T
T$
Guest
Algeria bãi bỏ tình trạng khẩn trương kéo dài đã 19 năm để nhượng bộ phe đối lập với ý định tránh cho chính phủ của Tổng Thống Abdelazis Bouteflica khỏi bị một làn sóng nổi dậy lan tràn khắp thế giới Ả Rập lật đổ.
Sắc lệnh của Tổng Thống bãi bỏ đại luật này hôm Thứ Năm khi nó được đăng trên công báo của chính phủ.
Chấm dứt luật về tình trạng khẩn trương là một trong những đòi hỏi của các tổ chức đối lập khi thực hiện các cuộc biểu tình phản đối hằng tuần tại thủ đô của Algeria, nhằm mô phỏng các cuộc nổi dậy tại Ai Cập và lân quốc Tunisia.
Dự luật vừa kể được áp đặt 19 năm trước đây để giúp giới hữu trách tranh đấu chống các phiến quân Hồi Giáo nhưng trong mấy năm vừa qua các cuộc bạo động đã giảm bớt và những người chỉ trích chính phủ nói rằng sắc luật về tình trạng khẩn trương được sử dụng để đàn áp các quyền tự do chính trị.
Bãi bỏ sắc luật này là một thay đổi theo lời ông Bouteflica hứa sau khi xảy ra nhiều tuần lễ biểu tình chống chính phủ. Nhân dân Algeria bày tỏ sự phản đối trước tỷ lệ thất nghiệp cao và giá thực phẩm tăng trong các cuộc biểu tình tương tự như ở Tunisia và Ai Cập đã lật đổ giới lãnh đạo.
Chính phủ Algeria do quân đội hậu thuẫn áp đặt tình trạng khẩn trương lần đầu vào ngày mùng 9 tháng Hai năm 1992, ngày được đánh dấu như là lúc khởi đầu của cuộc nội chiến tại Algeria.
Sắc lệnh của Tổng Thống bãi bỏ đại luật này hôm Thứ Năm khi nó được đăng trên công báo của chính phủ.
Chấm dứt luật về tình trạng khẩn trương là một trong những đòi hỏi của các tổ chức đối lập khi thực hiện các cuộc biểu tình phản đối hằng tuần tại thủ đô của Algeria, nhằm mô phỏng các cuộc nổi dậy tại Ai Cập và lân quốc Tunisia.
Dự luật vừa kể được áp đặt 19 năm trước đây để giúp giới hữu trách tranh đấu chống các phiến quân Hồi Giáo nhưng trong mấy năm vừa qua các cuộc bạo động đã giảm bớt và những người chỉ trích chính phủ nói rằng sắc luật về tình trạng khẩn trương được sử dụng để đàn áp các quyền tự do chính trị.
Bãi bỏ sắc luật này là một thay đổi theo lời ông Bouteflica hứa sau khi xảy ra nhiều tuần lễ biểu tình chống chính phủ. Nhân dân Algeria bày tỏ sự phản đối trước tỷ lệ thất nghiệp cao và giá thực phẩm tăng trong các cuộc biểu tình tương tự như ở Tunisia và Ai Cập đã lật đổ giới lãnh đạo.
Chính phủ Algeria do quân đội hậu thuẫn áp đặt tình trạng khẩn trương lần đầu vào ngày mùng 9 tháng Hai năm 1992, ngày được đánh dấu như là lúc khởi đầu của cuộc nội chiến tại Algeria.