T
T$
Guest
James Robbins Phóng viên Ngoại giao, BBC
Anh Quốc có vẻ đang ở thế đuối trên thế giới. Có phải đó là điều chúng ta đang làm? Nên làm? Hay nó chính là thực tế cho thấy quốc gia này đang mất phương hướng về chính sách ngoại giao?
Vài tuần qua đã xuất hiện hàng loạt báo cáo quốc hội và cũng nhiều bình luận không kém, chỉ ra đủ mọi cáo buộc thất bại:
[h=2]Vị trí của Anh Quốc[/h]Anh Quốc có vẻ thực sự ở vị trí tốt để có thể đóng vai trò lớn hơn trên trường quốc tế so với kích thước lãnh thổ hay số dân của nó.
Nhìn vào bản đồ thế giới có thể thấy Anh Quốc ở khu vực khá thuận lợi: không quá nóng, không quá lạnh, nằm vắt ngang qua kinh tuyến Greenwich và cũng là nơi đặt chuẩn thời gian của thế giới.
Thành London (City of London), trung tâm kinh tài của Anh Quốc Thành London là trung tâm kinh tài hoạt động không ngừng nghỉ qua cả múi giờ châu Âu và châu Á.
London cũng vẫn có mặt khi New York bắt đầu khởi động. Không ai có thể phủ nhận rằng London là thành phố quốc tế phi thường, với sắc dân và văn hóa đa dạng nhất trong số các đô thị lớn.
Lãnh đạo Anh cũng thấy thích thú trước việc chúng ta là những người canh giữ thứ ngôn ngữ toàn cầu – tiếng Anh.
Chúng ta cũng có lợi nhờ mạng lưới người nói tiếng Anh rộng lớn trong khối Thịnh vượng chung mà không một thứ ngôn ngữ nào khác có thể địch nổi, cũng như qua các cơ sở, hiệp hội nghề nghiệp và giới lãnh đạo chính trị.
Lịch sử Anh Quốc – cả chiến tranh lẫn hoàng gia – trở thành một trong những quốc gia mạnh nhất trên toàn cầu.
Đứng ở lề phải của cuộc chiến lịch sử năm 1945, Anh nắm một trong năm quyền phủ quyết duy nhất của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.
Anh Quốc cũng có ghế trong khối quyền lực tối cao, trong đó có nhóm G7 và G20, gồm các nền kinh tế lớn mạnh đã được thiết lập từ lâu và cả các nền kinh tế mới trỗi dậy.
[h=2]Anh có hành động tương xứng với sức mạnh của mình?[/h]Có thể nói là không. Ủy ban Ngoại giao của Hạ nghị viện gần đây báo cáo rằng Anh Quốc đã cắt giảm số nhân viên ngoại giao được gửi ra nước ngoài, cùng lúc với tăng cường cơ quan đại diện ở các thành phố nước ngoài, khiến nhân sự bị trải ra quá mỏng.
Tệ hơn thế, ngày càng ít các nhà ngoại giao có thể nói thông thạo tiếng nước ngoài, đặc biệt trong khối Nga và Ả Rập, hai loại ngôn ngữ mà Anh Quốc phải đối diện với nhiều mối đe dọa lớn nhất.
Khoảng 4% trường cấp trung học cơ sở ở Anh dạy tiếng Ả Rập, thường được coi là môn học thêm
[h=2]Tiếng Ả Rập ở Anh[/h]
Nhiều sứ quán lệ thuộc lớn hơn vào nhân viên địa phương trong việc giám sát và dịch lại báo chí, phát thanh và truyền hình.
Các nhà ngoại giao lo ngại rằng Bộ Ngoại giao sẽ không còn thu hút được những sinh viên xuất sắc, sáng giá nhất do ít có cơ hội tuyển dụng các vị trí ở nước ngoài hơn.
Vậy có phải gánh nặng về món nợ khổng lồ đã khiến Anh Quốc đưa thương mại lên thành ưu tiên trong danh sách, đồng thời phải trả giá bằng kiểu ngoại giao quảng bá các giá trị của người Anh?
Chính quyền Anh phủ nhận đa số ý kiến này. Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, họ nói, chưa từng xuất hiện ở nhiều quốc gia đến vậy.
Các văn phòng mới, đặc biệt là ở châu Á và Mỹ Latinh, mang lại lời hứa tăng trưởng nhờ xuất khẩu cho Anh Quốc.
Tái tập trung vào giảng dạy tiếng Anh sẽ khôi phục sự thiếu hụt kỹ năng ở trong nước.
[h=2]Tiếng nói của Anh có trọng lượng hay không?[/h]
Bà Merkel hiện nắm vị trí chủ chốt trong chính trường châu Âu Tiếng nói của Anh có trọng lượng trên nhiều diễn đàn cấp cao quốc tế.
Nhưng vị thế không yên của chúng ta về quan hệ thành viên với Liên minh châu Âu có vẻ đã gây ra hậu quả.
Nó giúp thủ tướng Đức Angela Merkel nắm lấy vị trí lãnh đạo chính trị ở châu Âu, đặc biệt là đối với Nga và Ukraine.
Với nhiều người nước ngoài, một nước Anh bấp bênh, chật vật cả trong nội bộ với chủ nghĩa dân tộc Scotland và chủ nghĩa vùng miền nước Anh, khiến Liên hiệp Anh phải chú tâm vào những vấn đề bên trong hơn.
[h=2]Mất phương hướng trong chính sách ngoại giao?[/h]
Đây là câu hỏi gây tranh cãi lớn nhất. Anh có vẻ như đang bối rối sau những lần can thiệp vào các vấn đề ở nước ngoài.
Can thiệp quân sự toàn diện từng được thực thi ở Iraq và Afghanistan. Can thiệp quân sự một phần đã được thử nghiệm ở Libya, và rồi không can thiệp gì ở Syria.
Nay luồng dư luận của người dân và quốc hội đi ngược chiều với ý kiến cho sử dụng sức mạnh của Anh Quốc.
Nó cũng gây ra thế khó cho Anh khi tham gia các vụ tấn công quân sự đối với dân quân Nhà nước Hồi giáo ở Iraq, mà không ở Syria.
Điều này không thực sự làm phiền lòng đồng minh của chúng ta, nhưng nó cũng có thể cho thấy nỗi lo chung trước việc nước Anh tự nghi ngờ vai trò của chính mình trên thế giới.
Theo BBC Vietnamese
- 10 tháng 3 2015
Vài tuần qua đã xuất hiện hàng loạt báo cáo quốc hội và cũng nhiều bình luận không kém, chỉ ra đủ mọi cáo buộc thất bại:
- Rằng Bộ Ngoại giao phải chịu cắt giảm kinh phí nặng nề tới mức không thể hoàn thành nhiệm vụ
- Hoặc Anh Quốc không còn để tâm tới Nga nữa và cũng lỡ luôn việc chứng kiến Tổng thống Vladimir Putin vẽ lại biên giới châu Âu
- Hay phải tăng cường chi tiêu vào lực lượng vũ trang để tránh biến nước Anh trở thành con hổ không răng
[h=2]Vị trí của Anh Quốc[/h]Anh Quốc có vẻ thực sự ở vị trí tốt để có thể đóng vai trò lớn hơn trên trường quốc tế so với kích thước lãnh thổ hay số dân của nó.
Nhìn vào bản đồ thế giới có thể thấy Anh Quốc ở khu vực khá thuận lợi: không quá nóng, không quá lạnh, nằm vắt ngang qua kinh tuyến Greenwich và cũng là nơi đặt chuẩn thời gian của thế giới.
London cũng vẫn có mặt khi New York bắt đầu khởi động. Không ai có thể phủ nhận rằng London là thành phố quốc tế phi thường, với sắc dân và văn hóa đa dạng nhất trong số các đô thị lớn.
Lãnh đạo Anh cũng thấy thích thú trước việc chúng ta là những người canh giữ thứ ngôn ngữ toàn cầu – tiếng Anh.
Chúng ta cũng có lợi nhờ mạng lưới người nói tiếng Anh rộng lớn trong khối Thịnh vượng chung mà không một thứ ngôn ngữ nào khác có thể địch nổi, cũng như qua các cơ sở, hiệp hội nghề nghiệp và giới lãnh đạo chính trị.
Lịch sử Anh Quốc – cả chiến tranh lẫn hoàng gia – trở thành một trong những quốc gia mạnh nhất trên toàn cầu.
Đứng ở lề phải của cuộc chiến lịch sử năm 1945, Anh nắm một trong năm quyền phủ quyết duy nhất của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.
Anh Quốc cũng có ghế trong khối quyền lực tối cao, trong đó có nhóm G7 và G20, gồm các nền kinh tế lớn mạnh đã được thiết lập từ lâu và cả các nền kinh tế mới trỗi dậy.
[h=2]Anh có hành động tương xứng với sức mạnh của mình?[/h]Có thể nói là không. Ủy ban Ngoại giao của Hạ nghị viện gần đây báo cáo rằng Anh Quốc đã cắt giảm số nhân viên ngoại giao được gửi ra nước ngoài, cùng lúc với tăng cường cơ quan đại diện ở các thành phố nước ngoài, khiến nhân sự bị trải ra quá mỏng.
Tệ hơn thế, ngày càng ít các nhà ngoại giao có thể nói thông thạo tiếng nước ngoài, đặc biệt trong khối Nga và Ả Rập, hai loại ngôn ngữ mà Anh Quốc phải đối diện với nhiều mối đe dọa lớn nhất.
Khoảng 4% trường cấp trung học cơ sở ở Anh dạy tiếng Ả Rập, thường được coi là môn học thêm
[h=2]Tiếng Ả Rập ở Anh[/h]
- Tiếng Ả Rập lần đầu được đưa vào môn học ở cấp GCSE (tương đương trung học phổ thông) năm 2002. Có 3.236 trường hợp đăng ký học ngôn ngữ này trong năm 2012.
- Tiếng Ả Rập lần đầu tiên được đưa vào A-level (dự bị đại học) năm 2002. Có 604 trường hợp đăng ký học ngôn ngữ này trong năm 2012.
- Ả Rập là ngôn ngữ phổ biến thứ tám ở cấp GCSE, và đứng thứ 10 ở A-level
- Ở Anh Quốc, có 15 trường đại học cấp chứng chỉ tiếng Ả Rập
- Chỉ 1% trong số người trưởng thành Anh cho biết có khả năng hội thoại bằng tiếng Ả Rập
Nhiều sứ quán lệ thuộc lớn hơn vào nhân viên địa phương trong việc giám sát và dịch lại báo chí, phát thanh và truyền hình.
Các nhà ngoại giao lo ngại rằng Bộ Ngoại giao sẽ không còn thu hút được những sinh viên xuất sắc, sáng giá nhất do ít có cơ hội tuyển dụng các vị trí ở nước ngoài hơn.
Vậy có phải gánh nặng về món nợ khổng lồ đã khiến Anh Quốc đưa thương mại lên thành ưu tiên trong danh sách, đồng thời phải trả giá bằng kiểu ngoại giao quảng bá các giá trị của người Anh?
Chính quyền Anh phủ nhận đa số ý kiến này. Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, họ nói, chưa từng xuất hiện ở nhiều quốc gia đến vậy.
Các văn phòng mới, đặc biệt là ở châu Á và Mỹ Latinh, mang lại lời hứa tăng trưởng nhờ xuất khẩu cho Anh Quốc.
Tái tập trung vào giảng dạy tiếng Anh sẽ khôi phục sự thiếu hụt kỹ năng ở trong nước.
[h=2]Tiếng nói của Anh có trọng lượng hay không?[/h]
Nhưng vị thế không yên của chúng ta về quan hệ thành viên với Liên minh châu Âu có vẻ đã gây ra hậu quả.
Nó giúp thủ tướng Đức Angela Merkel nắm lấy vị trí lãnh đạo chính trị ở châu Âu, đặc biệt là đối với Nga và Ukraine.
Với nhiều người nước ngoài, một nước Anh bấp bênh, chật vật cả trong nội bộ với chủ nghĩa dân tộc Scotland và chủ nghĩa vùng miền nước Anh, khiến Liên hiệp Anh phải chú tâm vào những vấn đề bên trong hơn.
[h=2]Mất phương hướng trong chính sách ngoại giao?[/h]
Can thiệp quân sự toàn diện từng được thực thi ở Iraq và Afghanistan. Can thiệp quân sự một phần đã được thử nghiệm ở Libya, và rồi không can thiệp gì ở Syria.
Nay luồng dư luận của người dân và quốc hội đi ngược chiều với ý kiến cho sử dụng sức mạnh của Anh Quốc.
Nó cũng gây ra thế khó cho Anh khi tham gia các vụ tấn công quân sự đối với dân quân Nhà nước Hồi giáo ở Iraq, mà không ở Syria.
Điều này không thực sự làm phiền lòng đồng minh của chúng ta, nhưng nó cũng có thể cho thấy nỗi lo chung trước việc nước Anh tự nghi ngờ vai trò của chính mình trên thế giới.
Theo BBC Vietnamese