T
T$
Guest
(ThuVienBao.com) -
SSIS gây nhiều bất mãn cho phe đối lập
Bộ trưởng nội vụ Ai Cập Mansour al-Issawi giải tán cơ quan an ninh nội địa, vốn bị cho là xâm hại nhân quyền hàng chục năm qua.
Cơ quan điều tra an ninh nhà nước SSIS sẽ được thay thế bằng một "Lực lượng An ninh Quốc gia" mới.
Cơ quan này sẽ có nhiệm vụ "bảo vệ mặt trận trong nước và chống khủng bố," theo lời ông Issawi.
Hoạt động của SSIS từng tạo ra cuộc nổi dậy của dân chúng hạ bệ tổng thống Hosni Mubarak hồi tháng trước.
Các cơ quan này bị cáo buộc là sử dụng bạo lực để dẹp các cuộc biểu tình ở quảng trường Tahrir ở Cairo.
Ít nhất 365 người chết trong 18 ngày loạn lạc.
Hồi đầu tháng những người biểu tình đã vào trụ sở và các văn phòng của cơ quan này ở một vài thành phố như Cairo và Alexandria, sau khi có tin rằng hồ sơ bị hủy.
Họ tìm thấy nhiều đống giấy tờ bị xé.
Lãnh đạo SSIS bị bắt và bị điều tra có ra lệnh giết những người biểu tình chống chính phủ hay không.
Thêm 47 nhân viên bị bắt giữ vì nghi ngờ đã phá hủy bằng chứng.
Tra tấn
Hôm thứ Ba, ông Issawi thông báo rằng tất cả chi nhánh hành chính và văn phòng của Cơ quan điều tra an ninh nhà nước tại tất cả các tỉnh bị giải tán.
Cơ quan mới là Lực lượng An ninh Quốc gia sẽ "phục vụ dân tộc mà không can thiệp vào cuộc sống của các công dân hay quyền của họ được thực thi quyền chính trị," theo hãng tin chính thống Mena trích lời ông Issawi.
Họ nói nhân viên cho cơ quan mới này sẽ được tuyển lựa trong vài ngày tới.
Người ta phát hiện thấy nhiều hồ sơ bị hủy trong các văn phòng SSIS
SSIS từng có ít nhất 100.000 nhân viên, nổi tiếng là dùng mọi phương tiện để giữ ông Mubarak ở lại quyền lực trong hơn 30 năm qua.
Các nhóm nhân quyền ghi nhận hàng trăm vụ tra tấn và bạo hành do các nhân viên của SSIS thực hiện, cũng như các vụ bắt giữ và giam giữ tự tiện.
Các phương pháp tra tấn của họ bao gồm treo nạn nhân lên bằng cổ tay hay cổ chân, đánh bằng gậy kim loại, dùng điện giật, tấn công tình dục, bao gồm cả kê giao.
Thủ tướng mới của Ai Cập Issam Sharaf từng cam kết cải tổ SSIS khi nói chuyện trước hàng ngàn người dân ở quảng trường Tahrir.
"Tôi cầu nguyện cho Ai Cập sẽ là đất nước tự do và bộ máy an ninh sẽ phục vụ công dân," ông nói với đám đông.
Lực lượng Huynh đệ Hồi giáo, phe đối lập bị cấm dưới thời Mubarak và nhiều thành viên bị SSIS ngược đãi, nói việc giải tán cơ quan này là "một bước về hướng đúng".
Theo BBC Vietnamese
Bộ trưởng nội vụ Ai Cập Mansour al-Issawi giải tán cơ quan an ninh nội địa, vốn bị cho là xâm hại nhân quyền hàng chục năm qua.
Cơ quan điều tra an ninh nhà nước SSIS sẽ được thay thế bằng một "Lực lượng An ninh Quốc gia" mới.
Cơ quan này sẽ có nhiệm vụ "bảo vệ mặt trận trong nước và chống khủng bố," theo lời ông Issawi.
Hoạt động của SSIS từng tạo ra cuộc nổi dậy của dân chúng hạ bệ tổng thống Hosni Mubarak hồi tháng trước.
Các cơ quan này bị cáo buộc là sử dụng bạo lực để dẹp các cuộc biểu tình ở quảng trường Tahrir ở Cairo.
Ít nhất 365 người chết trong 18 ngày loạn lạc.
Hồi đầu tháng những người biểu tình đã vào trụ sở và các văn phòng của cơ quan này ở một vài thành phố như Cairo và Alexandria, sau khi có tin rằng hồ sơ bị hủy.
Họ tìm thấy nhiều đống giấy tờ bị xé.
Lãnh đạo SSIS bị bắt và bị điều tra có ra lệnh giết những người biểu tình chống chính phủ hay không.
Thêm 47 nhân viên bị bắt giữ vì nghi ngờ đã phá hủy bằng chứng.
Tra tấn
Hôm thứ Ba, ông Issawi thông báo rằng tất cả chi nhánh hành chính và văn phòng của Cơ quan điều tra an ninh nhà nước tại tất cả các tỉnh bị giải tán.
Cơ quan mới là Lực lượng An ninh Quốc gia sẽ "phục vụ dân tộc mà không can thiệp vào cuộc sống của các công dân hay quyền của họ được thực thi quyền chính trị," theo hãng tin chính thống Mena trích lời ông Issawi.
Họ nói nhân viên cho cơ quan mới này sẽ được tuyển lựa trong vài ngày tới.
SSIS từng có ít nhất 100.000 nhân viên, nổi tiếng là dùng mọi phương tiện để giữ ông Mubarak ở lại quyền lực trong hơn 30 năm qua.
Các nhóm nhân quyền ghi nhận hàng trăm vụ tra tấn và bạo hành do các nhân viên của SSIS thực hiện, cũng như các vụ bắt giữ và giam giữ tự tiện.
Các phương pháp tra tấn của họ bao gồm treo nạn nhân lên bằng cổ tay hay cổ chân, đánh bằng gậy kim loại, dùng điện giật, tấn công tình dục, bao gồm cả kê giao.
Thủ tướng mới của Ai Cập Issam Sharaf từng cam kết cải tổ SSIS khi nói chuyện trước hàng ngàn người dân ở quảng trường Tahrir.
"Tôi cầu nguyện cho Ai Cập sẽ là đất nước tự do và bộ máy an ninh sẽ phục vụ công dân," ông nói với đám đông.
Lực lượng Huynh đệ Hồi giáo, phe đối lập bị cấm dưới thời Mubarak và nhiều thành viên bị SSIS ngược đãi, nói việc giải tán cơ quan này là "một bước về hướng đúng".
Theo BBC Vietnamese