9 nữ sinh vụ cựu hiệu trưởng mua dâm bây giờ ra sao?

Jolie

Member
[h=2]Những nạn nhân, người liên quan trong vụ án "Sầm Đức Xương" (Hà Giang) vẫn đang cố gượng dậy sau những "vết nhơ" khó gột rửa. Họ vẫn đang hàng ngày đương đầu, đối mặt với sự kỳ thị của dư luận.[/h]
“Dù thế nào, H. vẫn là mầm sống của tôi"
x.jpg
Anh Công và cụ V..
Hai nhân vật "chủ chốt" dẫn dắt các nữ sinh vào đường dây "mua trinh" học trò là Nguyễn Thị Thanh Th. và Nguyễn Thuý H. một thời bị coi là những kẻ tội đồ, là những "má mì" phố núi. Trong suốt quá trình tố tụng, Th. và H. đã phải trải qua những thời gian kinh hoàng nhất trong trại giam, đối mặt với những phiên toà "đình đám" nhất.
Quá khứ đã khép lại, Nguyễn Thị Thanh Th. may mắn hơn cả trong 9 nạn nhân của vụ án bởi đã thoả nguyện ước mơ khi bước vào giảng đường đại học. Còn lại 8 nạn nhân, mỗi người một ngả, một số phận. Đối với Nguyễn Thúy H., cho tới tận bây giờ, cô mới có thể "tạm yên" với mái ấm gia đình nhỏ. Nhưng đằng sau đó là cả một hành trình gắng gượng để sống, để làm lại cuộc đời sau những sai lầm trong quá khứ.
Gia đình Nguyễn Thúy H. vẫn chưa thể quên được ký ức, khoảng thời gian đau buồn nhất khi nghe tin H. bị bắt vì tội môi giới mại dâm. Người sốc nhất không ai khác là bố mẹ H., và những người thân trong gia đình đang sinh sống tại thị trấn Vị Xuyên (huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang).
H. bị bắt và tạm giam ngay ngày 5/9/2009 - đúng vào ngày khai giảng, khi đang theo học tại lớp 11E trường THPT Việt Lâm. Vợ chồng anh Xuân, chị Huệ tuyệt vọng khi nghe hung tin. Cánh cổng tương lai dường như khép lại đối với H., gia đình thì chìm trong đau đớn lặng lẽ, mặc cảm và xấu hổ với bạn bè, khu phố.
Sinh ra tại huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang, sau một thời gian, để thuận lợi trong công việc, vợ chồng anh Xuân đã chuyển về thị trấn Việt Lâm để công tác. Hai vợ chồng đều là giáo viên, anh Xuân dạy học tại Việt Lâm còn chị Huệ dạy học tại xã Linh Hồ (Vị Xuyên) cách nhà hơn 10km. Cuộc sống mưu sinh đã khiến anh chị ít có thời gian quan tâm đến cô con gái út tên H., nên điều gì xảy ra đã xảy ra. H. bê trễ việc học hành, đàn đúm cùng bạn bè xấu và trượt dài.
Những ngày H. bị bắt, gia đình anh Xuân cũng chạy vạy, cầu cứu khắp nơi để mong con được "thoát nạn". Dù rất giận vì những tội lỗi mà H. gây ra, nhưng vợ chồng chị cũng không vì thế mà bỏ mặc đứa con tội nghiệp. Suốt thời gian H. bị giam giữ cho đến khi xét xử và được tự do đó là những quãng thời gian chị Huệ lần lượt trải qua những cung bậc cảm xúc khác nhau: hụt hẫng - thấp thỏm - vỡ oà trong niềm vui sướng. Những cảm giác được ôm đứa con tội nghiệp trong vòng tay khiến chị Huệ không khỏi nghẹn ngào: "Dẫu nó có như thế nào thì trong suy nghĩ của tôi và gia đình, H. vẫn chỉ là đứa trẻ, là đứa con tôi đã mang nặng đẻ đau, là mầm sống của cuộc đời tôi".
Ngày ấy... bây giờ
Chúng tôi tới tổ 8 thị trấn Việt Lâm, nơi có người cậu tên Công và bà của H. đang sinh sống. Những cơn mưa nặng hạt trút xuống cũng chẳng thể xoá hết những ngột ngạt sau những ngày nắng nóng kéo dài.
Anh Công bảo từ ngày gia đình xảy ra chuyện, gia đình cũng mệt mỏi lắm. Bởi những lời đàm tiếu từ ngoài xã hội ít nhiều đã trở thành rào cản rất lớn đối với H.. "Nhưng cũng rất may, ông trời còn thương nó. Hiện H. đã có một mái ấm gia đình, có một đứa con nhỏ để chăm sóc, để quên đi quá khứ đau buồn".
Trong suốt thời gian nói chuyện với anh Công, PV cứ bị ám ảnh bởi vẻ tiều tụy của bà ngoại nữ sinh H.. Hỏi ra mới biết cụ đã ngót nghét 80 tuổi. Theo lời anh Công, suốt trong thời gian H. bị bắt và bị đưa ra xét xử, cụ cứ nằng nặc đòi lên tỉnh để thăm cháu. Nhưng nghĩ cụ đã cao tuổi, nên gia đình lựa lời khuyên nhủ để cụ ở nhà. Quãng thời gian ấy, cứ gặp ai trong khu thị trấn là cụ lại hỏi: "Cháu tôi bao giờ mới được về? Tôi nhờ xe các chú, các bác lên thăm nó được không?". Nhìn cảnh tượng ấy, chẳng ai có thể cầm nổi nước mắt.
Kể về nữ sinh H., anh Công cũng thoáng chút ngập ngừng. Bởi dẫu sao, nỗi đau quá khứ của cô cháu dại dột cũng là nỗi đau chung của gia đình. Trong câu chuyện giữa anh và những vị khách không mời này vẫn xen lẫn hình ảnh cụ già tóc bạc phơ, thỉnh thoảng lấy khăn lau những giọt nước mắt đang nhòa trên đôi mắt đã đục màu của thời gian. Ngập ngừng một lát, anh Công nói; "Mẹ tôi đã bị tai biến, giờ chỉ suốt ngày ngồi như vậy, nhưng mẹ tôi vẫn cảm nhận được những gì tôi và các anh đang nói đấy".
Từ ngày được trả tự do, H. về nhà chăm sóc bà và các cháu nhỏ của anh Công. Anh Công cho biết, những ngày mới về H. luôn lảng tránh tất cả mọi người, sống khép kín khác hẳn với bản tính sôi nổi trước đó. "Bị áp lực tâm lý, nên một thời gian sau, gia đình cho H. tiếp tục đi học nhưng H. cũng không thể trụ vững để tiếp tục học hành", anh công chia sẻ.
Cũng trong thời gian H. ở nhà anh Công, được gia đình động viên chăm sóc, tinh thần H. đã phấn chấn trở lại. Sau đó, H. đã kết hôn với một thanh niên cùng thị trấn. Mặc dù biết quá khứ của H. nhưng người chồng hiện tại vẫn một mực yêu thương và chăm sóc H.. Kết quả của một tình yêu thực sự sau những đổ vỡ trong cuộc đời được vực dậy bởi một đứa con gái kháu khỉnh.
Kể về những hạnh phúc giản đơn của H., ánh mắt anh Công sáng lên những tia hy vọng. Anh cũng chỉ mong sao cô cháu có được một hạnh phúc như bao người phụ nữ khác. Trong câu chuyện kể với chúng tôi, anh Công cũng cho biết thêm, để có được mái ấm hiện tại, H. đã phải trải qua sự kỳ thị, rồi những bất hạnh dồn dập đổ xuống đầu đôi vợ chồng trẻ. Song được sự động viên giúp đỡ của gia đình cuộc sống của H. cũng dần tạm ổn.
"Nói là tạm ổn thôi, chứ cuộc sống vợ chồng chúng nó khó khăn lắm anh ạ. Chồng cũng chỉ làm nghề tự do, H. thì đang nuôi con nhỏ nên kinh tế chật vật lắm. Cứ nghĩ lại thương chúng nó. Biết tâm lý con trẻ nên gia đình thường xuyên gọi vợ chồng nó về nhà chăm nom, săn sóc", anh Công tâm sự.
Theo Người Đưa Tin













 
Back
Top