội ngũ con người chuyên nghiệp và quả cảm, trong khi công nghệ cao đã được ứng dụng trong xây dựng các lò phản ứng hạt nhân. Theo ông, cuộc khủng hoảng tại nhà máy Fukushima "rất khó" có thể biến thành một thảm họa kiểu Chernobyl tại Ucraina năm 1986 vì cuộc khủng hoảng này không phải do lỗi con người hay lỗi thiết kế gây ra (giống như trường hợp Chernobyl), mà là do thảm họa thiên nhiên vượt quá sức tưởng tượng. Hơn nữa, các lò phản ứng tại nhà máy Fukushima đã tự động ngừng vận hành khi mặt đất bị rung chuyển, vì vậy, không gây ra phản ứng dây chuyền. Ngoài ra, do mẫu thiết kế và cơ cấu khác nhau, nên rất khó có khả năng lặp lại sự cố Chernobyl tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima.
Theo giới chuyên gia, các lò phản ứng tại Nhà máy điện hạt nhân Fukushima thuộc loại lò phản ứng nước sôi. Lớp thứ nhất – hợp kim Zirconium ngăn cách nguyên liệu phóng xạ với bên ngoài, được đặt trong một bình chứa áp suất. Bình chứa này nằm trong lớp bảo vệ thứ ba là một bình thép chịu lực có dạng là một khối vỏ dày hình cầu đóng kín và làm bằng vật liệu thép cực bền. Lớp bảo vệ thứ ba sẽ được đóng kín để lõi dù nóng chảy nhưng không làm rò rỉ phóng xạ. Sau khi lõi bị nóng chảy, sẽ cần một khoảng thời gian để các chất phóng xạ trung gian phân hủy và các chất phóng xạ ổn định bên trong khoang chứa. Người ta sẽ dần khôi phục hệ thống làm mát, các nguyên liệu hạt nhân sẽ nguội về nhiệt độ kiểm soát được và đông lại dưới dạng rắn. Công việc cuối cùng là sửa chữa và tháo dỡ nhà máy điện này. Như vậy, lò phản ứng hạt nhân Fukushima I đã và sẽ không bị rò rỉ đáng kể trong tương lai.
Cơ hội chính trị: Tỷ lệ ủng hộ nội các của Thủ tướng Naoto Kan đã mạnh so với cuộc thăm dò ngày 3/3 – báo chí trong nước đưa tin. Tờ The Economist của Anh ngày 22/3 cho rằng thảm hoạ ngày 11/3 có những tác động chính trị lâu dài đối với Nhật Bản. Trước thảm họa, Thủ tướng Kan gặp khó khăn nghiêm trọng, tỷ lệ ủng hộ của ông đã giảm xuống mức đã làm nhiều thủ tướng trước đây mất việc, các quan chức chính trị cao cấp của Đảng Dân chủ (DPJ) thậm chí còn công khai tính đến việc thay thế Thủ tướng Kan bằng một nhân vật khác được ưa chuộng hơn. Nhưng rõ ràng là Thủ tướng Kan đã thực hiện việc đối phó với thảm hoạ tương đối tốt, hình ảnh của ông đã được cải thiện đáng kể. Nếu vấn đề hạt nhân không xấu đi, ông có thể sẽ tại vị đủ lâu để giám sát việc đối phó trước mặt cũng như bắt đầu công cuộc tái thiết, phục hồi. Ngoài ra, Nhật Bản là một nền kinh tế mạnh và trận động đất sẽ không tác động lớn tới vai trò của Nhật Bản trên thương trường quốc tế.
Sóng thần hung dữ ầm ầm tiến vào khu dân cư ở thành phố Natori, thuộc quận Miyagi, miền bắc Nhật.
Sóng thần khổng lồ tái diễn: Nhật Bản có thể sẽ tiếp tục phải hứng chịu những dư chấn có cường độ mạnh – Cơ quan Khí tượng Nhật Bản (JMA) hôm qua cảnh báo và kêu gọi người dân tiếp tục cảnh giác. Theo JMA, cho đến tối 22/3, cơ quan này đã phát hiện hơn 60 dư chấn ở khu vực phía đông Nhật Bản, với cường độ đo được cao hơn 4 độ. Các dư chấn đang ngày càng thưa hơn nhưng các dư chấn có cường độ cao bằng hoặc hơn 7 độ vẫn có thể xảy ra. Các dư chấn mạnh có thể làm đổ những căn nhà đã bị phá hủy bởi thảm họa động đất và sóng thần vừa qua hoặc tạo ra các đợt sóng thần khổng lồ khác.
Các nhà khoa học cho rằng trong thảm hoạ hôm 11/3, con đê được xây để bảo vệ nhà máy Fukushima khỏi nạn sóng thần đã phải chịu đựng một cú sốc tương đương với 1.000 chiếc máy bay Boeing 747 cùng lao vào một lúc. Cơn sóng thần cao đến 14m đã nhấn chìm hệ thống làm nguội của nhà máy. Được hoàn thành vào năm 2009, đê chắn này có chiều sâu 20m và được sách Kỷ lục Guinness công nhận là đê chắn sóng sâu nhất thế giới. Phần thân đê cao tới 8m so với mặt nước biển. Lượng xi măng sử dụng để làm con đê này lên tới 7 triệu m3. Trước thảm họa động đất và sóng thần vừa qua, con đê này kéo dài từ phía Bắc tới phía Nam của vịnh Kamaisshi, với chiều dài lên tới 2km. Tuy nhiên, sau thảm họa, có khoảng 800m thân đê về phía Bắc đã bị phá hủy. Phần còn lại cũng bị tàn phá nặng nề.
Thiệt hại kinh tế hơn 300 tỷ USD: Ngân hàng thế giới (WB) dự báo Nhật Bản có thể thiệt hại 235 tỷ USD do thảm họa (tương đương 4% GDP), trong khi Chính phủ Nhật Bản ước tính thiệt hại do động đất có thể lên đến từ 15.000-25.000 tỷ yên (185-308 tỷ USD). Hôm nay, Bộ trưởng Kinh tế Kaoru Yosano sẽ có báo cáo về con số thiệt hại kinh tế tại cuộc họp nội các.
Các thảm họa thiên tai ở Nhật Bản cũng sẽ ảnh hưởng đến phần còn lại của châu Á, nhưng hiện vẫn còn quá sớm để đưa ra các ước tính chi phí đối với khu vực. Về trung hạn, tác động lớn nhất là đối với lĩnh vực thương mại và tài chính. Tuy nhiên, tờ Financial Times của Anh nhận định: Tác động này sẽ sớm chấm dứt và châu Á sẽ vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng bình quân 8%/năm, trừ phi xảy ra một thảm họa hạt nhân cực lớn ở Nhật Bản. Dù chiếm 6% tổng GDP toàn cầu, kinh tế Nhật Bản không còn quan trọng đối với châu Á như trước đây. Ngoài ra, kinh tế Nhật Bản sẽ nhanh chóng phục hồi. Ivailo Izvorski, chuyên gia phụ trách Đông Á tại WB, dự đoán tác động kinh tế của trận động đất tại Nhật Bản tới châu Á sẽ chỉ kéo dài 2-3 tháng.
Chi phí khổng lồ làm sạch hạt nhân: Theo các chuyên gia, cuộc khủng hoảng hạt nhân ở Fukushima sẽ để lại vấn đề làm sạch hạt nhân đối với Nhật Bản và công việc này sẽ kéo dài nhiều năm, thậm chí nhiều thập kỷ với chi phí rất lớn. "Tăng trưởng GDP thật sự của Nhật Bản sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực đến giữa năm nay. Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế có thể tăng trong những quý sau nhờ những nỗ lực tái thiết mà có thể kéo dài 5 năm", WB cho biết trong Báo cáo cập nhật tình hình kinh tế khu vực Đông Á và Thái Bình Dương. Tuy nhiên, nhiều nhà phân tích cho rằng WB có thể quá lạc quan và trong đánh giá đã bỏ qua nhiều vấn đề hiện thực, thời gian 5 năm tái thiết là không thực hiện được. Cuộc khủng hoảng hạt nhân xuất phát từ các nhà máy điện hạt nhân bị hư hại do ảnh hưởng của động đất và sóng thần đã làm tình hình trở nên phức tạp hơn và tác động sẽ phụ thuộc vào thời gian giải quyết vấn đề kéo dài trong bao lâu.
Phóng xạ hạt nhân từ Nhật Bản đã "bay" tới Châu Âu, dù chỉ là một lượng rất nhỏ. Theo Reuters, đã phát hiện phóng xạ tại thủ đô của Aixơlen và đây là lần đầu tiên chất phóng xạ được cho là phát tán từ các sự cố hạt nhân ở Nhật Bản được phát hiện ở Châu Âu. Trong khi đó, quan chức cấp cao thuộc Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) James Lyons cho biết phóng xạ vẫn tiếp tục phát tán từ nhà máy điện hạt nhân bị hư hại do thảm họa động đất và sóng thần ở Nhật Bản, song chưa rõ chính xác nguồn phát tán của phóng xạ này. Bộ Y tế Nhật Bản sáng 23/3 cho biết chất phóng xạ vượt giới hạn cho phép đã được phát hiện trong sữa tươi chưa qua xử lý và 11 loại rau củ tại các khu vực gần nhà máy điện hạt nhân bị hư hại. WHO ngày 21/3 đã cảnh báo tình hình thực phẩm nhiễm xạ ở Nhật Bản là nghiêm trọng. Pháp đã thúc giục Ủy ban Châu Âu áp đặt việc "kiểm soát mang tính hệ thống" đối với việc nhập khẩu các sản phẩm tươi sống từ Nhật Bản vào EU.
Cảnh báo vấn đề năng lượng: Năng lượng sẽ chi phối khả năng hồi phục của kinh tế NB, trong bối cảnh mà nguồn năng lượng hạt nhân, cung ứng cho một phần ba nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của NB, đang gặp vấn đề và nguồn dầu thô nhập khẩu, cung cấp cho 60% còn lại, cũng có nguy cơ bị ảnh hưởng do tình hình bấp bênh tại Trung Đông.Tác động của tình trạng thiếu năng lượng sẽ vô cùng to lớn, không chỉ đối với Nhật – nơi hoạt động kinh tế đang tạm thời bị tê liệt – mà còn ảnh hưởng dây chuyền đến cả thế giới.
Công ty Điện lực Tokyo (TEPCO), đơn vị quản lý Nhà máy Điện hạt nhân Fukushima I, vừa thông báo TEPCO đang cân nhắc xây dựng các nhà máy điện chạy bằng khí đốt để đảm bảo nguồn cung cấp điện năng ổn định trong mùa Hè tới. Sau thảm họa động đất và sóng thần vừa qua, TEPCO đang thúc giục việc khôi phục các nhà máy nhiệt điện đã bị đóng cửa để bổ sung thêm khoảng 5 triệu KW điện trong tháng 3/2011. Tuy nhiên, cho dù nếu tất cả các nhà máy nhiệt điện này có hoạt động trở lại, Nhật Bản vẫn sẽ thiếu khoảng 8 triệu KW điện trong mùa Hè tới do nhu cầu sử dụng điều hòa không khí tăng cao.
Nhật Bản sẽ vượt qua cuộc khủng hoảng hạt nhân vì có đội ngũ con người chuyên nghiệp và quả cảm
Mối lo hạt nhân – không quá nghiêm trọng: Người đứng đầu Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) Yukiya Amano cho rằng Nhật Bản sẽ vượt qua cuộc khủng hoảng hạt nhân vì có đội ngũ con người chuyên nghiệp và quả cảm, trong khi công nghệ cao đã được ứng dụng trong xây dựng các lò phản ứng hạt nhân. Theo ông, cuộc khủng hoảng tại nhà máy Fukushima "rất khó" có thể biến thành một thảm họa kiểu Chernobyl tại Ucraina năm 1986 vì cuộc khủng hoảng này không phải do lỗi con người hay lỗi thiết kế gây ra (giống như trường hợp Chernobyl), mà là do thảm họa thiên nhiên vượt quá sức tưởng tượng. Hơn nữa, các lò phản ứng tại nhà máy Fukushima đã tự động ngừng vận hành khi mặt đất bị rung chuyển, vì vậy, không gây ra phản ứng dây chuyền. Ngoài ra, do mẫu thiết kế và cơ cấu khác nhau, nên rất khó có khả năng lặp lại sự cố Chernobyl tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima.
Theo giới chuyên gia, các lò phản ứng tại Nhà máy điện hạt nhân Fukushima thuộc loại lò phản ứng nước sôi. Lớp thứ nhất – hợp kim Zirconium ngăn cách nguyên liệu phóng xạ với bên ngoài, được đặt trong một bình chứa áp suất. Bình chứa này nằm trong lớp bảo vệ thứ ba là một bình thép chịu lực có dạng là một khối vỏ dày hình cầu đóng kín và làm bằng vật liệu thép cực bền. Lớp bảo vệ thứ ba sẽ được đóng kín để lõi dù nóng chảy nhưng không làm rò rỉ phóng xạ. Sau khi lõi bị nóng chảy, sẽ cần một khoảng thời gian để các chất phóng xạ trung gian phân hủy và các chất phóng xạ ổn định bên trong khoang chứa. Người ta sẽ dần khôi phục hệ thống làm mát, các nguyên liệu hạt nhân sẽ nguội về nhiệt độ kiểm soát được và đông lại dưới dạng rắn. Công việc cuối cùng là sửa chữa và tháo dỡ nhà máy điện này. Như vậy, lò phản ứng hạt nhân Fukushima I đã và sẽ không bị rò rỉ đáng kể trong tương lai.
Cơ hội chính trị: Tỷ lệ ủng hộ nội các của Thủ tướng Naoto Kan đã mạnh so với cuộc thăm dò ngày 3/3 – báo chí trong nước đưa tin. Tờ The Economist của Anh ngày 22/3 cho rằng thảm hoạ ngày 11/3 có những tác động chính trị lâu dài đối với Nhật Bản. Trước thảm họa, Thủ tướng Kan gặp khó khăn nghiêm trọng, tỷ lệ ủng hộ của ông đã giảm xuống mức đã làm nhiều thủ tướng trước đây mất việc, các quan chức chính trị cao cấp của Đảng Dân chủ (DPJ) thậm chí còn công khai tính đến việc thay thế Thủ tướng Kan bằng một nhân vật khác được ưa chuộng hơn. Nhưng rõ ràng là Thủ tướng Kan đã thực hiện việc đối phó với thảm hoạ tương đối tốt, hình ảnh của ông đã được cải thiện đáng kể. Nếu vấn đề hạt nhân không xấu đi, ông có thể sẽ tại vị đủ lâu để giám sát việc đối phó trước mặt cũng như bắt đầu công cuộc tái thiết, phục hồi. Ngoài ra, Nhật Bản là một nền kinh tế mạnh và trận động đất sẽ không tác động lớn tới vai trò của Nhật Bản trên thương trường quốc tế.